Chôm Chôm Bao Nhiêu Calo? Ăn Chôm Chôm Có Béo Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Chôm Chôm Bao Nhiêu Calo? Ăn Chôm Chôm Có Béo Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 15, 2024

Chôm chôm là loại trái cây nổi tiếng ở các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,… Nó có vị ngọt, dễ ăn nên thường được mọi người ưa chuộng. Vậy chôm chôm bao nhiêu Calo? Ăn chôm chôm có béo không?!

Giá trị dinh dưỡng trong 1 quả chôm chôm

Trước khi tìm hiểu “Chôm chôm bao nhiêu Calo?” hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá xem giá trị dinh dưỡng trong loại trái cây này nhé! Chôm chôm trong tiếng Mã Lai được hiểu là “tóc”, xuất phát từ hình dạng của quả có kích thước nhỏ giống như quả bóng gôn, vỏ màu đỏ và xanh.

Giá trị dinh dưỡng trong 1 quả chôm chôm
Chôm chôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe

Quả chôm chôm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể. Theo thông tin từ các nghiên cứu gần đây, trong mỗi 100g thịt chôm chôm chứa đến 20,87 g Carbohydrate; 0,9 g chất xơ; 0,65 g Protein; 22 mg Canxi; 9 g Phốt Pho; 4,9 mg vitamin C; 0,21 g chất béo; 7 g Magie, 42 mg Kali, 11 mg Natri và 1,352 mg Niacin. Ngoài ra, chôm chôm còn bổ sung một lượng nhỏ những chất khác như Sắt, Kẽm, Folate, Riboflavin, Thiamin, vitamin B6 cho cơ thể.

Tác dụng của chôm chôm đối với sức khỏe

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, thì các thành phần trong chôm chôm mang lại một số lợi ích đối với sức khỏe. Vậy loại trái cây này có công dụng gì?

Cải thiện hệ tiêu hóa

Chôm chôm đóng vai trò trong việc thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, đảm bảo sức khỏe của hệ tiêu hóa nhờ vào sự hiện diện của cả hai loại chất xơ:

  • Chất xơ không hòa tan: Chiếm 50% tổng lượng chất xơ, chúng đi qua ruột mà không bị tiêu hóa, giúp tăng cường lượng phân và thúc đẩy tốc độ vận chuyển của ruột, làm giảm nguy cơ táo bón.
  • Chất xơ hòa tan: Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Những vi khuẩn này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn như Butyrate, Propionat và Axetat, giúp nuôi dưỡng tế bào ruột, giảm viêm nhiễm đồng thời cải thiện một số triệu chứng của rối loạn đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.

Hỗ trợ giảm cân

Chôm chôm, giống như nhiều loại trái cây khác, có thể ngăn chặn tăng cân. Với chỉ 1,3 – 2 g chất xơ trong mỗi 100g, chôm chôm giúp tạo cảm giác no lâu hơn, hạn chế khả năng ăn quá mức, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. 

Chất xơ hòa tan trong chôm chôm có thể hòa tan với nước tạo thành gel trong ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp giảm cảm giác đói đồng thời tăng thời gian cảm giác no.

Ngăn ngừa nhiễm trùng hệ miễn dịch

Chôm chôm còn được biết đến với khả năng củng cố hệ thống miễn dịch theo nhiều cách:

  • Cung cấp nguồn vitamin C dồi dào giúp thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu, chống lại nhiễm trùng.
  • Vỏ chôm chôm, từ lâu đã được sử dụng như một biện pháp chống nhiễm trùng, vì chúng chứa các hợp chất có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus.

Cải thiện tình trạng tiểu đường

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc, vỏ của quả chôm chôm chứa chất Phenolic, có khả năng chống lại bệnh tiểu đường bằng cách làm giảm glucose trong máu khi đang ở trạng thái đói.

Tăng cường sức khỏe xương

Chôm chôm chứa nhiều Sắt, Phốt Pho và Canxi. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương, giúp xây dựng, duy trì sức khỏe của hệ xương, đồng thời ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan đến xương.

Tốt cho hệ tim mạch

Hàm lượng chất béo trong chôm chôm rất thấp, là sự lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tim mạch. Sau khi tiêu thụ chôm chôm, bạn không cần phải lo lắng về sự tăng cao của Cholesterol. Đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào trong loại trái cây này sẽ loại bỏ gốc tự do có hại cho tim mạch đồng thời sửa chữa các mạch máu bị tổn thương.

1 quả chôm chôm có bao nhiêu Calo?

Theo nghiên cứu, 100g thịt chôm chôm, tương đương với 4 – 5 quả, cung cấp khoảng 82 Calo. Con số này mức này thấp hơn đáng kể so với nhiều loại quả mọng nước khác. Như vậy chúng ta đã biết được câu trả lời “Chôm chôm bao nhiêu Calo?”. Trong phần tiếp theo hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá xem “Ăn chôm chôm có mập không?” nhé!

1 quả chôm chôm có bao nhiêu Calo?
100g chôm chôm cung cấp 82 Calo

Ăn chôm chôm có mập không?

Như đã đề cập trước đó, hàm lượng Calo trong chôm chôm rất thấp so với nhiều loại trái cây khác, vì vậy bạn có thể thoải mái thưởng thức mà không phải lo lắng về vấn đề tăng cân. Đồng thời, chôm chôm cũng chứa nhiều chất xơ và Vitamin, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, kích thích sự trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa cũng như tiêu hao năng lượng một cách hiệu quả.

Các món ăn từ chôm chôm tốt cho sức khỏe

Bên cạnh vấn đề “Chôm chôm bao nhiêu Calo?” thì nhiều người cũng quan tâm tới các món ăn từ chôm chôm tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số công thức dưới đây để bổ sung vào thực đơn:

Nước ép chôm chôm:

Trong những ngày hè nắng nóng khiến cơ thể cảm thấy không thoải mái, một ly nước ép chôm chôm tươi sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để giải nhiệt. Chỉ cần lột vỏ 100g chôm chôm, loại bỏ hạt, đưa vào máy ép. Sau đó, đổ nước ép vào ly, thêm đá bào, khuấy đều rồi thưởng thức.

Các món ăn từ chôm chôm tốt cho sức khỏe
Nước ép chôm chôm ngon hơn khi thưởng thức lạnh

Sữa chua chôm chôm:

Nếu bạn muốn thưởng thức một món ăn nhẹ ngon miệng và ít Calo để duy trì vóc dáng thon gọn, hãy thử món sữa chua chôm chôm. Hương vị ngọt mát của sữa chua sẽ kích thích vị giác đồng thời làm tăng sự thú vị của bữa ăn. Bạn hãy bóc vỏ, loại bỏ hạt của 50 g chôm chôm, cắt nhỏ rồi cho vào ly. Sau đó, đổ 1 hộp sữa chua không đường vào ly, thêm đá bào, khuấy đều, thưởng thức.

Chè chôm chôm, hạt sen:

Chè hạt sen chôm chôm mang hương vị ngọt ngào, ít Calo, là một món ăn vặt bổ dưỡng phù hợp cho người ăn kiêng. Để tránh tăng cân, bạn có thể sử dụng đường ăn kiêng hoặc đường phèn trong quá trình chế biến. Cách làm như sau:

  • Lá dứa được rửa sạch và cuộn thành bó trước khi đặt vào nồi.
  • Đổ khoảng 1 lít nước vào nồi và tiến hành đun sôi.
  • Luộc chín 200 g hạt sen. Khi chúng chín, vớt ra và cho vào bên trong quả chôm chôm đã được loại bỏ hạt.
  • Thêm một lượng đường phù hợp vào nước lá dứa, kèm theo một ít bột năng, sau đó khuấy đều.
  • Khi nước đặc lại, đun chôm chôm và hạt sen trong khoảng 10 phút để có một tách chè thơm ngon.
Các món ăn từ chôm chôm tốt cho sức khỏe
Chè hạt sen chôm chôm là món ăn chứa ít Calo

