Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 22, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu phương pháp chăm sóc bệnh nhân quai bị tốt nhất, chúng ta cần biết cách nhận ra các triệu chứng điển hình lúc mắc quai bị, cụ thể là:
Triệu chứng quai bị ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tương tự nhau và rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân chỉ xuất hiện dấu hiệu nhẹ hoặc hoàn toàn không có triệu chứng gì. Khi bị nhiễm quai bị, tuyến nước bọt mang tai thường sẽ sưng lên, cả hai hoặc một bên má của người bệnh trở nên phúng phính hơn.
Bên cạnh đó, bệnh quai bị còn biểu hiện qua một số triệu chứng khác như khô miệng, chán ăn, nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sốt cao đột ngột,… Sau khi sốt 1 đến 3 ngày, khu vực tuyến nước bọt bắt đầu đau nhức, sưng to. Đa phần người bệnh sẽ sưng một bên, khiến khuôn mặt bị biến dạng, khó nuốt, khó nhai.
Theo số liệu thống kê, có khoảng 10% ca bệnh ở nam giới bị sưng tinh hoàn, trong khi đó phụ nữ dễ đối mặt với tình trạng sưng buồng trứng. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác nhưng ít gặp hơn là viêm màng não, viêm tụy. Bên cạnh đó, cần lưu ý thêm một số dấu hiệu nguy hiểm của quai bị nên có sự can thiệp nhanh chóng từ bác sĩ là co giật, đau đầu dữ dội, khó tập trung hoặc suy nghĩ, cứng gáy,…
Sau khi biết cách nhận ra bệnh nhân mắc quai bị. Bạn nên tham khảo ngay phương pháp chăm sóc bệnh nhân quai bị tốt nhất được Đa khoa Phương Nam chia sẻ bên dưới nhé.
Nhằm tránh lây nhiễm quai bị cho người khác, bệnh nhân cần được cách ly đến khi nào hết sưng. Nếu trong gia đình có người mắc quai bị, những thành viên khác không được dùng chung đồ cá nhân và phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc.
Việc ăn uống của người bệnh sẽ gặp khó khăn do tuyến nước bọt sưng. Vì vậy để giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn, cần cho bệnh nhân dùng thức ăn lỏng. Người mắc quai bị nên kiêng đồ uống có chất kích thích và thức ăn chua. Do những loại thực phẩm này có thể khiến bệnh bị biến chứng, tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến tốt, người mắc quai bị nên dùng thực phẩm mềm trước, đừng vội ăn món cứng ngay. Quai bị thường khiến cơ thể mất nước và sốt, thế nên người bệnh cần được bổ sung nước thường xuyên. Đồng thời, lưu ý bổ sung đa dạng rau xanh, dưa đỏ và xoài để bổ sung khoáng chất, Vitamin cần thiết, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Người bị quai bị cần kiêng gió và nước lạnh vì sẽ khiến cơ thể bị sưng và đau hơn. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh, thì người bệnh có thể tắm bằng nước ấm và tắm nhanh. Tránh ra ngoài trời gió mạnh, gió to, nên trong phòng nghỉ ngơi, nếu trời nóng cần bật quạt thì nên để chế độ quạt nhẹ.
Khi chăm sóc bệnh nhân quai bị là trẻ nhỏ cần tạo điều kiện cho trẻ nghỉ ngơi, cách ly, không được đùa giỡn quá mạnh vì tình sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là tinh hoàn của bé trai, rất dễ gặp biến chứng. Cần mặc quần lót để nâng tinh hoàn, giảm đau trong trường hợp bị viêm tinh hoàn.
Khi trẻ sốt, phụ huynh có thể cân nhắc cho con dùng Paracetamol để chữa đau đầu, hạ nhiệt với hàm lượng 1 mg Paracetamol trên 1 kg thể trọng. Bố mẹ nên chọn vị chanh hoặc cam cho trẻ dễ uống, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước lúc áp dụng, không tự ý sử dụng thuốc uống thuối bôi. Mẹ có thể dán miếng hạ sốt cho con, khi bé phát sốt nhưng chưa đến cử uống thuốc. Dùng khăn nóng lau qua người và nghỉ ngơi trên giường bệnh cho đến khi hạ sốt.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc quai bị cần giữ vệ sinh thân thể thường xuyên, súc miệng bằng sản phẩm chuyên dung hoặc nước muối sinh lý để hạn chế môi trường phát triển thuận lợi của vi khuẩn. Nếu tình trạng sốt kéo dài, không thuyên giảm dù đã cố gắng áp dụng phương pháp hạ nhiệt tại nhà hoặc xuất hiện biến chứng nguy hiểm, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bác sĩ thăm khám gấp.
Trên đây là cách chăm sóc bệnh nhân quai bị tốt nhất, bạn hãy tham khảo thật kỹ trước khi áp dụng nhé!
Nhằm hạn chế lây lan cho cộng đồng, người mắc quai bị thường được yêu cầu cách ly tại nhà tối đa 14 ngày và tối thiểu 7 ngày kể từ khi phát bệnh. Tuy nhiên, người thân sống cùng cũng đối mặt với nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu không biết cách phòng tránh. Do đó, cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
Bạn thấy đấy, bên cạnh phương pháp chăm sóc bệnh nhân quai bị, việc tìm hiểu những lưu ý để tránh lây lan bệnh trong nhà cũng vô cùng quan trọng. Hãy ghi nhớ và áp dụng khi cần nhé!
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân quai bị, chúng ta cần theo dõi những giai đoạn phát triển bệnh và nhận biết được các biến chứng nguy hiểm để kịp thời xử lý, cụ thể như sau:
Giai đoạn khởi phát
Sau thời gian ủ bệnh từ 18 – 21 ngày, người mắc quai bị sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi toàn thân, ăn ngủ kém, sốt từ 38 – 39 độ C.
Giai đoạn toàn phát
Sau khi sốt 24 – 48 tiếng, bệnh nhân sẽ bị viêm sưng tuyến mang tai. Thường sưng một bên cằm dưới mang tai trong thời gian đầu, sau 1 đến 2 ngày sưng tiếp phía còn lại. Đối với trẻ nhỏ, thường sưng cả hai bên.
Vùng da má bị sưng căng, bóng, sờ nóng, ấn không lõm, không đau, đỏ, nước bọt quánh, ít và hai bên sưng viêm thường bất cân xứng. Ba vị trí sưng đau điển hình của triệu chứng viêm tuyến nước bọt do quai bị là điểm mỏm xương chũm, góc xương hàm dưới và góc thái dương – hàm.
Giai đoạn lui bệnh
Tuyến nước bọt mang tai hết sưng sau 8 – 10 ngày, thường hết sốt sau 3 – 4 ngày phát bệnh, hạch sưng sẽ kéo dài thêm một chút. Nếu điều trị, kiêng cữ tốt, đa số bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong vòng 10 ngày và không xuất hiện biến chứng. Trong trường hợp người bệnh đối mặt với các biến chứng như giảm bạch cầu, viêm cơ tim, viêm màng não, viêm tụy cấp tính, viêm não,… thì thời gian hồi phục sẽ lâu và nguy hiểm hơn.
Khi chăm sóc bệnh nhân quai bị, bạn cần nhận biết được những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
So với trẻ em, người lớn mắc quai bị sẽ dễ gặp biến chứng nguy hiểm và bệnh cũng thường tiến triển nặng hơn. Ngay cả khi tỷ lệ mắc biến chứng khá thấp, nhưng hậu quả để lại rất khó lường, điển hình như vô sinh, thậm chí đe dọa đến tính mạng.