Khám Sức Khỏe Đi Nhật Như Thế Nào? Tiêu Chuẩn Ra Sao?

Trang chủ > Dịch Vụ Y Tế > Khám Sức Khỏe Đi Nhật Như Thế Nào? Tiêu Chuẩn Ra Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hiền | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 21, 2021

Nhiều người Việt Nam ngày nay đã đến Nhật Bản để làm việc theo diện xuất khẩu lao động. Trong quá trình làm hồ sơ, khám sức khỏe là khâu vô cùng quan trọng, quyết định ứng viên có đủ điều kiện sang Nhật hay không. Vậy khám sức khỏe đi Nhật như thế nào? Tiêu chuẩn được xuất khẩu lao động Nhật Bản ra sao? Xem ngay bài viết này để tìm hiểu nhé!

Điều kiện sức khỏe cần có để được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

kham-suc-khoe-di-nhat-1
Để được sang Nhật làm việc bạn phải đạt tiêu chí về sức khỏe

Đối với người có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản, khám sức khỏe đạt điều kiện là yếu tố mang tính tiên quyết. Theo đó, người lao động phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Điều kiện về ngoại hình

Người lao động tham gia tuyển chọn phải đáp ứng được những tiêu chí về cân nặng, chiều cao như:

  • Lao động nam: 160cm/ khoảng 50kg.
  • Lao động nữ: 150cm/ khoảng 45kg.

Điều kiện về sức khỏe

Khi người lao động mắc 1 trong 13 nhóm bệnh dưới đây sẽ bị cấm đi Nhật:

  • Bệnh tiêu hóa.
  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh hô hấp.
  • Bệnh nội tiết.
  • Bệnh thận – tiết niệu.
  • Bệnh thần kinh.
  • Bệnh ở cơ quan sinh dục.
  • Bệnh xương khớp.
  • Bệnh tâm thần.
  • Bệnh răng hàm mặt.
  • Bệnh về mắt.
  • Bệnh tai mũi họng.
  • Bệnh da liễu.

Nhìn chung, người lao động khám sức khỏe đi Nhật phải có thể trạng phù hợp với ngành nghề, không bị dị tật hay mắc bệnh mãn tính, truyền nhiễm. Phụ nữ có thai cũng không được xuất khẩu lao động Nhật.

Thời gian đi khám sức khỏe tốt nhất?

Theo kinh nghiệm, người lao động nên khám sức khỏe đi Nhật vào buổi sáng. Vì những thời điểm còn lại trong ngày khá đông đúc, bạn phải chen lấn và chờ đợi lâu. Đặc biệt là các bạn ở xa cơ sở y tế, khi khám vào buổi sáng bạn có thể đón xe về ngay trong ngày, giúp bản thân tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, có nhiều cò mồi tại bệnh viện, tìm cách lôi kéo người lao động bỏ tiền ra để thăm khám nhanh chóng hơn. Bạn nên cảnh giác với những đối tượng này nhé. Chỉ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và cán bộ tư vấn. Để khám sức khỏe toàn diện thông thường chỉ mất khoảng 2 – 3 tiếng.

Đi khám sức khỏe xuất khẩu lao động Nhật Bản cần chuẩn bị những gì?

kham-suc-khoe-di-nhat-2
Bạn không nên uống rượu bia, hút thuốc trước khi thăm khám

Người lao động cần mang theo ảnh 4×6 khi khám sức khỏe đi Nhật và lưu ý thêm những vấn đề dưới đây:

  • Nếu bạn đi khám vào buổi sáng, trước khi thực hiện không nên ăn, dùng món ngọt, uống sữa hay nước tăng lực.
  • Mọi người nên uống nhiều nước lọc. Với nữ thì không nên ăn trứng vì có thể khiến kết quả bị sai lệch.
  • Trường hợp bạn phải di chuyển bằng xe khách hoặc xe bus đến nơi thăm khám thì không nên dùng thuốc chống say xe.
  • Không được hút thuốc, uống rượu bia, thức đêm hay làm tổn hại sức khỏe trước 1 ngày khám sức khỏe xuất khẩu lao động.
  • Nếu bạn đang bị suy nhược cơ thể, ốm cũng không nên đi khám.

