Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 9, 2023
Mục Lục Bài Viết
Tình trạng thai vào tử cung chậm có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Nếu không được theo dõi, phát hiện sớm có thể tác động đến sức khỏe của cả mẹ và bé, cụ thể như sau:
Do cơ địa
Hiện tượng thai vào tử cung chậm có thể xuất phát từ cơ địa của mẹ bầu. Cơ địa của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau. Do đó thời gian thai vào tử cung cũng không giống nhau. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình phôi di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung để làm tổ thường sẽ kéo dài từ 10 – 13 ngày. Điều này dẫn đến hiện tượng chậm kinh khoảng 3 – 5 ngày. Thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng có quy trình thai vào tử cung giống như vậy vì cơ địa khác nhau.
Bất thường ở ống dẫn trứng, vòi trứng
Một số mẹ bầu đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng hoặc vòi trứng trước đó. Điều này có thể khiến ống dẫn trứng nhỏ, hẹp lại hoặc xuất hiện những chướng ngại vật khác, khiến quá trình phôi di chuyển vào tử cung bị cản trở. Vì thế, thời gian thai vào tử cung sẽ chậm hơn so với mẹ bầu có ống dẫn trứng và vòi trứng bình thường.
Thai ngoài tử cung
Đây là nguyên nhân thai vào tử cung chậm nguy hiểm nhất. Tình huống này có thể xảy ra khi phôi thai gặp cản trở trong quá trình di chuyển tại ống dẫn trứng hay vòi trứng. Nó khiến phôi không thể đến thành tử cung thành công. Do đó, thai không làm tổ tại buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài như buồng trứng hay vòi tử cung.
Nếu chị em siêu âm không có dấu hiệu của thai, chưa thấy túi thai trong tử cung dù đã trễ kinh kéo dài đến 20 ngày thì khả năng cao đã bị chửa ngoài tử cung. Bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi nghi ngờ có thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm. Vì lúc này buồng tử cung không bảo vệ thai. Túi thai sẽ vỡ khi thai lớn, khiến máu chảy vào ổ bụng ồ ạt, đe dọa đến tính mạng mẹ bầu.
Trên đây là những nguyên nhân khiến thai vào tử cung chậm. Vậy thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không?
Với thắc mắc thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không? Đáp án chính là mẹ có thể nhận được kết quả chưa xuất hiện thai. Vì lúc này thai vẫn chưa vào tử cung. Trường hợp siêu âm đầu dò không thấy thai dù thử que 2 vạch diễn ra tương đối phổ biến, khiến chị em lo lắng.
Siêu âm đầu dò là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán xác định mang thai. Nó hỗ trợ bác sĩ phát hiện những vấn đề sức khỏe của thai nhi từ sớm.
Thai nhi từ 3 tuần trở xuống chưa có hình dạng nhất định nào, vẫn đang bước vào giai đoạn làm tổ. Mặc dù phôi thai đã hình thành nhưng để túi phôi tiến vào tử cung làm tổ sẽ mất khá nhiều thời gian. Khả năng bố mẹ nhìn thấy thai qua hình ảnh siêu âm là rất thấp. Vì lúc này bào thai vẫn còn rất nhỏ, không thể nhìn ra bằng mắt thường. Do đó vẫn còn quá sớm để làm siêu âm đầu dò lúc thai được 3 tuần.
Lúc thai được 5 – 6 tuần, mẹ bầu có thể nhìn thấy em bé qua hình ảnh siêu âm. Dù lúc này kích thước thai rất nhỏ nhưng đã hoàn chỉnh. Thông qua kỹ thuật siêu âm đầu dò vào tuần thai thứ 5, bác sĩ có thể xác định được em bé đang phát triển ở mức độ nào. Bên cạnh đó sẽ phát hiện ra các triệu chứng bất thường của trẻ để xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Chúng ta đã biết thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không. Vậy thai vào tử cung muộn nhất là bao lâu? Sau khi quá trình thụ tinh kết thúc được 3 – 4 ngày, trứng sẽ đến niêm mạc tại buồng tử cung rồi gắn vào đó ở giai đoạn 8 – 16 tế bào. Tiếp theo, thai trong buồng tử cung sẽ phát triển đến khi đủ tháng. Trên thực tế, phôi thai sẽ mất khoảng 10 – 13 ngày để bắt đầu di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung làm tổ. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng chậm kinh khoảng 3 – 5 ngày.
Thế nhưng cũng có không ít trường hợp mất hơn 13 ngày để thai vào tử cung. Do đó, thời gian chị em bị chậm kinh có thể kéo dài khoảng 5 – 10 ngày. Sau giai đoạn này, chị em có thể dùng que thử thai hoặc tiến hành siêu âm để kiểm tra. Đương nhiên vẫn có trường hợp siêu âm không thể phát hiện thai nhi.
Các bác sĩ cũng chỉ ra nguyên nhân thai vào tử cung chậm có thể là do tuổi thai chênh lệch từ 1 – 2 tuần so với sự phát triển thực tế của em bé. Xét nghiệm Beta-hCG trong nước tiểu và máu sau khoảng 14 ngày kể từ lúc thụ tinh có thể giúp mẹ phát hiện mang thai.
Mang thai ngoài tử cung là trường hợp trứng đã thụ tinh nhưng làm tổ ngoài tử cung, thường gặp nhất ở khu vực ống dẫn trứng. Đôi khi thai ngoài tử cung cũng xảy ra tại khoang bụng hoặc vòi trứng.
Trong cơ thể người mẹ, cơ quan duy nhất phù hợp để chứa thai nhi đang phát triển là tử cung. Vì tử cung có thể mở rộng và kéo dài khi thai nhi lớn lên. Ngược lại, ống dẫn trứng và những cơ quan khác không thể co giãn, linh hoạt như tử cung. Do đó chúng không thể chứa phôi thai, có nguy cơ vỡ ra khi trứng đã thụ tinh phát triển. Vấn đề này sẽ khiến mẹ bầu bị chảy máu, đe dọa đến tính mạng.
Thai ngoài tử cung không thể phát triển, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người mẹ. Vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định bỏ thai. Tùy vào sự phát triển, kích thước của thai và những yếu tố khác, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho chị em dùng thuốc hoặc nội soi, phẫu thuật lấy thai.