Nội soi thanh quản là một trong những phương pháp thăm khám phổ biến, đơn giản và hiệu quả trong việc chẩn đoán, điều trị các vấn đề xảy ra tại vùng thanh quản. Kỹ thuật này thực hiện có đau không? Khi nào bác sĩ sẽ chỉ định làm thủ thuật nội soi thanh quản? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời của những vấn đề trên bạn nhé!
Nội soi thanh quản là một trong những thủ thuật chẩn đoán hình ảnh nhằm kiểm tra chi tiết bên trong họng và thanh quản của người bệnh thông qua một dụng cụ y tế chuyên dụng được đưa sâu vào thanh quản (nằm giữa khí quản với yết hầu) để thu thập hình ảnh.
Thiết bị này thông thường là một tấm gương y khoa hoặc một ống nội soi (cứng hoặc mềm) có gắn camera và đèn chiếu sáng ở đầu. Tùy theo tình trạng mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nội soi khác nhau.
Nội soi thanh quản được nhận xét là một kỹ thuật y tế đơn giản, ít xâm lấn, bạn có thể xuất viện và ra về ngay trong ngày. Thời gian thực hiện thủ thuật thường mất 5 – 20 phút/lần tùy vào phương pháp nội soi mà bệnh nhân chọn.
Chỉ định nội soi thanh quản?
Phương pháp nội soi thanh quản được chỉ định nhằm đánh giá tình trạng bệnh nhân nếu gặp một trong những vấn đề sau:
Ho mạn tính.
Khó nuốt.
Khàn giọng.
Xuất hiện dị vật trong họng.
Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng.
Nuốt đau.
Ho ra máu.
Ngoài ra, phương pháp nội soi thanh quản cũng giúp ích khá nhiều cho những bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư đầu cổ (người nghiện thuốc, nghiện rượu) đặc biệt nếu họ mắc đau họng, khản tiếng hoặc đau tai hơn 2 tuần.
Bên cạnh đó, phương pháp nội soi thanh quản cũng hữu ích để đánh giá đường thở trước khi đặt nội khí quản. Bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp này nếu chảy máu mũi hoặc chấn thương sọ mặt.
Chống chỉ định nội soi thanh quản?
Mặc dù phương pháp nội soi thanh quản mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên chống chỉ định với một số trường hợp sau:
Nghi ngờ bị viêm thanh nhiệt.
Thở rít.
Phù mạch.
Chảy máu mũi chủ động, rối loạn chảy máu không kiểm soát được.
Ở những bệnh nhân bị phù mạch, thở rít, việc kích thích hầu thanh quản có thể làm trầm trọng thêm đường thở. Nếu việc nội soi thanh quản là cần thiết, kỹ thuật này cần được thực hiện trong môi trường được kiểm soát là phòng phẫu thuật với sự hiện diện của bác sĩ chuyên môn đạt kỹ năng xử trí đường thở khó (bao gồm cả kỹ năng phẫu thuật).
Chuẩn bị gì trước khi nội soi thanh quản
Việc chuẩn bị gì trước khi nội soi thanh quản phụ thuộc rất nhiều vào mục đích nội soi, loại ống soi, nơi thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên quy trình này thường bao gồm:
Khai báo: Bệnh nhân cần đảm bảo khai báo chính xác và đầy đủ với bác sĩ về bệnh lý nền, thói quen sinh hoạt, tần suất sử dụng giọng nói, các loại thuốc đang sử dụng (nếu có), thuốc bị dị ứng (nếu có).
Tuân thủ chỉ định: Tuân theo những chỉ định của bác sĩ như: Khám sức khỏe cơ bản, chụp CT cắt lớp, chụp X quang ngực trước khi nội soi.
Không được ăn uống tối thiểu 4 giờ trước khi thực hiện nội soi, có thể uống thuốc cho bệnh mạn tính với ngụm nước nhỏ trước lúc thủ thuật 1 tiếng.
Ngừng một số thuốc mà bác sĩ yêu cầu trong vài ngày trước khi thực hiện nội soi trong trường hợp có sinh thiết.
Sẵn sàng tương tác: Nếu có bất cứ chỗ nào khó hiểu với lời dặn dò của bác sĩ, bệnh nhân cần trao đổi ngay.
Đi cùng người thân: Đối với trường hợp nội soi thanh quản có gây mê thì bệnh nhân cần ở lại bệnh viện để hồi sức và nhờ người thân chăm sóc, đưa về sau đó.
Các loại nội soi họng thanh quản
Thanh quản nằm ở mặt trước của vùng cổ, là khu vực khuất hẹp nối giữa yết hầu và khí quản nên khó tiếp cận. Bệnh lý về thanh quản lại đa dạng với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau nên cũng đòi hỏi phương pháp thăm khám khác nhau cho từng trường hợp. Hiện nay có 2 kỹ thuật nội soi thanh quản là gián tiếp và trực tiếp.