Detox với chôm chôm:

Ngoài những món ngon từ chôm chôm đã nêu trên, bạn có thể thực hiện quá trình detox cơ thể và hỗ trợ quá trình giảm cân với loại trái cây này. Quá trình làm không quá phức tạp, bao gồm các bước sau:

  • Bóc vỏ 100 g chôm chôm.
  • Cắt lát mỏng 1 quả chanh tươi.
  • Đặt cả hai nguyên liệu vào một bình thủy tinh và đổ nước đầy bình.
  • Rửa sạch lá bạc hà và lá quế, thêm vào bình nước, đậy kín nắp, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần.

Ai không nên ăn chôm chôm

Mặc dù chôm chôm cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây nên hạn chế dùng loại trái cây này:

Người bị hội chứng ruột kích thích:

Chôm chôm có thể gây kích thích cho hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích (IBS), bao gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Do đó những người dễ phản ứng mạnh với một số loại chất xơ cần hạn chế ăn tiêu thụ loại trái cây này.

Người có Cholesterol cao:

Mặc dù chôm chôm chứa ít chất béo, nhưng nếu bạn đang điều trị tình trạng Cholesterol cao thì cần kiểm soát lượng chất béo trong chế độ ăn. Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh thực đơn phù hợp.

Ai không nên ăn chôm chôm
Người có hàm lượng Cholesterol cao không nên ăn chôm chôm 

Người bệnh tiểu đường:

Chôm chôm có hàm lượng đường tự nhiên thấp tuy nhiên nếu tiêu thụ nhiều thì lượng đường huyết cũng tăng lên đáng kể. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ loại trái cây này để đảm bảo sức khỏe.

Phụ nữ mang thai:

Phụ nữ mang thai thường cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Trong một số trường hợp, chôm chôm có thể gây dị ứng cho bà bầu.

Lưu ý khi ăn chôm chôm để tốt cho sức khỏe

Chôm chôm có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên khi tiêu thụ loại trái cây này bạn cần lưu ý:

Không ăn chôm chôm trước khi ăn cơm

Việc ăn chôm chôm trước khi ăn cơm có thể gây khó chịu trong dạ dày và tạo cảm giác đầy bụng. Điều này sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể đồng thời tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu hoặc đau bụng. Thay vào đó, hãy tiêu thụ chôm chôm sau bữa ăn chính.

Hạn chế các món chế biến từ chôm chôm

Hãy hạn chế ăn các món chế biến từ chôm chôm như chè, nước ép bổ sung thêm đường. Việc này sẽ giúp kiểm soát lượng đường, Calo tiêu thụ, đặc biệt quan trọng đối với người gặp vấn đề về đường huyết hay muốn duy trì cân nặng.

Không ăn chôm chôm khi cơ thể nhiệt, nóng

Tránh ăn chôm chôm khi cơ thể bạn đang nóng hoặc sau khi tập thể dục. Chôm chôm có thể gây cảm giác nóng trong cơ thể. Và việc tiêu thụ chúng trong lúc này dễ làm tăng tình trạng nôn mửa.

Bà bầu nên hạn chế ăn chôm chôm

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn chôm chôm, đặc biệt là khi chưa thảo luận với bác sĩ. Mặc dù chôm chôm cung cấp nhiều dưỡng chất, nhưng một số bà bầu sẽ phản ứng mạnh với thành phần trong chôm chôm, đặc biệt là đối tượng có tiền sử về dị ứng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về quả chôm chôm cũng như các giải đáp thắc mắc “Chôm chôm bao nhiêu Calo?”, “Ăn chôm chôm có béo không?”. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 .

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