Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 20, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh quai bị có phải kiêng gió không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quan về quai bị.
Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm. Biểu hiện đặc trưng là các tuyến nước bọt bị sưng. Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 đến 14 là đối tượng thường mắc quai bị nhất. Bên cạnh đó, người lớn tuổi, thành niên, nhóm trẻ lớn cũng có nguy cơ bị bệnh với tỷ lệ thấp. So với nữ giới tỷ lệ mắc quai bị ở nam giới cao hơn.
Bệnh quai bị ở Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 10 – 40 ca trên 100.000 dân. Tập trung chủ yếu ở hai khu vực là Tây Nguyên và miền Bắc. Mặc dù bệnh quai bị có tỷ lệ tử vong thấp, thường không vượt quá 1/100.000 dân, tuy nhiên biến chứng để lại khá nặng nề, điển hình như dẫn đến viêm nhiều tuyến, viêm não, viêm màng não,…
Các chuyên gia khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình thật tốt, người dân nên chủng ngừa vacxin phòng quai bị đầy đủ. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám, chữa trị kịp thời. Vậy bệnh quai bị có phải kiêng gió không?
Bệnh quai bị có phải kiêng gió không là thắc mắc của rất nhiều người. Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp chi tiết cho bạn ngay dưới đây:
Quai bị vốn dĩ là bệnh truyền nhiễm và dễ lây lan thông qua một loại virus có tên Paramyxovirus. Các triệu chứng thường thấy như mệt mỏi khó chịu, cơ thể bị sốt, viêm tuyến nước bọt, quai hàm bị sưng,… Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh quai bị có khả năng gây ra nhiều biến chứng nặng nề như vô sinh (đặc biệt ở nam giới), viêm não,… Do đó, trong quá trình bị bệnh, nên kiêng cữ, chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Quan niệm phải kiêng gió trời khi mắc quai bị đã được ông bà ta lưu truyền từ lâu. Vì người xưa cho rằng bệnh sẽ mau lành hơn khi kiêng gió và nước. Sau nhiều thế hệ, quan điểm này vẫn được lưu truyền và đa phần trong chúng ta tin tưởng thực hiện theo. Thế nhưng, suy nghĩ trên vẫn cần được khoa học chứng mình rõ ràng, nhằm giúp hiệu quả chữa bệnh quai bị đạt ở mức cao nhất.
Như bạn đã biết, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng sẽ bị suy yếu khi mắc bệnh quai bị. Trong giai đoạn này, cơ thể rất dễ bị virus, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài tấn công. Do đó, sức đề kháng sẽ càng thêm suy yếu, khi bạn thường xuyên tiếp xúc với gió và nước.
Bạn sẽ rơi vào tình trạng “quai bị chưa đi, cảm lạnh, cảm cúm đã kéo về” vì sức đề kháng yếu. Thậm chí, nếu quá nặng tính mạng sẽ bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, việc ra gió sẽ góp phần lây lan bệnh nhanh hơn thông qua việc phát tán virus vào không khí. Do đó, bạn cần hạn chế tiếp xúc với gió trời và nước trong thời gian mắc quai bị. Để tránh lây lan, bạn hãy tránh ra gió và tiếp xúc với mọi người. Thế nhưng bệnh quai bị có phải kiêng gió quạt không?
Câu hỏi quai bị có phải kiêng gió quạt không xuất phát từ những người mắc bệnh vào mùa hè nóng bức, khó chịu do nhiệt độ không khí cao. Như đã giải thích ở phần trên, nhằm giúp bệnh chóng lành và tránh phát tán virus rất cần phải kiêng gió. Vì thế, việc dùng quạt khi mắc quai bị không được khuyến khích. Tuy nhiên, trong trường hợp thời tiết quá nóng, bạn vẫn có thể dùng quạt, nhưng tránh sử dụng quá lâu và bật ở chế độ cao. Cách này giúp cơ thể đỡ nóng bức hơn, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.
Ngoài ra, trong quá trình bệnh bạn đừng quên vệ sinh thân thể bên cạnh việc kiêng gió. Hãy lau người bằng khăn thấm nước ấm. Không nên tắm bằng nước lạnh hoặc ở nơi có gió. Bạn cần hiểu rằng, việc kiêng gió không phải là bắt buộc một cách tuyệt đối. Nhưng để điều trị bệnh tốt nhất, nên hạn chế tối đa tiếp xúc với gió.
Thắc mắc bệnh quai bị có phải kiêng gió không đã được giải đáp. Vậy ngoài gió và nước cần kiêng gì nữa để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn?
Nhằm hỗ trợ tiến trình chữa trị quai bị tốt hơn, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây:
Đặc biệt sữa và trứng là thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng, nên khá nhiều đọc giả thắc mắc “bị quai bị có được uống sữa không” hay “quai bị có được ăn trứng không“. Bạn không nên quá lo lắng nhé, đây đều là những thực phẩm có thể dùng trong khi bị quai bị. Đặc biệt trong thời gian bị bệnh, bạn phải kiêng cữ nhiều món ăn vì thế có thể bổ sung sữa để hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Tóm lại, việc chữa bệnh quai bị có nhanh chóng, hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc lớn vào cách chăm sóc bản thân của bạn, bên cạnh đó cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.