Nội soi thanh quản gián tiếp
Đặc điểm: Đây là hình thức nội soi thanh quản đơn giản nhất, quy trình thực hiện chỉ kéo dài từ 5 – 10 phút/lần. Bác sĩ sẽ xịt thuốc làm tê vòm họng cho bạn trước khi tiến hành thủ thuật. Phương pháp nội soi này không đòi hỏi gây mê hay cần phải nhập viện. Bệnh nhân có thể ra về trong ngày.
Chỉ định: Nội soi thanh quản gián tiếp thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh lý đơn giản, có thể chẩn đoán nhanh bằng mắt mà bác sĩ không cần phải can thiệp sâu vào thanh quản của bệnh nhân (không cần lấy mẫu sinh thiết hay cắt bỏ khối u).
Cách tiến hành: Bác sĩ thường sử dụng chiếc gương cầm tay (loại cán dài) để đưa sâu vào vòm họng bệnh nhân, đồng thời chiếu một tia sáng từ bên ngoài vào gương để quan sát rõ hình ảnh phản chiếu từ dây thanh quản trên thiết bị này. Hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý một cách nhanh và chính xác nhất.
Nội soi thanh quản trực tiếp
Đặc điểm: Đây là hình thức nội soi thanh quản phổ biến nhất hiện nay. Quy trình thực hiện thường kéo dài từ 10 – 15 phút/liệu trình.
Chỉ định: Phương pháp này thường được áp dụng trong cả 3 trường hợp chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh. Đặc biệt là khi bác sĩ cần quan sát sâu hơn thanh quản, khu vực lân cận dây thanh quản, lúc mổ mẫu sinh thiết hay trực tiếp cắt bỏ khối u, polyp, xử lý dị vật,… cũng như các tình huống cần can thiệp khác. Ngoài ra bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân thực hiện kỹ thuật này nếu người bệnh bị suy hô hấp cấp cần phải đặt khí nội quản.
Nội soi thanh quản trực tiếp gồm 2 phương pháp, bao gồm nội soi bằng ống cứng và ống mềm.
Soi thanh quản ống cứng
Đặc điểm: Đối với trường hợp nội soi thanh quản ống đứng bệnh nhân cần phải nhập viện nội trú và gây mê toàn thân trước khi thực hiện thủ thuật. Người bệnh sẽ ngủ thiếp đi, không thấy đau đớn trong suốt quá trình nội soi kéo dài 30 – 45 phút.
Cách tiến hành: Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nội soi bằng kim loại (không thể bị uốn cong) đè đầu lưỡi của bệnh nhân xuống và nâng nắp thanh quản lên nhằm đưa thiết bị sâu nhất có thể vào bên trong thanh quản.
Ưu điểm: Bác sĩ có thể tận dụng để đưa thêm những thiết bị y khoa khác qua kênh thủ thuật, men theo thành ống mà thực hiện các thao tác chữa trị, phẫu thuật hoặc lấy mẫu sinh thiết đem đi xét nghiệm nếu xuất hiện triệu chứng bất thường.
Soi thanh quản ống mềm
Đặc điểm: Bác sĩ sẽ tiêm hoặc xịt thuốc tê vào miệng hoặc vùng mũi bệnh nhân. Đôi khi thuốc thông mũi được dùng để làm sạch, mở đường cho ống nội soi.
Cách tiến hành: Bác sĩ sẽ đưa thiết bị nội soi mềm (có gắn đèn chiếu sáng và camera ở đầu) vào miệng (hoặc mũi) của bệnh nhân, sau đó đưa thiết bị xuống họng đến vị trí thanh quản cần quan sát.
Ưu điểm: Soi thanh quản bằng ống mềm sẽ cho chất lượng hình ảnh nội soi rõ nét, có thể quan sát sau dây thanh, khí quản, quy trình thường kéo dài 10 – 15 phút mà không cần gây mê.
Quy trình nội soi thanh quản
Quy trình nội soi thanh quản bao gồm những bước chính sau:
Bước 1: Tư thế nội soi
Tư thế của bệnh nhân khi nội soi thanh quản sẽ phụ thuộc vào hình thức thủ thuật mà bác sĩ chỉ định:
Nếu nội soi thanh quản gián tiếp hoặc nội soi ống cứng: Bệnh nhân thường được ngồi thẳng lưng trên ghế, đối diện trực tiếp với bác sĩ.
Nếu là nội soi thanh quản ống mềm: Bệnh nhân được nằm ngửa trên giường, bác sĩ sẽ đứng cạnh để thao tác trong suốt quá trình nội soi.
Bước 2: Gây mê hoặc gây tê tại chỗ
Phương án gây mê hoặc gây tê sẽ được cân nhắc sử dụng tùy theo từng trường hợp:
Nội soi thanh quản gián tiếp, ống cứng chẩn đoán hay trực tiếp bằng ống mềm: Bệnh nhân sẽ được xịt hoặc tiêm thuốc tê trực tiếp vào vùng miệng, mũi và họng để gây tê cục bộ.
Nội soi thanh quản trực tiếp bằng ống cứng can thiệp: Bắt buộc phải gây mê và bệnh nhân sẽ ngủ suốt quá trình nội soi.
