Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Một 3, 2022
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc bà bầu ăn nha đam được không, chúng ta hãy cùng khám phá xem loại thực phẩm này mang đến lợi ích gì nhé. Nha đam là nguyên liệu phổ biến thường được dùng để chế biến nước mát, sữa chua nha đam, chè,… Trong đó, nha đam có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, tăng hoạt động của nhu động ruột và chữa táo bón. Ngoài ra, nha đam còn hỗ trợ làm dịu vết thương và làm lành thương hiệu quả. Y học ghi nhận công dụng của nha đạm cụ thể như sau:
Chữa lành vết thương
Nha đam có hai phần chính là gel và vỏ. Phần gel có kết cấu như thạch, màu trong suốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gel nha đam có công dụng thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn đến 9 ngày. Nhờ đó, loại gel này thường được dùng để sản xuất các loại thuốc bôi ngoài da, làm lành vết bỏng nhẹ. Ngoài ra, gel nha đam cũng được đánh giá cao trong việc chống viêm nhiễm ngoài da.
Giảm tấy đỏ, sưng ở nướu
Nha đam được chứng minh tốt cho răng lợi. Trên thực tế, nhiều nhà sản xuất đã dùng gel nha đam làm thành phần chính để tạo ra những sản phẩm chăm sóc răng miệng, được đánh giá là an toàn và hiệu quả. Hàm lượng Vitamin C trong nha đam còn hỗ trợ ức chế sưng lợi, chảy máu và ngăn chặn các mảng bám.
Chống táo bón, nhuận tràng
Nha đam vốn nổi tiếng về khả năng nhuận tràng, nên được sử dụng để chữa táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, một vài đối tượng như trẻ em nếu ăn nhiều nha đam có thể bị tiêu chảy.
Làm mờ vết thâm và dưỡng da
Trong lĩnh vực làm đẹp, nha đam mang đến công dụng hữu ích. Trong đó, Axit Folic, Vitamin, Axit Cinnamic của gel nha đam có khả năng loại bỏ các lớp tế bào chết. Khi làn da không còn tế bào chết, thông thoáng sẽ giúp kích thích sản sinh tế bào mới và tái tạo da thêm trắng sáng, mịn màng, hồng hào hơn.
Tăng cường miễn dịch
Gel nha đam thúc đẩy tốc độ hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Đồng thời hỗ trợ quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Các hoạt chất chống viêm trong gel nha đam giúp kháng thể hoạt động mạnh mẽ và vô hiệu hóa những vi khuẩn gây hại. Do đó, gel nha đam thường được sử dụng để làm thuốc chữa nhiễm trùng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Thải độc, thanh nhiệt
Theo Đông y, nha đam có công dụng lọc máu, giải nhiệt, thanh lọc độc tố hiệu quả. Thế nên chúng ta thường sử dụng nha đam để chế biến thức uống mát gan, chè thanh nhiệt,…
Trên đây là những lợi ích mà nha đam mang đến cho cơ thể. Vậy bà bầu ăn nha đam được không?
Bà bầu ăn nha đam được không? Theo Hội Thai nghén Hoa Kỳ, mẹ bầu không nên dùng nha đam. Loại thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ, gây co thắt tử cung. Nha đam có khả năng khiến lượng đường trong máu giảm, mà điều này sẽ gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Bà bầu ăn nha đam được không? Nha đam có tác dụng xổ mạnh vì chứa chất Anthraquinone. Những loại thuốc nhuận tràng có chứa nha đam không an toàn cho thai kỳ và làm giảm lượng điện phân trong cơ thể. Mặc dù có nghiên cứu cho rằng mẹ bầu dùng ít nha đam thì vẫn an toàn. Tuy nhiên, tốt nhất thai phụ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng nha đam vì có thể truyền vào sữa mẹ. Tinh chất nha đam có tác dụng nhuận tràng cao nên tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho hệ tiêu hóa của em bé, dẫn đến tình trạng tiêu chảy và nôn mửa. Những món ăn chế biến từ nha đam như chè, sữa chua, nước mát,… cũng không được khuyến khích. Nhìn chung, mẹ bầu phải hết sức thận trọng và cân nhắc kỹ khi dùng nha đam.
Thắc mắc bà bầu ăn nha đam được không đã tìm ra câu trả lời. Vậy thai phụ khi ăn nha đam có hại gì không?
Mẹ bầu nhất là trong 3 tháng đầu không nên ăn những món chế biến từ nha đam như chè, nước mát, sữa chua,… Vì chúng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ, cụ thể gồm có:
Bà bầu ăn nha đam được không? Với những tác hại ở trên, thai phụ không nên ăn nha đam nhiều và thường xuyên.
Thắc mắc bà bầu ăn nha đam được không đã có câu trả lời. Các chuyên gia cho rằng mẹ bầu không nên ăn nha đam, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy nếu thai phụ muốn ăn thì phải thưởng thức như thế nào cho hợp lý? Nha đam về cơ bản không phù hợp với mẹ bầu và phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, không có nghĩa là nếu “lỡ miệng” ăn nha đam thì sẽ gây nguy hiểm. Nếu dùng với lượng vừa phải thì mẹ bầu không cần lo lắng. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước lúc ăn.
Phụ nữ cho con bú và mẹ bầu có thể ăn nha đam với lượng được khuyên dùng. Nếu sử dụng để chế biến thuốc thì tránh dùng hơn ½ kg nha đam khô. Nếu làm món ăn thì liều lượng cho phép là không vượt quá 100 gam gel nha đam mỗi ngày. Ngoài ra, bạn phải lau rửa lá nha đam thật kỹ khi dùng để nấu chè. Bạn nên chế biến phần thịt nha đam sao cho hoàn toàn chín. Cách này sẽ hạn chế đến mức tối đa những độc tính của nha đam. Khi bụng đói, mẹ bầu không nên ăn các món chứa nha đam vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Khi mang thai, nha đam không phải là thực phẩm được khuyến khích, nhưng nó lại cung cấp nhiều dưỡng chất hữu ích cho làn da. Gel nha đam có khả năng chữa rạn da rất tốt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu chỉ cần bóp nhẹ lá nha đam tươi để lấy phần gel và bôi lên vết rạn. Sau đó đợi cho phần gel thấm vào da khoảng 15 – 20 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
Ngoài ra, thai phụ cũng có thể kết hợp nha đam với dầu dừa, dầu olive để tạo thành hỗn hợp dưỡng da. Công thức này sẽ mang đến cho bạn làn da săn chắc. Mỗi ngày, thai phụ nên bôi trực tiếp gel nha đam lên vết rạn. Nếu kiên trì thực hiện thường xuyên sẽ giúp phòng tránh và giảm thiểu tình trạng rạn da.
Nước nha đam được mẹ bầu yêu thích vì dễ uống, có tính mát, giúp khắc phục tình trạng táo bón. Vì không thể dùng nước nha đam thường xuyên nên mẹ bầu hãy chọn những loại thức uống khác thay thế nhé. Dưới đây là một số loại nước uống giải nhiệt ngon miệng mà mẹ bầu nên tham khảo: