Ở tam cá nguyệt đầu tiên để có thai kỳ thuận lợi, mẹ bầu nên bổ sung nhiều dưỡng chất thông qua thực đơn hàng ngày. Không chỉ có rau củ, thịt, cá, sữa, mà các loại hạt cũng là thực phẩm quan trọng. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Cần ăn như thế nào cho đúng cách? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Thai phụ thường được khuyến khích ăn hạt óc chó. Nhiều mẹ bầu tin rằng dùng hạt óc chó sẽ giúp trẻ sinh ra thông minh hơn. Vì hạt óc chó có tác dụng phát triển hệ thần kinh và não bộ cho thai nhi. Trên thực tế, hạt óc chó mang đến nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai phụ ở tam cá nguyệt đầu tiên. Ước tính trong 100 gam hạt óc chó gồm có những thành phần dinh dưỡng như sau:
Thành phần (100 gam)
Định lượng
Chất béo
65 gam
Protein
15 gam
Omega-3
9,08 gam
Omega-6
38,09 gam
Folate
98 µg
Vitamin E
0,7 mg
Vitamin B1
0,34 mg
Canxi
98 gam
Sắt
2,91 gam
Magie
158 mg
Phốt pho
346 mg
Kẽm
3,09 mg
Tác dụng của hạt óc chó với mẹ bầu 3 tháng đầu
Cung cấp Axit béo Omega-3: Dưỡng chất này giúp kích thích hoạt động và sự phát triển thị lực, tế bào não của thai nhi.
Có hàm lượng Arginine dồi dào: Loại Axit Amin này giúp ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp, kích thích lưu thông máu, làm thông thoáng các mạch máu tắc nghẽn và kiểm soát tốt Cholesterol.
Chứa Axit Folic: Hỗ trợ quá trình phát triển hệ thống thần kinh và não bộ của thai nhi, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh.
Cách ăn hạt óc chó đúng cho mẹ bầu
Hàm lượng: Mỗi ngày mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn khoảng 30 gam hạt óc chó (tương đương 10 hạt).
Các cách ăn: Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Thai phụ có thể ăn trực tiếp hạt óc chó nguyên hạt. Nếu muốn gia tăng hương vị, mẹ bầu hãy đập nhỏ hạt óc chó pha cùng 1 muỗng mật ong. Để kiểm soát cơn thèm đồ ngọt và cảm thấy no, thai phụ nên ăn hạt óc chó cùng với chuối.
Bà bầu 3 tháng đầu khi ăn hạt óc chó cần lưu ý gì?
Để tránh bị tăng cân thiếu lành mạnh và gặp các vấn đề về tiêu hóa, mẹ bầu không nên ăn quá 10 hạt óc chó mỗi ngày.
Không nên ăn hạt óc chó có đốm đen, bị hỏng, mùi vị khác lạ.
Ưu tiên dùng hạt óc chó tự nhiên. Nên hạn chế ăn hạt đã qua chế biến như hạt óc chó bọc đường, kẹo hạt óc chó,…
Hạnh nhân
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Hạnh nhân sẽ là sự lựa chọn hữu ích cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ vì sở hữu hàm lượng Omega-3 dồi dào. Bên cạnh đó, thành phần Folate của hạnh nhân còn sở hữu công dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ước tính trong 100 gam hạnh nhân có những thành phần dưỡng chất sau:
Thành phần (100 gam)
Định lượng
Protein
21,2 gam
Omega-6
12,32 gam
Folate
44 µg
Magie
270 mg
Phốt pho
481 mg
Sắt
3,71 mg
Canxi
269 mg
Lợi ích của hạt hạnh nhân với mẹ bầu 3 tháng đầu
Bổ sung Axid béo tốt: Thành phần này giúp ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường, béo phì và cải thiện trí nhớ cho thai phụ trong 3 tháng đầu.
Hàm lượng Folate và Sắt dồi dào: Hỗ trợ phát triển ống thần kinh, hệ thống tim mạch của thai nhi, nâng cao khả năng miễn dịch và bổ máu cho mẹ bầu.
Thành phần Magie: Góp phần cải thiện trí nhớ cho mẹ bầu và giảm nguy cơ sinh non.
Cách ăn hạt hạnh nhân đúng cách cho mẹ bầu
Hàm lượng: Thai phụ 3 tháng đầu chỉ nên dùng tối đa 28 gam hạnh nhân mỗi ngày, tương đương khoảng 23 hạt. Mẹ bầu hãy uống nước ngay sau khi ăn. Và chỉ nên ăn tối đa 10 – 11 hạt/lần.
