Xét nghiệm máu có mấy loại? Có thể phát hiện sớm bệnh gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét nghiệm máu có mấy loại? Có thể phát hiện sớm bệnh gì?

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 22, 2024

Xét nghiệm máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe, phát hiện sớm bệnh tật và theo dõi quá trình điều trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các loại xét nghiệm máu khác nhau. Vậy xét nghiệm máu có mấy loại? Mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây!

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu vào các ống chuyên dụng, mỗi loại ống chứa chất chống đông khác nhau tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm. Xét nghiệm máu nhằm đo nồng độ một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu. Xét nghiệm máu được sử dụng để: kiểm tra sức khỏe định kỳ, hỗ trợ chẩn đoán bệnh, tìm kiếm tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể, sàng lọc ung thư sớm, đánh giá hiệu quả điều trị,…

Xét nghiệm máu là một lượng nhỏ máu được lấy từ cơ thể để phân tích trong phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm máu là một lượng nhỏ máu được lấy từ cơ thể để phân tích trong phòng thí nghiệm.

Có rất nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau, mỗi loại sẽ cung cấp thông tin về một khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Một số loại xét nghiệm máu phổ biến bao gồm: Xét nghiệm máu tổng quát, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm lipid,…

Xét nghiệm máu có mấy loại?

Có hai loại xét nghiệm máu cơ bản là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và xét nghiệm sinh hóa máu. Bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra các yếu tố cụ thể hơn dựa trên mục đích chẩn đoán.

Thành phần của máu gồm các tế bào máu và huyết tương
Thành phần của máu gồm các tế bào máu và huyết tương

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC – Complete Blood Count)

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) là một trong những xét nghiệm máu cơ bản và quan trọng nhất. Trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khách hàng thường được yêu cầu làm xét nghiệm công thức máu toàn phần.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC) giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể, hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị nhiều bệnh lý. Đồng thời, xét nghiệm còn sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh về máu và rối loạn ảnh hưởng đến tế bào máu như thiếu máu, nhiễm trùng, viêm, rối loạn đông máu, ung thư máu và rối loạn hệ miễn dịch. Xét nghiệm này bao gồm đánh giá các tế bào máu như hồng cầu (RBCs), bạch cầu (WBCs) và tiểu cầu (PLT).

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là một loại xét nghiệm máu quan trọng, được thực hiện để đo lường và đánh giá nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Các tế bào hồng cầu: Tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể, giúp duy trì hoạt động của tế bào và mô. Việc xác định lượng hồng cầu trong máu giúp phát hiện tình trạng mất nước, thiếu máu, chảy máu hoặc các rối loạn liên quan đến hồng cầu.
  • Tế bào bạch cầu của máu: Tế bào bạch cầu là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Xét nghiệm máu kiểm tra mật độ tế bào bạch cầu có thể phát hiện dấu hiệu của rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng, ung thư máu. Việc phân tích số lượng các loại bạch cầu trong máu cũng rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
  • Các tiểu cầu: Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp cầm máu khi xảy ra vết thương hoặc vỡ mạch máu. Xét nghiệm công thức máu toàn phần sẽ kiểm tra mức độ tiểu cầu để phát hiện các bệnh lý liên quan đến rối loạn chảy máu hoặc dễ tụ huyết khối.
  • Hematocrit: Hematocrit (viết tắt là Hct) là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu, thể hiện tỷ lệ phần trăm thể tích của các tế bào hồng cầu (RBC) trong tổng thể tích máu. Nói cách khác, Hct cho biết phần nào trong máu của bạn là hồng cầu.
  • Hemoglobin: Hemoglobin (hay còn gọi là huyết sắc tố) là một loại protein đặc biệt có trong hồng cầu, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể và vận chuyển carbon dioxide từ các tế bào trở lại phổi để thải ra ngoài. Xét nghiệm Hemoglobin giúp xác định mức độ hemoglobin trong máu, từ đó phát hiện nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, hồng cầu hình liềm, rối loạn máu, Thalassemia. Mức hemoglobin cũng có thể phản ánh tình trạng tiểu đường.

 Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm phổ biến trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý. Xét nghiệm đo lường nồng độ các chất trong máu, từ đó đánh giá chức năng của các cơ quan tương ứng với chỉ số sinh hóa đó. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu giúp bác sĩ đánh giá chức năng thận, gan, khối lượng và tình trạng của cơ (bao gồm cả tim), khớp và các cơ quan khác.

