Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 5 22, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp câu hỏi bà bầu bị quai bị có sao không một cách đầy đủ và chính xác nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu triệu chứng khi thai phụ mắc quai bị trước nhé.
Quai bị là một căn bệnh phổ trên toàn cầu. Vùng dân cư đông đúc, khí hậu lạnh, điều kiện sống kém có tỷ lệ mắc cao. Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị thuộc nhóm Paramyxoviridae gây ra. Trong thiên nhiên, con người là ký chủ duy nhất của bệnh quai bị. Dù có hay không xuất hiện dấu hiệu, quai bị cũng tạo miễn dịch kéo dài và bền vững, hiếm khi mắc lại lần thứ hai.
Thời điểm bệnh thường xuất hiện là vào mùa đông, xuân. Đối tượng hay mắc phải là trẻ em (bệnh quai bị ở trẻ em), những người chưa được tiêm vacxin phòng bệnh và phụ nữ mang thai.
So với trẻ em hoặc người bình thường, bà bầu khi nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng nặng hơn. Nguyên nhân mắc bệnh thường là do tiếp xúc gián tiếp hoặc trực tiếp với nguồn lây nhiễm qua vật dụng cá nhân, thực phẩm, đường hô hấp,…
Các dấu hiệu đặc trưng khi nhiễm bệnh quai bị là sốt từ 38 – 40 độ C trong giai đoạn khởi phát, kèm theo suy nhược cơ thể, nhức đầu buồn nôn và kéo dài từ 6 ngày đến 2 tuần. Đặc biệt, nhai nuốt thức ăn rất khó, một hoặc hai bên má sưng. Bên cạnh đó, xuất hiện viêm tuyến mang tai, sưng đau ở cả hai hoặc một phía, sờ nóng, ấn không lõm, bóng, căng, ấn đau sau sốt từ 24 – 48 tiếng, họng viêm đỏ, đau khi há miệng, nước bọt ít, quánh,…
Theo các chuyên gia, khoảng 1/3 trường hợp quai bị ở thai phụ không có biểu hiện. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Có nhiều trường hợp, mẹ lại nhầm lẫn những triệu chứng trên với bệnh viêm tuyến nước bọt, mọc “răng khôn” nên dẫn đến điều trị trễ rất nguy hiểm. Vậy bà bầu bị quai bị có sao không, ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?
Trong trường hợp thai phụ mắc quai bị, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị thích hợp thì sẽ vấn giúp mẹ và bé khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy khi mẹ bầu bị quai bị, thì mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Bà bầu bị quai bị có sao không? Phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị đối mặt với nguy cơ sưng buồng trứng hoặc ở các bộ phận khác của vú. Mẹ bầu cũng cảm thấy không thoải mái vì đau đầu, sốt tùy theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Quai bị có thể dẫn đến biến chứng mất thính lực, nhiễm trùng não nhưng trường hợp này cực kỳ hiếm gặp.
So với lúc bình thường, hệ miễn dịch của bà bầu khi mắc bệnh quai bị sẽ kém hơn, tốc độ phát triển triệu chứng trở nên nhanh chóng. Thai phụ sẽ bị đau họng, amidan sưng to, sốt cao, hàm khó nhai nuốt dẫn đến giảm sức ăn. Từ đó, quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng bị ảnh hưởng lớn.
Bệnh quai bị có thể ngăn cản sự phát triển của thai nhi. Là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt là khi mẹ bầu mắc bệnh vào ba tháng cuối hoặc ba tháng đầu của thai kỳ.
Mặc dù trong thời kỳ mang thai mắc quai bị sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của người mẹ, do tình trạng nhiễm siêu vi mạnh hơn. Tuy nhiên nguy cơ dị tật của thai nhi sẽ không tăng lên, ngay cả khi vi khuẩn đã hiện diện trong nhau thai. Nhất là vào các tháng giữa thai kỳ, tỷ lệ dị tật thai nhi rất thấp. Chỉ một vài trường hợp cực kỳ hiếm ngay sau sinh hoặc 10 ngày sau khi trẻ chào đời bị dị tật viêm tuyến mang tai.
Thắc mắc bà bầu bị quai bị có sao không đã được giải đáp, vậy cách chữa trị và chăm sóc như thế nào để giúp cải thiện tình hình sức khỏe của thai phụ hiệu quả, an toàn, nhanh chóng?
Hiện nay, chưa có cách thức điều trị đặc hiệu nào cho mẹ bầu khi mắc quai bị, ngoài những liệu pháp hỗ trợ thông thường như:
Ngoài ra, thai phụ có thể áp dụng những mẹo chữa quai bị theo dân gian. Nhưng phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước về liều lượng, cách thức thực hiện,… để đảm bảo an toàn, không mang đến tác dụng phụ.
Bên cạnh thắc mắc bà bầu bị quai bị có sao không, bạn nên nắm rõ cách phòng bệnh khi mang thai, cụ thể là:
Bà bầu cần đi khám ngay để xác định bản thân có mắc quai bị hay không, khi xuất hiện các triệu chứng sưng viêm quai hàm kèm theo sốt. Bác sĩ sẽ có biện pháp làm giảm những tình trạng sưng hàm, ho, sốt cho mẹ.
Để tầm soát bệnh, đảm bảo an toàn cho con yêu và bản thân, mẹ nên khám thai định kỳ ở các tuần 12, 22, 32,… sau khi triệu chứng quai bị thuyên giảm. Thực tế, nhiều mẹ bầu khi mắc quai bị vì ngại con sinh ra dị tật nên đã vội vàng nghĩ đến chuyện phá thai. Tuy nhiên, hiện không có chỉ định đình chỉ thai nghén khi mẹ bầu mắc quai bị. Do đó, bạn đừng quá gấp gáp mà hãy đến cơ sở y tế thăm khám, để bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ.
Trong trường hợp mắc bệnh và đã chữa khỏi, mẹ bầu vẫn nên khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm soát tình hình phát triển của em bé, xem có xuất hiện biến chứng nguy hiểm gì không. Mẹ bầu đừng quá lo lắng, vì nếu được chữa trị kịp thời, đúng cách, em bé sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường.
Khi có ý định mang thai, các chuyên gia khuyên chị em nên tiêm vacxin để ngừa bệnh quai bị. Không nên chủng ngừa lúc mang thai, vì hệ miễn dịch của mẹ bầu vốn yếu ớt, trẻ dễ bị tác động xấu từ các virus sống có trong vacxin. Ngoài ra, thai phụ nên chủ động tránh tiếp xúc với người nghi ngờ bị nhiễm bệnh quai bị.