Thời gian ăn: Buổi sáng và tối là thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn hạnh nhân.
Cách ăn: Bên cạnh hạt sấy khô, thai phụ có thể dùng chè hạt hạnh nhân, sữa chua, sữa hạt, salad hạnh nhân để gia tăng hương vị.
Những lưu ý khi ăn hạt hạnh nhân dành cho mẹ bầu
Mẹ bầu nên tránh ăn loại hạnh nhân tẩm ướp gia vị và ưu tiên dùng hạt nguyên chất. Vì hạnh nhân đã tẩm ướp gia vị có thể chứa một số chất phụ gia không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Để tránh gặp tình trạng khó tiêu, đầy hơi, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn quá 23 hạt hạnh nhân mỗi ngày.
Hạt dẻ
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Nhiều thai phụ trong tam cá nguyệt đầu tiên yêu thích hạt dẻ vì có hương thơm, vị bùi hấp dẫn. Ước tính trong 100 gam hạt dẻ có những thành phần dinh dưỡng như sau:
Thành phần (100 gam)
Định lượng
Chất đạm
6,8 gam
Folate
110 µg
Magie
137 mg
Kali
726 mg
Phốt pho
155 mg
Natri
5 mg
Kẽm
1,41 mg
Vitamin C
59 mg
Vitamin B1
0,26 mg
Vitamin B2
0,29 mg
Vitamin PP
1,3 µg
Lợi ích của hạt dẻ với mẹ bầu 3 tháng đầu
Chứa nhiều chất xơ và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa: Có công dụng cải thiện các bệnh đường ruột và chứng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa cho thai phụ trong 3 tháng đầu.
Axit Oleic và Axit Palmitoleic: Có tác dụng kiểm soát và làm giảm lượng Cholesterol giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Thành phần Canxi, Kali, Sắt: Có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, bổ sung năng lượng cơ bắp, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khiến thể trạng mệt mỏi,…
Phốt pho và nhóm Vitamin B: Có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh, hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi.
Cách ăn hạt dẻ đúng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Để tránh cảm giác khó chịu, tác động xấu đến hệ tiêu hóa, mẹ bầu không nên ăn hạt dẻ quá nhiều. Mẹ nên chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 100 gam hạt dẻ.
Những lưu ý khi ăn hạt dẻ dành cho mẹ bầu
Axit Tannic trong hạt dẻ có thể gây kích thích dạ dày, tác động xấu đến chức năng gan. Do đó, mẹ bầu có cơ địa dị ứng hoặc mắc bệnh lý về gan thì không nên ăn loại hạt này.
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Tốt nhất thai phụ nên ăn hạt dẻ nguyên chất. Đối với hạt dẻ ngào đường, mẹ bầu nên ăn lượng vừa phải.
Hạt chia
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Hạt chia được nhiều thai phụ lựa chọn vì có hàm lượng dưỡng chất cao, mang đến lợi ích nổi bật. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dùng hạt chia. Ước tính trong 100 gam hạt chia sẽ có những thành phần dinh dưỡng sau:
Thành phần (100 gam)
Định lượng
Protein
16,5 gam
Folate
49 µg
Kali
407 mg
Natri
16 mg
Canxi
631 mg
Kẽm
4,58 mg
Sắt
7,7 mg
Magie
335 mg
Vitamin A
54 IU
Vitamin B1
0,62 mg
Vitamin C
1,6 mg
Công dụng của hạt chia với mẹ bầu
Hàm lượng Protein dồi dào: Tạo ra cảm giác no lâu, giúp mẹ bầu hạn chế thói quen ăn vặt nhằm duy trì cân nặng ổn định.
Omega-3: Tham gia vào quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh, não bộ của thai nhi.
Làm giảm nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bệnh tim mạch và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Canxi: Tham gia vào quá trình phát triển xương của thai nhi. Đồng thời giúp hệ xương của mẹ bầu thêm chắc khỏe, chịu được sức nặng bào thai đang lớn.
Cách sử dụng hạt chia đúng cho mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu mỗi ngày chỉ nên ăn hạt chia với liều lượng phù hợp từ 1 đến 2 thìa. Loạt hạt này có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như sữa chua hạt chia, bánh mì hạt chia, sinh tố hạt chia, nước uống hạt chia,…
Lưu ý khi sử dụng hạt chia cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Nếu có cơ địa dị ứng với hạt chia, mẹ bầu không nên sử dụng, để tránh gặp phải những tác dụng phụ như chảy nước mắt, phát ban, nổi mề đay,…
Mẹ bầu đừng lạm dụng hạt chia vì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, thậm chí hạ huyết áp và chảy máu.
Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng hạt chia. Vì chúng có thể tương tác với nhau, gây ra hệ quả không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, ngộ độc,…
Hạt sen
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Mẹ bầu trong tám cá nguyệt thứ nhất nên dùng hạt sen, vì đây là vị thuốc hữu ích, giúp an thần, dưỡng thai. Hạt sen cũng chứa nhiều dưỡng chất, mang đến công dụng tích cực cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ước tính trong 100 gam hạt sen khô sẽ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng:
Thành phần (100 gam)
Định lượng
Protein
20 gam
Carbohydrate
58 gam
Chất béo
2,4 gam
Nước
14 gam
Năng lượng
334 kcal
Chất xơ
2,2 gam
Canxi
89 mg
Sắt
6,4 mg
Magie
210 mg
Phốt pho
285 mg
Kẽm
1,05 mg
Vitamin B1
0,64 mg
Beta-carotene
30 µg
Công dụng của hạt sen đối với mẹ bầu 3 tháng đầu
Thành phần Ancaloit: Mang đến khả năng chống co thắt của nhu động ruột, hỗ trợ chữa trị bệnh tiêu chảy trong thai kỳ.
Thành phần Isoquinoline: Có tác dụng làm dịu và giãn nở mạch máu, đồng thời kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Hàm lượng Magie cao: Giúp cải thiện lưu lượng máu, góp phần làm giảm tình trạng huyết áp cao.
Hàm lượng Protein cao: Tốt cho sự phát triển trí não, thần kinh và thể chất của thai nhi.
Cách ăn hạt sen đúng cách cho bà bầu 3 tháng đầu
Thai phụ chỉ nên ăn từ 2 – 3 nắm hạt sen.
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Mẹ bầu có thể chế biến hạt sen trở thành những món ăn bổ dưỡng, thơm ngon như cháo hạt sen, chè đậu đỏ hạt sen, gà hầm hạt sen,…
Lưu ý khi ăn hạt sen dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Để không gặp biến chứng táo bón, khó tiêu, đầy hơi mẹ bầu cần tránh ăn hạt sen quá nhiều.
Một vài người sẽ có cơ địa dị ứng với hạt sen. Thế nên sau khi ăn nếu bị dị ứng, mẩn đỏ, có cảm giác không thoải mái thì phải ngừng lại ngay và đến gặp bác sĩ thăm khám.
Đậu phộng
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Đậu phộng cũng là loại hạt rất hữu ích cho sức khỏe của thai phụ 3 tháng đầu, nhờ sở hữu hàm lượng Folate và Protein cao, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ước tính trong 100 gam đậu phộng sẽ sở hữu những thành phần dưỡng chất dưới đây:
Thành phần (100 gam)
Định lượng
Năng lượng
573 kcal
Protein
27,5 gam
Carbs
15,5 gam
Chất xơ
2,5 gam
Chất béo
44,5 gam
Canxi
68 mg
Sắt
2,2 mg
Magie
185 mg
Phốt pho
420 mg
Kali
421 mg
Kẽm
1,9 mg
Vitamin B1
0,44 mg
Vitamin PP
16 mg
Folate
240 µg
Vitamin E
8,33 mg
Beta-carotene
10 µg
Lợi ích của đậu phộng với sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu
Đậu phộng giúp bổ sung chất Sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Hàm lượng Canxi của đậu phộng cũng khá cao giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương và góp phần hỗ trợ thai nhi phát triển hệ thống xương tốt hơn.
Chất béo không bão hòa có trong đậu phộng giúp mẹ bầu và thai nhi tăng cường sức khỏe tim mạch.
Cách ăn đậu phộng đúng cách cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Để tránh gặp tình trạng khó tiêu, đầy bụng, mẹ bầu chỉ nên ăn đậu phộng với một lượng vừa đủ mỗi ngày.
Thai phụ nên ăn luôn cả lớp màng màu hồng bên ngoài hạt đậu phộng. Vì nó chứa nhiều dưỡng chất tốt cho máu.
Một số lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn đậu phộng
Đậu phộng có chứa hoạt chất Conarachin và Arachis. Hai loại Axit Amin này có thể gây dị ứng. Do đó, mẹ bầu không nên ăn đậu phộng nếu có tiền sử dị ứng với loại hạt này.
