Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 3, 2023
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn nhé!
Mục Lục Bài Viết
Xét nghiệm máu cho ra kết quả mang thai sẽ dựa vào sự xuất hiện của Hormone bào thai hCG trong máu. Vì vậy, nó có độ chính xác rất cao. Thế nhưng trường hợp xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy vẫn xảy ra vì các lý do sau đây:
Do bào thai còn quá nhỏ
Hình thức siêu âm có thể cho chúng ta thấy bào thai vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ tính từ thời điểm thụ thai thành công. Lúc này nồng độ hCG trong máu đang ở mức 1100. Làm xét nghiệm nước tiểu hoặc máu trước mốc thời gian này vẫn có thể phát hiện khẳng định thai dựa vào nồng độ Hormone hCG. Thế nhưng vì kích thước thai vẫn còn quá nhỏ nên chưa nhìn thấy khi siêu âm. Do đó, mẹ bầu đừng quá lo lắng nếu siêu âm thai dưới 5 tuần không thấy. Hãy hẹn lịch với bác sĩ để đến siêu âm lại vào thời điểm thai đủ lớn.
Ngược lại, dù hCG đã vượt mức 1100 hoặc thai đã sau tuần thứ 5 nhưng siêu âm vẫn không thấy thì rất có khả năng đó là hiện tượng bất thường. Tuy nhiên cũng có trường hợp là do tính tuần thai bị sai. Mẹ bầu tốt nhất nên chăm sóc sức khỏe thật tốt và đợi thực hiện lại siêu âm ở lần sau.
Do thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy. Tình trạng này sẽ khiến mẹ bầu gặp nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị từ sớm. Những triệu chứng gợi ý thai ngoài tử cung gồm có: Âm đạo tiết dịch màu đen, đau bụng âm ỉ ở vùng dưới rốn,… Chỉ có ở trong môi trường tử cung, thai mới phát hiển bình thường được. Vì thế, bắt buộc phải đình chỉ thai ngoài tử cung sớm để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Do đã hoặc đang bị sảy thai
Nếu làm xét nghiệm máu trước đó phát hiện mang thai nhưng xuất hiện các triệu chứng như ra máu, đau cứng bụng,… thì rất có khả năng đã bị sảy trước khi tiến hành siêu âm. Nồng độ hCG trong máu sẽ giảm xuống khi mẹ bầu sảy thai. Đương nhiên lúc này sẽ không thấy bào thai khi siêu âm.
Sau khi thử thai cho ra kết quả 2 vạch, xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy, bác sĩ sẽ gợi ý thêm những phương pháp kiểm tra chuyên sâu khác:
Tìm vị trí của thai
Nếu nghi ngờ chị em mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các hình thức kiểm tra khác, ví dụ như khám vùng chậu, siêu âm đầu dò, siêu âm thai ngoài tử cung để xác định vị trí của thai. Từ đó có thể đưa ra cách chữa trị cụ thể, phù hợp.
Xác định tuổi thai
Bác sĩ sẽ hỏi chị em kỹ hơn về ngày thụ thai để tiến hành tính tuổi thai chính xác hơn. Qua đó, mẹ bầu sẽ được hẹn lịch siêu âm lại ở tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ để nhận được kết quả rõ ràng hơn.
Chẩn đoán sảy thai
Nếu xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy kèm theo dấu hiệu sảy thai, chị em sẽ được bác sĩ chẩn đoán sảy thai thông qua những bài test khác. Cụ thể gồm có xét nghiệm mô, siêu âm, khám phụ khoa,… để kiểm tra tình trạng thai một cách chính xác.
Xét nghiệm máu chẩn đoán mang thai cần được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín. Nó tương đối đơn giản và mang đến kết quả chính xác. Bác sĩ sẽ dùng mẫu máu của chị em để làm kiểm tra chỉ số Beta-hCG. Sau khoảng 90 phút, bạn sẽ nhận được kết quả.
Sau khoảng 7 – 14 ngày có quan hệ tình dục không an toàn là thời điểm có thể thực hiện xét nghiệm máu chẩn đoán mang thai sớm nhất. Biện pháp này sẽ mang đến những kết quả dưới đây:
Ngoài công dụng giúp bác sĩ chẩn đoán mang thai sớm, cách xét nghiệm máu còn cho mẹ bầu biết thông tin về nhóm máu, phát hiện từ sớm nguy cơ sảy thai, tác nhân gây dị tật bẩm sinh, bệnh viêm gan B, kiểm tra tình trạng thiếu hụt dưỡng chất,…
Nếu xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy thì chị em cũng đừng quá lo lắng. Có thể bạn đã đi thăm khám trước khi thai làm tổ, lúc này túi thai vẫn chưa tiến vào buồng trứng. Bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám lại vào thời điểm phù hợp hơn, để chờ trứng và tinh trùng thụ tinh, tiến về đúng vị trí.
Nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai, bác sĩ sẽ yêu cầu chị em thực hiện những hình thức xét nghiệm khác. Qua đó bác sĩ có thể xác định được vị trí mà thai nhi phát triển. Bạn cũng cần làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ Hormone thai kỳ cũng như theo dõi sự thay đổi của chúng.
Thử que 1 vạch nhưng xét nghiệm máu có thai là sao?
Lý do dẫn đến tình trạng này là vì bạn đã thử que quá sớm. Hàm lượng Hormone hCG do cơ thể sản sinh ra chưa nhiều nên kết quả thử que không chính xác. Nếu thử que sau khi quan hệ tình dục khoảng 10 ngày sẽ mang đến kết quả chính xác hơn.
Thử que 2 vạch xét nghiệm không có thai là sao?
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình gồm có:
Chị em nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được bác sĩ tư vấn, xác định nguyên nhân, đề ra phương hướng xử trí phù hợp nhé.
Dưới đây là các dấu hiệu mang thai sớm chị em cần lưu ý:
Chậm kinh nguyệt
Đây có thể là dấu hiệu dễ nhận biết và rõ ràng nhất. Vì khi quá trình thụ thai diễn ra thành công, lớp niêm mạc tử cung sẽ dần dày lên, góp phần nuôi dưỡng thai thay vì bong, đẩy ra ngoài để tạo thành kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng, chu kỳ kinh không đều cũng xuất hiện ở nhiều chị em phụ nữ. Điều này khiến cách tính ngày không còn chính xác, dễ bị nhầm lẫn với chứng rối loạn kinh nguyệt,
Đau vùng ngực
Hormone sinh dục sẽ nhanh chóng gia tăng khi thụ thai thành công và đang có thai trong giai đoạn đầu. Điều này làm gia tăng lượng máu lưu thông đến bầu ngực. Vì vậy, mẹ bầu có thai ở giai đoạn sớm cũng thường bị đau nhức, sưng ngực kéo dài hơn so với triệu chứng tương tự xuất hiện khi đến ngày hành kinh.
Xuất hiện máu báo thai
Nhiều chị em sẽ gặp tình trạng ra lượng ít máu âm đạo sau khi thụ thai khoảng 10 ngày. Nó còn được gọi là máu báo thai. Kèm theo đó sẽ xuất hiện các cơn đau quặn nhẹ tại vùng bụng. Lý do là vì phôi thai di chuyển vào bên trong tử cung, bám lớp nội mạc tử cung để tiến hành làm tổ. Quá trình này sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết nhẹ với lượng máu rất nhỏ. Vì thế, chị em cần phân biệt với hiện tượng chảy máu do thai bất thường hoặc chu kỳ kinh nguyệt.
Máu báo thai thông thường chỉ làm hồng quần kèm theo dịch âm đạo khi ra. Thế nhưng nếu máu chảy dai dẳng, lượng nhiều kèm với cơn đau quặn bụng thì rất có thể bạn đã bị sảy thai.
Cơ thể mệt mỏi
Khi mang thai, cảm giác mệt mỏi ở cơ thể xuất hiện từ khá sớm, thậm chí là từ những tuần đầu tiên. Lý do là vì sự thay đổi nhanh chóng của Hormone. Bên cạnh đó, cơ thể của mẹ bầu cũng sẽ bị mất đi lượng lớn năng lượng dùng để cung cấp cho thai nhi. Nhau thai đã hình thành đầy đủ sau 12 tuần. Lúc này mẹ cũng quen hơn với những thay đổi có trong cơ thể, từ đó tình trạng mệt mỏi sẽ giảm bớt.
Dấu hiệu ốm nghén
Ước tính có khoảng 80% mẹ bầu gặp phải dấu hiệu ốm nghén trong giai đoạn đầu, cụ thể bao gồm táo bón thường xuyên, đầy hơi, buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn, buồn nôn vào buổi sáng,… Những biểu hiện này chính là dấu hiệu của thai kỳ bình thường. Mẹ cần chú ý nếu chúng biến mất đột ngột trước khi thai lớn.
Buồn ngủ
Thai phụ sẽ có cảm giác buồn ngủ và ngủ nhiều hơn trong ngày. Mẹ bầu hãy ngủ đủ giấc trong không gian dễ chịu, tránh thức khuya.