Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 4, 2023
Mục Lục Bài Viết
Trong mỗi cốc nước dừa dung tích 240 ml, bạn sẽ tìm thấy khoảng 44 Calo. Ngoài ra loại nước này cũng chứa:
Ngoài ra, mỗi cốc nước dừa còn chứa khoảng 9,6 gram đường. Đáng chú ý, một số sản phẩm nước dừa đóng hộp có thể được bổ sung với chất làm ngọt nhân tạo vì vậy trước khi chọn mua loại sản phẩm này, bạn nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm nhé!
Như vậy chúng ta đã biết được câu trả lời “Nước dừa bao nhiêu Calo?”. Trong phần tiếp theo hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu xem loại nước này có gây béo hay không nhé!
Thói quen uống nước dừa có nhiều lợi ích cho việc giảm cân, không gây tăng cân. Điều này hoàn toàn được chứng minh qua các điểm sau:
Bên cạnh vấn đề “Nước dừa bao nhiêu Calo?” nhiều người cũng quan tâm tới thời điểm uống nước dừa để hỗ trợ giảm cân. Hiện nay, vẫn chưa có sự đồng thuận từ các nhà nghiên cứu về thời điểm tối ưu để uống nước dừa. Do đó, bạn có thể thỏa sức uống nước dừa bất kỳ lúc nào trong ngày.
Tuy nhiên, để tận dụng mọi lợi ích mà nước dừa mang lại, thường người ta khuyên nên uống nước dừa vào buổi sáng, đặc biệt là khi dạ dày còn trống rỗng. Vì lúc này hàm lượng axit Lauric trong nước dừa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp hỗ trợ việc giảm cân một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể uống nước dừa sau khi hoàn thành công việc, trong hoặc sau bữa trưa hoặc sau một ngày làm việc mệt mỏi để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Việc sử dụng nước dừa có thể đi kèm với một số tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần chú ý đến những điểm sau:
Dù trường hợp dị ứng với nước dừa và các sản phẩm từ quả dừa rất hiếm, nhưng vẫn tồn tại một số người có khả năng phản ứng dị ứng với dừa.
Nếu bạn nghi ngờ mình có tiền sử về dị ứng hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định uống nước dừa. Bạn cũng có thể thử uống một ít nước dừa và theo dõi phản ứng cơ thể. Nếu bạn thấy bất thường hoặc xuất hiện dấu hiệu của dị ứng, hãy ngừng ngay lập tức.
Nước dừa chứa nhiều Kali, vì vậy, việc tiêu thụ lượng lớn nước dừa có thể dẫn đến nạp vào cơ thể lượng Kali quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt đối với những người có các vấn đề về thận và tim chẳng hạn như bệnh thận mãn tính hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh.
Thêm vào đó, nước dừa còn chứa nhiều FODMAP, là một nhóm Carbohydrate có thể gây ra các triệu chứng về tiêu hóa, đặc biệt là ở những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).
Uống nước dừa một cách đáng kể có thể tăng hàm lượng đường trong máu, làm ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Ngoài ra, nước dừa cũng chứa chất béo bão hòa, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân, đột quỵ hoặc bệnh tim.