Danh mục khám sức khỏe xuất khẩu lao động Nhật Bản ra sao?

Danh mục khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động gồm:

  • Khám thể lực tổng quát: Tim mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao.
  • Khám nội tổng quát: Đo thị lực, khám nội, tai mũi họng, da liễu – dị ứng, răng hàm mặt.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang tim phổi thẳng, điện tâm đồ.
  • Xét nghiệm máu.

Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm những phương pháp chẩn đoán khác.

Hiện nay, quy trình khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động gồm các bước:

  • Người lao động sẽ được công ty đưa đến bệnh viện làm thủ tục khám sức khỏe.
  • Dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế, người lao động sẽ nhận mẫu giấy khám sức khỏe đi Nhật và điền đầy đủ thông tin vào.
  • Tiến hành nộp lệ phí khám sức khỏe.
  • Nhân viên y tế của bệnh viện hướng dẫn làm xét nghiệm, khám nội tổng quát, chụp X-quang,…
  • Kết quả khám sức khỏe sẽ được gửi về sau 1 – 2 ngày.

Các vấn đề phát sinh khi khám sức khỏe xuất khẩu lao động Nhật Bản

Trong quá trình khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Đa khoa Phương Nam sẽ chỉ ra một số vấn đề điển hình và hướng giải quyết cụ thể như sau:

kham-suc-khoe-di-nhat-4
Khi khám sức khỏe xuất khẩu lao động sẽ có nhiều vấn đề phát sinh

Về cân nặng, chiều cao

Đối tác thường yêu cầu người lao động sang Nhật có chiều cao > 1m60 với nam và > 1m50 với nữ. Không có tiêu chuẩn cụ thể cho cân nặng nhưng thể trạng phải khỏe mạnh, đừng quá gầy hay béo phì. Nhiều bạn thắc mắc trong quá trình khám chiều cao bị thấp hơn 1 – 2 cm. Lúc này bạn cần xác định lại chiều cao thật của mình, nếu kết quả sai lệch thì nên yêu cầu khám lần nữa.

Các bệnh về mắt

Thị lực

Bác sĩ thường đo thị lực theo thang điểm 10. Thị lực được 8/10 trở lên thì được coi là tốt. Một số bạn dù trước đó không mắc phải vấn đề gì về mắt nhưng lại bị kết luận kém. Nếu gặp phải trường hợp này, có khả năng bạn không phát hiện ra mắt mình bị kém hoặc trong quá trình chờ đợi, đi lại, ăn uống chưa tốt dẫn đến tình trạng hoa mắt. Cũng có khả năng vì mất bình tĩnh mà bạn đọc sai chữ cái theo yêu cầu của bác sĩ, làm kết quả kém đi.

Do đó khi khám mắt bạn cần giữ bình tĩnh. Nếu thấy mắt có vấn đề bạn hãy đề nghị khám lại lần nữa để đảm bảo nhận được kết quả chính xác. Trường hợp kết quả khám lại vẫn kém, bạn nên xin đơn thuốc để cải thiện thị lực. Nếu bạn thật sự bị cận, công ty xuất khẩu lao động sẽ đưa ra quyết định cụ thể tùy vào mức độ.

Mù màu

Có những lao động bị mù một màu hay nhiều màu. Đây là bệnh lý liên quan đến khả năng phân biệt màu sắc. Thông thường, bạn vẫn được kết luận đủ điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nếu bị mù màu. Trong form sức khỏe sẽ ghi rõ bạn bị rối loạn sắc giác. Đến nay, bệnh mù màu gần như không chữa trị được. Tuy nhiên, để hoàn tất hồ sơ đi xuất khẩu lao động Nhật thì đây là yếu tố không bắt buộc.

