Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 19, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh quai bị có được tắm không. Chúng ta cần biết cách nhận biết khi mắc bệnh quai bị. Cụ thể như sau:
Triệu chứng của bệnh quai bị thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi bị lây nhiễm virus, trong những tuần tiếp theo sẽ giảm dần. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết là sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (ở vùng hàm và má). Tình trạng sưng đau này nếu diễn biến nặng có thể đến mức không còn nhìn thấy được phần góc của xương hàm. Khoảng 25% người bệnh quai bị chỉ bị sưng một bên. Ngoài ra, một bên mang tai có thể sưng trước bên kia. Trong một số trường hợp ít gặp, dưới lưỡi và các tuyến nước bọt ở hàm dưới cũng có thể sưng đau.
Thường nhầm lẫn triệu chứng của bệnh quai bị với sưng tuyến nước bọt do cúm hay sưng hạch bạch huyết. Ngoài những dấu hiệu điển hình, một số triệu chứng khác có thể xảy ra trước đó như mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau đầu, sốt nhẹ kéo dài 3 – 4 ngày,… Một số bệnh nhân chỉ xuất hiện triệu chứng không đặc hiệu, thậm chí hoàn toàn chẳng có dấu hiệu nhận biết nào.
Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết bệnh quai bị nếu chẳng may gặp phải. Vậy mắc bệnh quai bị có được tắm không?
Quai bị vốn được xem là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus có tên Paramyxovirus, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em ở độ tuổi 13 đến 14. Thỉnh thoảng người bệnh có thể rơi vào độ tuổi 18 đến 20. Đối tượng ít khi mắc bệnh này là người già và trẻ dưới 2 tuổi. Những dấu hiệu ở tuyến nước bọt sau mang tai sẽ cho bạn biết có bị bệnh hay không, cụ thể là viêm tuyến tụy, viêm màng não, viêm tuyến sinh dục và tại một số cơ quan khác.
Quai bị thường tự khỏi và lành tính, cơ thể sẽ miễn dịch suốt đời sau khi mắc bệnh. Hiện nay, quai bị chưa có thuốc đặc trị. Bác sĩ chỉ chữa được những biến chứng do quai bị gây ra. Có một số thông tin cho rằng mắc bệnh quai bị không được tắm. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, bệnh nhân vẫn có thể tắm, nhưng thời gian thực hiện phải nhanh và không được sử dụng nước lạnh.
Nhằm giúp quá trình chữa trị bệnh thêm nhanh chóng, bạn hãy cung cấp thêm Vitamin C để nâng cao sức đề kháng, điển hình như uống 1 ly nước cam mỗi ngày. Đồng thời, tránh dùng những loại trái cây có Axit, vị chua như sấu, cóc, me, xoài, bưởi, dứa,… vì sẽ kích thích tuyến nước bọt, khiến bệnh lâu hồi phục hơn. Nhiều bạn thắc mắc cam có vị chua nhưng cam lại nâng cao sức đề kháng vậy “bị quai bị có nên uống nước cam?” Bạn vẫn có thể uống nước cam nhưng hãy uống nước cam ngọt.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giải đáp xong câu hỏi mắc bệnh quai bị có được tắm không. Và vấn đề được đặt ra tiếp theo là bệnh quai bị có được gội đầu không? Theo bác sĩ, bệnh nhân đang mắc quai bị vẫn có thể gội đầu, để giúp giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, đừng vì quá kiêng cữ mà tuyệt đối không tắm gội gì. Tuy nhiên, quá trình gội đầu phải diễn ra nhanh chóng hết mức có thể. Đồng thời nhất định phải sử dụng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi gội đầu lúc mắc bệnh quai bị.
Ngoài giữ vệ sinh cơ thể tốt, người bị bệnh quai bị cần chú ý vệ sinh phòng ngủ và nhà cửa cẩn thận. Đặc biệt bạn nên giặt giũ ga trải giường, gối nệm sạch sẽ để tạo môi trường thoải mái từ đó giúp người bệnh thoải mái và mau khỏi bệnh hơn.
Ngoài ra, bệnh quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm, có tính lây nhiễm trong cộng đồng rất cao qua đường ho, hắt hơi, sử dụng chung đồ vật, ăn uống chung với người nhiễm bệnh, hôn. Vì thế giữ gìn vệ sinh chính là phương pháp phòng ngừa lây nhiễm quai bị tốt nhất.
Sau khi đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc bệnh quai bị có được tắm không. Bạn cần kiêng cữ một số điều sau để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn: