Thai Nhi Đạp Nhói Bụng Dưới Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Thai Nhi Đạp Nhói Bụng Dưới Có Nguy Hiểm Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 16, 2021

Thai nhi đạp nhói bụng dưới là tình trạng thường gặp ở những tháng cuối của thai kỳ. Vậy tại sao thai nhi lại đạp nhiều vào bụng dưới và thai nhi đạp nhói bụng dưới có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Trường hợp thai nhi đạp nhói bụng dưới

Trên thực tế, việc thai nhi chuyển động hay quẫy đạp trong bụng mẹ đã diễn ra từ những tháng đầu của thai kỳ, nhưng do lúc này, thai nhi còn nhỏ nên mẹ không cảm nhận được, cũng không có cảm giác nhói như những tháng cuối, khi thai nhi đã lớn lên.

Thai nhi đạp nhói bụng dưới
Thai nhi đạp nhói bụng dưới là tình trạng bình thường.

Kể từ tháng thứ 5 trở đi, thai nhi sẽ thường xuyên vận động trong bụng mẹ, việc bé xoay người, vung tay, đạp chân trong tử cung diễn ra liên tục. Đặc biệt hơn, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được việc bé đạp trong bụng mẹ vào buổi tối, lúc đi ngủ. Bởi vì lúc này trẻ đã phát triển hoàn thiện, cử động tay chân cũng linh hoạt hơn nên lực đạp vào tử cung cũng tăng lên. Đây là lý do mà đôi khi mẹ cảm nhận rằng thai nhi đạp nhói bụng dưới.

Bên cạnh đó, khi bước sang tháng thứ 6, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, tần suất bé đạp sẽ tăng lên. Bởi vào giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu có những phản ứng với âm thanh, ánh sáng từ bên ngoài bằng cách cử động, quẫy đạp vào bụng mẹ.

Theo các chuyên gia y tế thì một em bé sẽ đạp vào bụng mẹ trung bình từ 15 – 20 lần/ ngày, đây là hành động tất yếu, tự nhiên để cơ bắp, tay chân của thai nhi tăng trưởng tốt hơn. Do vậy, việc em bé đạp vào bụng mẹ thường xuyên có thể xem là một dấu hiệu tốt, bởi nó thể hiện rằng em bé đang phát triển khỏe mạnh.

Hơn nữa, nếu em bé của bạn đạp ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường cũng không cần quá lo lắng, bởi thời gian vận động của mỗi bé là khác nhau và trẻ thì sẽ nghỉ ngơi đến hơn 17h mỗi ngày, nên đôi khi mẹ không cảm nhận được hết các chuyển động của trẻ trong tử cung.

Theo các chuyên gia y tế thì thai nhi sẽ đạp nhiều hơn vào ban đêm, sau khi mẹ ăn, tập thể dục hay buổi tối khi mẹ đi ngủ. Những tuần cuối thai kỳ, trẻ sẽ giảm việc vận động đi do lúc này tử cung mẹ trở nên chật hơn, không đủ không gian cho thai nhi vận động nữa. Ngoài ra, việc thai nhi không còn đạp vào bụng dưới của mẹ bữa có thể là do trẻ đã quay đầu để chuẩn bị cho việc chào đời. Thường thì những phụ nữ đã từng sinh con sẽ dễ dàng cảm nhận được những “cú đá” và sự thay đổi của thai nhi hơn những chị em lần đầu mang thai.

Thai nhi đạp vào bụng dưới là hiện tượng bình thường, vậy liệu nếu thai nhi đạp nhói bụng dưới liên tục thì có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong phần tiếp theo nhé!

Thai nhi đạp nhói bụng dưới có nguy hiểm không?

Nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi thường xuyên gặp phải hiện tượng thai nhi đạp nhói bụng dưới. Bởi thực tế, việc thai nhi đạp liên tục không phải lúc nào cũng là an toàn. Cụ thể, theo các chuyên gia y tế thì việc thai nhi “vận động” nhiều trong bụng mẹ sẽ là “bình thường” và “nguy hiểm” trong các trường hợp dưới đây:

Thai nhi đạp nhói bụng dưới -1
Thai nhi đạp nhói bụng dưới có thể là vì mẹ ăn quá no.

1. Thai nhi đạp nhói bụng dưới bình thường

Việc thai nhi đạp nhói bụng dưới mẹ bầu sẽ là an toàn trong những nếu xuất phát và lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ nằm nghiêng về bên trái: Khi mẹ nằm nghiêng về bên trái và nằm đúng tư thế thì sẽ cảm thấy thai nhi đạp nhiều hơn, bởi vì lúc này tư thế nghiêng về bên trái sẽ giúp tuần hoàn máu của mẹ được lưu thông, tránh tình trạng chèn ép tử cung, tạo nhiều không gian cho thai nhi hơn, khiến chúng vận động nhiều hơn.
  • Mẹ ăn no: Sau khi ăn no, mẹ sẽ cảm thấy thai nhi “đá bụng” nhiều hơn. Đơn giản vì lúc này dạ dày của mẹ căng tức, gây áp lực với thai nhi, khiến chúng khó chịu nên đá nhiều hơn.
  • Do âm thanh, ánh sáng: Khi bé nghe được âm thanh, ánh sáng từ bên ngoài thì sẽ thường xuyên đá, đạp bụng mẹ, khiến mẹ cảm thấy thai nhi đạp nhói bụng dưới.

2. Trường hợp thai nhi đạp bụng dưới nguy hiểm

Trong trường hợp thai nhi đạp nhói bụng dưới quá nhiều, đặc biệt là vào những tuần cuối thai kỳ, thì mẹ cần hết sức lưu ý, bởi lúc này, hiện tượng này không còn là bình thường mà nó đang cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm xảy đến với trẻ. Cụ thể như:

  • Trẻ bị thiếu oxy do ngạt thở hoặc bị dấy rốn quấn cổ, khiến trẻ cảm thấy khó chịu nên quẫy đạp nhiều hơn để báo cho mẹ. Lúc này mẹ bầu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám cũng như tìm cách giải quyết.
  • Trẻ đạp bụng dưới liên tục vào cuối thai kỳ là dấu hiệu trẻ không quay đầu để chuẩn bị chào đời, lúc này, mẹ sẽ không thể sinh thường mà phải sinh mổ, nên hãy xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhé!
  • Đặc biệt, nếu mẹ cảm nhận rõ ràng những cơn đau ở bụng dưới khi trẻ đạp thì có thể vì mẹ quá gầy hoặc vì mẹ có dấu hiệu sắp sinh. Nên tốt nhất, mẹ bầu hãy đi thăm khám ngay nếu cảm thấy cơn đau kéo dài và khó chịu nhé!

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng thai nhi đạp nhói bụng dưới, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho hành trình làm mẹ của mình. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Phương Nam qua hotline 1800 2222 để được giải đáp chi tiết hơn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

5/5 - (12 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