Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 27, 2022
Mục Lục Bài Viết
Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không? Hầu hết mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ gặp triệu chứng đau đầu ngực. Bạn có thể thấy đau đớn, căng tức lúc mặc áo ngực hoặc ngực trở nên rất nhạy cảm khi chạm vào. Đó là một trong những dấu hiệu phổ biến để nhận biết chị em có tin vui. Nhằm giải đáp thắc mắc đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không một cách cụ thể hơn, bạn hãy tìm hiểu thêm về hiện tượng này nhé:
Hiện tượng đau đầu nhũ hoa
Tình trạng đau đầu nhũ hoa sẽ khiến bạn cảm thấy nặng nề, thường bắt đầu từ tuần thứ 4 hoặc 6 và kéo dài đến tháng thứ 3 do sự gia tăng của hai loại Hormone là Estrogen và Progesterone. Vậy đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không? Nhiều phái đẹp gặp hiện tượng ngực đau nhức, mềm khi có thai. Đây được xem là bước chuẩn bị quan trọng giúp ngực thực hiện chức năng tạo sữa cho em bé sau này.
Bạn sẽ thấy rõ các tĩnh mạch ở vùng da ngực khi cấn thai. Nhũ hoa cũng trở nên sậm màu và lớn hơn. Sau vài tháng, đầu nhũ hoa, quầng vú sẽ gặp tình trạng gia tăng kích thước và sắc tố đậm màu. Ngoài ra, một số nốt sần trắng nhỏ li ti cũng xuất hiện trên núm vú. Đó chính là những hạt Montgomery – một dạng tuyến sản tinh dầu bình thường để cơ thể người mẹ sẵn sàng cho việc nuôi con.
Tuy nhiên để khẳng định chính xác đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai hay không, bạn cần tìm ra những biểu hiện quan trọng khác như: Ốm nghén, trễ kinh, thử thai que hiện 2 vạch,…
Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai
Sự thay đổi Hormone khi có bầu cũng làm nứt đầu nhũ hoa. Bên cạnh đó, sự phát triển của cơ, mô dưới bầu ngực khi mang thai sẽ khiến ngực căng giãn, gây ngứa, nứt rất khó chịu. Mẹ bầu có làn da khô, vùng nhũ hoa bị viêm hoặc chàm thì lúc mang thai tháng đầu sẽ dễ xuất hiện tình trạng nứt nẻ đầu nhũ hoa. Trường hợp đầu nhũ hoa bị nứt kèm theo triệu chứng sốt thì thai phụ nên đến cơ sở y tế thăm khám.
Thắc mắc đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Bên cạnh hiện tượng căng tức, đau đầu nhũ hoa,… chị em cũng có thể nhận ra một số thay đổi khác ở ngực khi mang thai, cụ thể như sau:
Ngực phát triển lớn hơn
Để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, ngực sẽ phát triển lớn hơn. Bạn sẽ thấy ngực thay đổi kích thước vào thời điểm cấn thai. Đặc biệt, kích thước ngực sẽ thay đổi đáng kể ở những chị em mang thai con đầu lòng. Lúc này, ngực của bạn trông lớn hơn vì các mô phát triển.
Song song đó, bạn sẽ cảm thấy ngứa vì phần da bị dãn ra. Nếu kích thước vòng 1 tăng nhiều, chị em có thể bị rạn, nứt da. Bạn nên chọn áo ngực chuyên dụng cho bà bầu trong thời gian thai nghén để không làm vòng 1 bị đau tức, gò ép đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển của mô ngực.
Ngực tiết sữa non
Sữa non tiết ra sớm hay muộn sẽ tùy vào từng mẹ bầu. Thậm chí có chị em không thấy sữa non tiết ra trong thời gian mang thai. Thông thường ở những tháng cuối thai kỳ, ngực sẽ tiết ra chất lỏng có màu vàng hoặc lớp màng hay chất đóng cục. Nó chính là sữa non. Sữa non rất hữu ích cho em bé mới chào đời, được ví như một liều miễn dịch giúp con yêu tránh gặp bệnh vàng da.
Bên cạnh thắc mắc đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không. Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp thêm câu hỏi khi bị đau nhũ hoa nên làm gì?
Chọn áo ngực phù hợp
Khi mặc áo ngực sai kích thước, nhũ hoa và bầu vú sẽ càng trở nên khó chịu hơn. Mẹ bầu nên chọn áo ngực có những đặc điểm như sau:
Bạn có thể không sử dụng hoặc dùng loại áo ngực mỏng nhẹ vào ban đêm, phù hợp cho việc nghỉ ngơi để tạo ra cảm giác thư giãn và thoải mái. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Sử dụng miếng lót ngực
Để bảo vệ núm vú trước sự cọ xát, va chạm không cần thiết, bạn nên dùng miếng lót ngực (có thể dệt từ tre hoặc được đệm nhiều). Miếng lót cũng có công dụng thấm hút, ngăn không cho sữa mẹ rò rỉ ra ngoài. Đặt miếng lót vào chiếc áo ngực đúng kích cỡ sẽ hỗ trợ cố định tốt hơn, đồng thời bao bọc được hết nhũ hoa. Bên cạnh đó, bạn nên thay miếng lót ngực mới nếu miếng lót cũ đã sử dụng lâu ngày hoặc bị ướt.
Vệ sinh
Uống nhiều nước
Cơ thể sẽ có xu hướng giữ lại nhiều nước hơn khi bị thiếu nước. Điều này dẫn đến hiện tượng sưng và khiến núm vú đau nhức. Bên cạnh đó, nếu thiếu nước da sẽ có biểu hiện nhăn nheo, khô ráp, giảm khối lượng tuần hoàn máu đến tuyến vú. Do đó, việc bổ sung điện giải và nước là điều cần thiết bạn nên làm. Mỗi ngày mẹ bầu nên dùng từ 1,5 – 2,5 lít. Tránh sử dụng thức uống chứa cồn và Caffeine.
Chườm lạnh hoặc chườm đá
Ngoài ra, chị em cũng không nên chủ quan, mà hãy đến cơ sở y tế thăm khám để xác định xem đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không. Bác sĩ sẽ cho bạn biết nguyên nhân thật sự khiến núm vú xuất hiện triệu chứng bất thường, mức độ ảnh hưởng và hướng xử lý phù hợp nhất.
Một số chị em mang thai nhưng ngực không xuất hiện sự thay đổi nào. Thế thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Vì điều này chẳng ảnh hưởng gì đến khả năng nuôi con. Tuy nhiên, phái đẹp cũng nên tìm hiểu về sự giảm sản của ngực hoặc bệnh lý tuyến mô (IGT). Nếu chẳng may gặp phải, bạn hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.