Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 19, 2022
Ung thư cổ tử cung là một trong các bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới. Ước tính có khoảng 7 – 10 người tử vong mỗi ngày vì bệnh ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ ca bệnh ở Việt Nam cũng đang ở mức báo động. Bệnh lý này có tỷ lệ truyền nhiễm cao thông qua việc quan hệ tình dục, sẽ tác động lớn đến thai nhi nếu mẹ bầu mắc bệnh.
Triệu chứng, biến chứng của bệnh ung thư cổ tử cung ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, gây ra gánh nặng lớn về tài chính. Do đó, chủng ngừa vaccine HPV để phòng chống ung thư cổ tử cung là việc làm vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc xây dựng đời sống tình dục chung thủy, an toàn thì tiêm vaccine được xem là biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung tối ưu nhất. Tuy nhiên, nhiều chị em sau khi tiêm HPV bị chậm kinh. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
Các chuyên gia cho biết không có bất kỳ căn cứ nào cho thấy vaccine HPV tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế chúng ta có thể khẳng định việc chị em bị chậm kinh xuất phát từ nguyên nhân khác. Nó không liên quan đến việc tiêm vaccine HPV. Thế nên, nếu sau khi tiêm HPV bị chậm kinh, bạn cần tìm hiểu kỹ lý do thật sự. Từ đó kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục một cách chính xác và hiệu quả.
Bạn thấy đấy, tiêm HPV bị chậm kinh không phải là do ảnh hưởng từ vaccine. Thế nên, bạn cần nhận biết được nguyên nhân thật sự dẫn đến tình trạng này. Cụ thể gồm có:
Chậm kinh nguyệt do mang thai
Mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chậm kinh ở chị em. Thế nên nếu bạn quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn trước khi tiêm vaccine HPV và bị chậm kinh thì có khả năng là đã mang thai. Tình trạng này không liên quan đến tác dụng của vaccine. Ngoài dấu hiệu chậm kinh, chị em khi mang thai sẽ bị đổ nhiều mồ hôi, nghén, nôn, buồn ngủ thường xuyên,… Để kiểm tra bản thân có mang thai hay không, bạn hãy dùng que thử.
Chậm kinh do tăng hoặc giảm cân quá mức
Việc giảm hoặc tăng cân quá đột ngột cũng ảnh hưởng đến hàm lượng Estrogen trong cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng chậm kinh. Bạn có thể bị chậm từ 2 – 3 tháng, thậm chí mất kinh. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có nhu cầu tăng hoặc giảm cân để tìm được phương pháp khoa học nhất.
Các bệnh phụ khoa gây chậm kinh
Một số bệnh phụ khoa như viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,… cũng có thể khiến bạn bị đau bụng dưới, chậm kinh, kèm theo triệu chứng vùng kín tiết dịch mủ nhầy, dịch vàng hoặc xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Chậm kinh do tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, kháng sinh hoặc vừa đổi sang loại thuốc mới thì đó cũng có thể là tác nhân khiến kinh nguyệt không đều, bị chậm kinh, thống kinh, rong kinh, xuất hiện kinh 2 lần trong 1 tháng,…
Căng thẳng, stress
Tiêm HPV bị chậm kinh là nhận định không đúng. Bạn có thể chậm kinh vì tình trạng stress, căng thẳng. Vì quá trình hình thành kinh nguyệt chịu tác động bởi vùng dưới đồi – nơi tạo ra Estrogen trong chu kỳ kinh. Do đó, bạn nên giữ cho bản thân tinh thần lạc quan, vui vẻ, tích cực để kinh nguyệt không bị rối loạn, chưa được đều đặn.
Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia, chất kích thích, vận động quá sức cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh nguyệt. Nếu sau tiêm HPV bị chậm kinh và bạn vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác thì tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ thăm khám để điều trị đúng cách.
Lưu ý, sau khi tiêm vaccine HPV, chị em có thể gặp một số tác dụng phụ như đau cơ, nổi mề đay, sốt nhẹ, đau đầu, sưng đỏ và đau tại vị trí tiêm,… Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được chữa trị hiệu quả.