Loạn thị

Loạn thị có thể xảy ra kết hợp với viễn thị hoặc cận thị, thường xuất hiện từ lúc mới sinh. Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách. Ứng viên phải chọn điều trị bằng phẫu thuật hoặc dùng kính tùy vào kết luận của bác sĩ chuyên môn.

Bệnh truyền nhiễm hoặc mãn tính

Tùy vào bệnh lý đang mắc phải, người lao động sẽ được tư vấn điều trị hoặc bị từ chối cấp giấy khám sức khỏe đi Nhật, cụ thể như sau:

  • Viêm gan B và HIV: Những trường hợp này sẽ không được chấp nhận đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
  • Một số bệnh ngoài da, truyền nhiễm,… vẫn có thể chữa trị được khi phát hiện trong quá trình khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động.
  • Nếu người lao động mắc các bệnh lý mãn tính hay liên quan đến hệ nội tiết như men gan cao, viêm phổi, tiểu đường,… có khả năng chữa trị được. Bạn có thể khám lại sau khi kết thúc liệu trình. Nếu các chỉ số trong diện cho phép hoặc khỏi bệnh bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trường hợp bệnh chuyển nặng, không khỏi thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa chữa trị ngay.
  • Bạn sẽ không được cấp giấy khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động nếu có tiền sử lao phổi.
  • Người lao động mắc bệnh về hệ tuần hoàn, tim mạch sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán và quyết định của bác sĩ xem có đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động hay không.
  • Phụ nữ có thai sẽ không được cho phép đi xuất khẩu lao động. Nếu kết quả sai lệch có thể xin khám lại.

Khám sức khỏe đi Nhật ở đâu?

Hiện nay, các công ty xuất khẩu lao động thường liên kết với các cơ sở y tế để thăm khám cho ứng viên. Cũng có trường hợp người lao động tự đi thăm khám. kham-suc-khoe-di-nhat-5

Nhìn chung, dù khám bệnh dưới hình thức nào cũng cần chọn bệnh viện, phòng khám uy tín, được Sở Y Tế cấp phép hoạt động, đáp ứng đủ những tiêu chí dưới đây:

  • Quy trình thăm khám an toàn, khoa học, đầy đủ các bước. Có nhiều gói khám sức khỏe đi Nhật phù hợp với mục đích và nhu cầu của bạn.
  • Có máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, đa dạng các chuyên khoa để đảm bảo việc thăm khám diễn ra thuận lợi, mang đến kết quả chính xác.
  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ tài giỏi, giàu kinh nghiệm, tận tình, chu đáo, trực tiếp thăm khám và tư vấn.
  • Chi phí phải chăng, công khai, minh bạch, không phát sinh thêm. Thủ tục thăm khám thực hiện nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.

Bị cận có đi xuất khẩu Nhật Bản được không?

Ứng viên bị tật khúc xạ trên thực tế sẽ gặp nhiều bất tiện trong lao động cũng như cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc ứng viên sẽ mất cơ hội đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Một số ngành nghề sẽ cho phép tiếp nhận người lao động bị cận, nhưng phải đảm bảo những điều kiện bổ sung như:

  • Thị lực ít nhất 8/10 có thể tham gia đơn hàng lắp ráp các linh kiện điện tử.
  • Thị lực từ 6/10 trở lên đủ điều kiện để đăng ký đơn hàng như chế biến cơm hộp, nông nghiệp,…

Khi thị lực không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhiều ứng viên đã đến cơ sở y tế mổ cận. Phương án mổ cận sẽ giúp sinh hoạt hàng ngày trở nên thuận lợi hơn và hỗ trợ bạn có khả năng được chọn xuất khẩu lao động. Tuy nhiên hãy thận trọng khi lựa chọn cơ sở y tế mổ cận.

Chúng ta vừa tìm hiểu về việc khám sức khỏe đi Nhật xuất khẩu lao động. Mong rằng đã giúp ích cho mọi người, từ đó nhận được kết quả thăm khám thật tốt, thuận lợi hoàn tất hồ sơ đi Nhật. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