Thai phụ nên tránh dùng đậu phộng đã qua chế biến như đậu phộng sa tế, đậu phộng rang muối, đậu phộng chiên,…
Hạt mắc ca
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Hạt mắc ca là một trong những sự lựa chọn tốt cho thai phụ trong tam cá nguyệt đầu tiên, vì chứa nhiều dưỡng chất hữu ích. Ước tính trong 100 gam hạt mắc ca sẽ chứa những thành phần dinh dưỡng sau:
Thành phần (100 gam)
Định lượng
Protein
2,2 gam
Chất xơ
2,3 gam
Phốt pho
56 mg
Magie
34 mg
Canxi
20 mg
Sắt
0,75 mg
Kẽm
0,37 mg
Vitamin B1
0,2 mg
Vitamin C
0,2 gam
Vitamin B6
0,1 mg
Công dụng của hạt mắc ca với sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu và thai nhi
Hàm lượng Phốt pho cao: Mang đến công dụng hỗ trợ hệ xương thêm chắc khỏe, nhằm nâng đỡ sức nặng của bào thai đang lớn.
Vitamin C: Giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời cải thiện làn da nhiều nám, sạm, mụn do nồng độ nội tiết tố nữ gia tăng.
Sắt: Có tác dụng tăng cường lượng máu cho cơ thể, tạo ra nhiều huyết sắc tố, giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Chất xơ: Mang đến khả năng làm giảm tình trạng táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa.
Cách ăn hạt mắc ca đúng cho mẹ bầu
Trong 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu chỉ nên ăn hạt mắc ca với lượng vừa phải khoảng 10 – 15 hạt mỗi ngày, đồng thời chia đều ra các buổi để cơ thể dễ dàng hấp thụ.
Mẹ bầu có thể dùng hạt mắc ca như món ăn vặt hoặc trộn salad, nghiền nhỏ nấu cháo, thêm vào canh để làm phong phú hương vị.
Một số lưu ý thai phụ 3 tháng đầu cần biết khi ăn hạt mắc ca
Để không gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hạt mắc ca.
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Nên lựa chọn hạt mắc ca nguyên chất, khô, rang tự nhiên. Tránh chọn loại bọc đường, rang muối vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Hạt đác
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Mẹ bầu trong 3 tháng đầu có thể ăn hạt đác để bồi bổ sức khỏe. Hạt đác vốn có hương vị khác biệt, hàm lượng dinh dưỡng cũng rất nổi bật. Ước tính trong 100 gam hạt đác có những thành phần dưỡng chất sau:
Thành phần (100 gam)
Định lượng
Canxi
91 mg
Protein
0,4 gam
Chất béo
0,2 gam
Carbohydrate
6 gam
Chất xơ
1,6 gam
Magie
9,1 gam
Phốt pho
243 mg
Công dụng nổi bật của hạt đác đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Hàm lượng Canxi: Có tác dụng hỗ trợ hình thành hệ xương cho thai nhi và ngăn ngừa bệnh loãng xương ở mẹ bầu.
Hoạt chất Alaktomannan: Mang đến khả năng làm giảm tình trạng uể oải, mệt mỏi, đau nhức xương khớp cho thai phụ.
Chất xơ: Giúp ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, táo bón, làm giảm tình trạng căng thẳng.
Axit Folic và Sắt: Hỗ trợ thai nhi phát triển trĩ não thật tốt.
Chất Axit Lauric: Giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Cách sử dụng hạt đác cho mẹ bầu
Mẹ bầu không nên dùng quá nhiều hạt đác vì sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Để giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn hạt đác với đồ ngọt.
Những lưu ý mẹ bầu 3 tháng cần biết khi sử dụng hạt đác
Để tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ, khi chế biến hạt đác mẹ bầu nên điều chỉnh độ ngọt vừa phải.
Thai phụ nên chọn mua hạt đác có màu đục. Vì hạt đác quá trong có thể đã bị xử lý hóa chất tẩy trắng.