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm nhiều xét nghiệm như đường huyết, canxi và điện giải, mỡ máu, acid uric, tình trạng thiếu máu thiếu sắt, và chức năng tim, gan, thận. Một số xét nghiệm này yêu cầu bạn nhịn ăn trước khi thực hiện.

Định lượng canxi trong máu

Canxi là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Xét nghiệm lượng canxi trong máu giúp phát hiện sớm các bệnh lý về xương, ung thư, tuyến giáp, bệnh thận, rối loạn hoặc suy dinh dưỡng.

Canxi là khoáng chất quan trọng của cơ thể, đặc biệt liên quan đến hoạt động của xương khớp.
Canxi là khoáng chất quan trọng của cơ thể, đặc biệt liên quan đến hoạt động của xương khớp.

Kiểm tra chất điện giải trong máu

Các chất điện giải (Natri, Kali, Clorua…) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng nước, cân bằng áp suất và nồng độ axit trong cơ thể. Xét nghiệm mức độ điện giải giúp phát hiện dấu hiệu mất nước, bệnh lý về gan, thận, huyết áp, suy tim hoặc một số rối loạn khác.

Xét nghiệm chức năng thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu, loại bỏ chất thải và cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi thận gặp vấn đề, các chất thải có thể tích tụ trong máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Xét nghiệm máu đo nồng độ Ure và Creatinin (hai chất thải được thận lọc ra) giúp phát hiện dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận.

Ure được tạo thành từ quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và được thải trừ qua thận. Creatinine là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa cơ bắp và cũng được thải trừ qua thận.  Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ ure và creatinine bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh lý thận, rối loạn chức năng thận hoặc các bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D, xơ gan, tăng men gan, ung thư gan,…

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng của gan

Kiểm tra đường huyết

Xét nghiệm đường huyết giúp kiểm tra nồng độ glucose trong máu, từ đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, được cung cấp chủ yếu từ thức ăn. 

Xét nghiệm CK-MB

Xét nghiệm CK-MB là một xét nghiệm máu chuyên biệt giúp đánh giá tình trạng của cơ tim, đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán sớm các tổn thương cơ tim, điển hình là nhồi máu cơ tim (đau tim).

Xét nghiệm enzym

Enzym máu được sử dụng để kiểm tra cơn đau tim, chủ yếu là định lượng Creatinin Kinase và troponin. Troponin là protein xuất hiện trong máu khi cơ tim bị tổn thương. Nồng độ troponin trong máu càng cao, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng.

Xét nghiệm máu đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim

Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch vành sẽ kiểm tra lượng cholesterol trong máu, bao gồm:

  • Cholesterol xấu: Lượng cholesterol xấu cao có thể gây tắc nghẽn động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch.
  • Cholesterol tốt: Cholesterol tốt giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, có tác dụng ngược lại với cholesterol xấu.
  • Triglyceride: Kiểm tra lượng triglyceride cũng giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Xét nghiệm máu có cần thiết không?

Xét nghiệm máu là phương pháp đo hàm lượng các chất nhất định cần phân tích trong mẫu máu hoặc đếm các loại tế bào máu. Vì thế, xét nghiệm máu thường được bác sĩ chỉ định để tìm dấu hiệu, kiểm tra kháng thể, tác nhân gây bệnh, chất chỉ điểm khối u hoặc đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

Tùy vào tình trạng bệnh và kết quả kiểm tra trước đó, bác sĩ sẽ lựa chọn loại xét nghiệm máu phù hợp để đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Xét nghiệm máu có thể cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm:

  • Xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.
  • Kiểm tra khả năng đông máu và phát hiện các bất thường về đông máu.
  • Đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị.
  • Đánh giá hoạt động và chức năng của các cơ quan như gan, thận, tim, tuyến giáp.
  • Hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý như tiểu đường, thiếu máu, ung thư, bệnh mạch vành, suy thận,…

Như vậy, xét nghiệm máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tổng quát và phát hiện sớm các bệnh lý. Việc hiểu rõ về các loại xét nghiệm máu sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện theo đúng hướng dẫn.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