Bước 3: Đưa thiết bị nội soi vào thanh quản
Ở bước này, bác sĩ sẽ tiến hành đưa thiết bị nội soi vào trong thanh quản của bệnh nhân. Nếu người bệnh không được gây mê mà vẫn còn tỉnh táo thì họ thường xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc ho khi dụng cụ nội soi đi vào cổ họng. Tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng khi thuốc tê hết tác dụng.
Bước 4: Tiến hành chẩn đoán và điều trị
Hình ảnh nội soi thanh quản được truyền từ thiết bị nội soi lên màn hình lớn bên ngoài giúp bác sĩ quan sát, phân tích đưa ra chẩn đoán và lên phác đồ điều trị.
Bước 5: Kết thúc quy trình nội soi
Thiết bị nội soi sẽ được rút ra từ từ để hoàn tất quy trình nội soi thanh quản. Thông thường thủ thuật này thường thực hiện tại phòng ngoại trú mà bệnh nhân không cần phải nhập viện.
Bước 6: Trả kết quả
Kết quả lẫn hình ảnh nội soi sẽ được gửi đến bệnh nhân ngay sau khi hoàn tất thực hiện thủ thuật. Nếu lấy thêm mẫu sinh thiết thì kết quả thường có sau vài ngày.
Nội soi thanh quản có đau không?
Nội soi thanh quản không gây đau đớn cho bệnh nhân. Nguyên nhân là do trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ đã xịt hoặc tiêm thuốc tê cục bộ vào từng bộ phận nhất định. Nếu có cảm giác thì thường đó là nôn, ho hoặc nhột nhẹ vùng yết hầu.
Các biến chứng có thể gặp khi nội soi thanh quản
Phương pháp nội soi thanh quản hiếm khi xảy ra biến chứng tuy nhiên vẫn có một số nguy cơ nhất định, bao gồm:
Đau hoặc sưng ở vùng miệng, lưỡi hoặc cổ họng.
Chảy máu miệng hoặc mũi.
Khàn tiếng.
Buồn nôn, nôn.
Nhiễm trùng.
Nếu bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng thuốc gây mê hoặc gây tê thì có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn hoặc buồn ngủ sau đó. Bạn cũng sẽ cảm thấy khô miệng hoặc đau họng. Đây đều là những triệu chứng bình thường và phổ biến của thuốc tê.
Tuy nhiên nếu sau khi hoàn tất thủ thuật mà bạn vẫn cảm thấy đau, sốt, ho hay nôn ra máu, có vấn đề về nuốt hoặc thở, tức ngực thì cần gặp bác sĩ ngay lập tức.
Những lưu ý sau khi siêu âm thanh quản
Bệnh nhân tránh ăn uống tối thiểu 20 phút sau khi thực hiện thủ thuật nhằm hít phải thuốc gây tê trong họng thanh quản còn sót lại.
Nội soi thanh quản bao nhiêu tiền?
Chi phí nội soi thanh quản thường dao động từ 200.000 – 300.000 đồng cho giai đoạn chẩn đoán và từ 3.000.000 – 20.000.000 đồng trong lúc điều trị hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, mức giá này có thể phát sinh thêm tùy thuộc vào các yếu tố:
Phí khám dịch vụ: Khi bệnh nhân thăm khám với những người đầu ngành thì chi phí nội soi thanh quản sẽ cao hơn so với bác sĩ thông thường.
Phương pháp thăm khám: Nội soi thanh quản trực tiếp sẽ có giá cao hơn nội soi gián tiếp.
Mục đích thăm khám: Nội soi thanh quản trong giai đoạn chữa trị, phẫu thuật sẽ cao hơn trong lúc chẩn đoán.
Cơ sở thăm khám: Bệnh viện, địa chỉ y tế kết hợp yếu tố nước ngoài thường có mức phí cao hơn cơ sở thăm khám công.
Nội soi thanh quản ở đâu?
Hiện nay đa số các cơ sở thăm khám đều cung cấp dịch vụ nội soi thanh quản. Bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ uy tín để kiểm tra sức khỏe nhằm tránh tiền mất tật mang.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được cơ sở y tế uy tín nào có thể tham khảo dịch vụ nội soi thanh quản tại Đa khoa Phương Nam. Đa khoa Phương Nam tự hào là nơi quy tụ nhiều bác sĩ đầu ngành, trang bị thiết bị hiện đại, thực hiện quy trình nội soi đạt chuẩn Sở Y Tế với chi phí phải chăng, công khai niêm yết rõ ràng.
Nội soi thanh quản có phải là một thủ thuật ngoại khoa không?
Nội soi thanh quản chẩn đoán là một trong những thủ thuật nội khoa mà bệnh nhân dễ thực hiện ở bất kỳ phòng khám tư nhân hay cơ sở nào có chuyên khoa hô hấp mà không cần phải làm thủ tục nội trú và thường xuất viện ngay khi hoàn tất nội soi.
Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa cung cấp những thông tin cơ bản về phương pháp nội soi thanh quản. Thủ thuật này sẽ không gây ra đau đớn và biến chứng nghiêm trọng vì thế bệnh nhân có thể an tâm nếu nhận được chỉ định thực hiện nội soi. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 .