Hạt điều
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Hạt điều giúp mẹ bầu bảo vệ tim mạch trong 3 tháng đầu, nên đưa vào khẩu phần ăn thường xuyên. Ước tính trong 100 gam hạt điều sở hữu những thành phần dinh dưỡng sau:
Thành phần (100 gam)
Định lượng
Kali
660 mg
Canxi
37 mg
Kẽm
5,78 mg
Folate
25 mcg
Vitamin K
34,1 mcg
Magie
292 mg
Chất xơ
3,3 gam
Phốt pho
593 mg
Protein
18,22 gam
Chất béo
43,85 gam
Carbohydrate
30,19 gam
Công dụng của hạt điều với mẹ bầu và thai nhi
Thành phần Canxi, Magie trong hạt điều góp phần xây dựng khung xương và cơ bắp khỏe mạnh cho thai nhi. Thành phần này cũng giúp thai phụ cải thiện tình trạng chuột rút, đau nửa đầu,…
Dưỡng chất của hạt điều cũng giúp thai phụ dễ hấp thu chất Sắt, nhằm ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, thiếu máu.
Thành phần Axit Folic trong hạt điều còn giúp hệ thống thần kinh và trí não của thai nhi phát triển. Ngoài ra, Axit Folic cũng hỗ trợ làm giảm thiểu nguy cơ dị tật nứt đốt sống ở thai nhi.
Cách sử dụng hạt điều cho mẹ bầu và thai nhi
Mỗi ngày mẹ bầu hãy tiêu thụ khoảng ¼ cốc hạt điều, tương đương 30 gam.
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Bên cạnh hạt điều rang sấy nguyên chất, mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ngon khác như hạt điều rang mật ong, dùng hạt điều với salad trái cây, sữa chua,…
Những lưu ý khi sử dụng hạt điều dành cho mẹ bầu
Thai phụ không nên ăn quá 200 gam hạt điều mỗi ngày. Lưu ý đừng dùng nhiều hạt điều cùng một lúc. Vì chúng có thể gây nổi mụn, nóng trong người.
Mẹ bầu nên ăn hạt điều rang thô, hạn chế dùng hạt điều tẩm đường, rang muối,… vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các hạt đậu
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể dùng các loại đậu như đậu lăng, đậu nành, đậu đen, đậu xanh,… Vì chúng chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu. Thành phần dinh dưỡng gồm có:
Thành phần (100 gam)
Đậu đen
Đậu nành
Đậu trắng
Protein
24,2 gam
34 gam
23,2 gam
Chất xơ
4 gam
4,5 gam
3,6 gam
Chất béo
1,7 gam
18,4 gam
2,1 gam
Carbohydrate
53,3 gam
24,6 gam
53,8 gam
Canxi
56 mg
165 mg
160 mg
Sắt
6,1 mg
11 mg
6,8 mg
Phốt pho
354 mg
690 mg
514 mg
Vitamin C
3 mg
4 mg
3 mg
Vitamin B1
0,5 mg
0,54 mg
0,54 mg
Folate
444 µg
375 µg
394 µg
Năng lượng
325 kcal
400 kcal
327 kcal
Công dụng của các loại đậu với mẹ bầu
Những loại đậu cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi và mẹ bầu, điển hình như Vitamin, Canxi, Kẽm, Sắt,…
Hàm lượng chất xơ trong các loại đậu giúp cải thiện triệu chứng đầy hơi, táo bón và hỗ trợ tiêu hóa.
Thường xuyên ăn các loại đậu giúp bổ sung thêm chất Sắt, Axit Folic, làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Thành phần Kẽm ngăn ngừa tình trạng chuột rút, làm giảm nguy cơ sinh non.
Cách sử dụng các loại hạt cho mẹ bầu
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Mẹ bầu nên bổ sung các loại đậu vào khẩu phần ăn hàng ngày thường xuyên. Thai phụ có thể chế biến đậu thành nhiều món ngon như cháo, súp, nước đậu, đậu rang,…
Những lưu ý mẹ bầu 3 tháng đầu cần biết khi dùng các loại đậu
Để trung hòa tác động xấu của Axit Phytic, các loại đậu cần được nấu chín kỹ khi chế biến. Hoạt chất này có thể gây ra những vấn đề tiêu cực cho hệ tiêu hóa, làm suy giảm chức năng não bộ, rối loạn Hormone.
Nhằm tránh bị khó chịu, đầy hơi, hạ huyết áp, mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên dùng các loại đậu với lượng vừa phải.
Tóm lại, bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì? Thai phụ trong tam cá nguyệt đầu tiên nên dùng các loại hạt với lượng phù hợp và đúng cách, nhằm phát huy tối đa hiệu quả, tránh tác dụng phụ. Nếu còn thắc mắc nào khác về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, mẹ bầu vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!