Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 8, 2022
Mục Lục Bài Viết
Biểu hiện bệnh dại ở chó mèo khá dễ nhận biết thông qua một số dấu hiệu cụ thể. Bệnh dại ở chó sẽ thể hiện thông qua sự thay đổi hành vi thông thường của nó, ví dụ như:
Thời kỳ tiền lâm sàng: Chó trốn vào khu vực kín đáo, góc tối. Miễn cưỡng đến gần chủ hoặc tỏ ra phấn khích thái quá. Thỉnh thoảng tru lên từng hồi, sủa vu vơ hoặc bồn chồn,…
Thời kỳ điên cuồng:
Thời kỳ bại liệt:
Không xuất hiện các dấu hiệu điên cuồng như trên, ở thể dại câm chó chỉ có biểu hiện buồn rầu. Chó có khả năng bị liệt nửa người, một phần cơ thể hoặc 2 chân sau. Nhưng thường là bị liệt cơ hàm, hàm trễ xuống, mồm luôn hé mở, lưỡi thè ra ngoài. Con vật không sủa hoặc cắn được, chỉ gầm gừ, nước dãi chảy lòng thòng. Quá trình này tiến triển khá nhanh, chỉ mất từ 2 – 3 ngày vì hành tủy của con vật bị virus tác động khiến hệ hô hấp và tuần hoàn rối loạn sớm hơn.
Mèo vốn quen sống một mình nên ít có nguy cơ mắc bệnh dại hơn chó. Ở mèo, bệnh dại cũng tiến triển tương tự như chó. Mèo mắc bệnh dại thường núp vào bóng tối, chỗ vắng, bồn chồn, không nằm yên một chỗ, hay kêu. Khi có người chạm vào nó sẽ phản ứng mạnh bằng cách cào, cắn, gây ra các vết thương sâu, dễ tạo điều kiện cho virus dại xâm nhập.
Giai đoạn ủ bệnh dại ở mèo có khả năng kéo dài từ 2 – 10 ngày. Mèo sẽ có một số thay đổi về thể trạng trong khoảng thời gian này với các biểu hiện không rõ ràng, cụ thể bao gồm:
Thể dại đơ ở mèo khá phổ biến. Mèo hiếm khi cắn xe hay có biểu hiện hung dữ. Mèo mắc chứng dại đơ sẽ ủ rũ, hoảng loạn và lờ đờ. Những triệu chứng của thể dại đơ hay bại liệt gồm có:
Thể dại điên cuồng ở mèo có những biểu hiện như sau:
Thể dại cuồng ít phổ biến hơn thể dại đơ. Tuy nhiên vì mèo có hành vi bất thường, hung hãn nên bạn phải liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật để được hỗ trợ.
Bệnh dại có thể lây truyền từ mèo mang virus sang mèo khỏe mạnh trong quá trình ẩu đả. Vì thế, nếu bạn đang nuôi mèo hãy kiểm tra xem trên người chúng có vết cắn, trầy xước hay không. Virus dại có khả năng ký sinh trên lông hoặc da mèo đến 2 tiếng. Do đó trước khi bế mèo kiểm tra, bạn hãy mặc quần áo dài và mang găng tay. Hãy đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay nếu thấy chúng có những dấu hiệu như: Xuất hiện vết cắn, trầy xước, lông xù lên với vùng nước bọt đã khô,…
Trên đây là các biểu hiện bệnh dại ở chó mèo. Bạn hãy theo dõi vật nuôi của mình và có biện pháp phòng ngừa, xử trí phù hợp. Vậy trong trường hợp chó mèo bị bệnh dại chúng sẽ sống được bao lâu? Hãy xem tiếp bài viết để tìm hiểu bạn nhé.
Bệnh dại thường biểu hiện thông qua 2 giai đoạn chính là:
Thời kỳ ủ bệnh:
Thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy vào loại virus, độc lực của nó và vị trí vết cắn. Đa phần bệnh sẽ phát tán trong 21 – 30 ngày sau khi con vật bị nhiễm virus dại. Thời gian ủ bệnh trung bình ở chó là 10 ngày. Các dấu hiệu này thường khó phát hiện hoặc dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng của những căn bệnh khác. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán bệnh dại cho vật nuôi ở giai đoạn này là cực kì khó khăn. Chủ nuôi cần nhận sự giúp đỡ từ bác sĩ thú y có kinh nghiệm và chuyên môn.
Thời kỳ phát bệnh:
Thường được chia thành 2 thể là dại câm (bại liệt) và điên cuồng. Trên thực tế, nhiều con chó bị bệnh dại sẽ biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng xem kẽ nhau. Thời gian đầu có triệu chứng bị kích động, điên cuồng sau đó chuyển sang dạng ức chế và bại liệt.
Với thể dại điên cuồng, vật nuôi sẽ chết trong 3 – 8 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Thể dại câm sẽ tiến triển nhanh chóng hơn, chỉ mất từ 2 – 3 ngày.
Để phòng ngừa bệnh dại ở chó mèo, bạn cần cho chúng tiêm chủng định kỳ hàng năm. Với chó con, hãy đưa chúng đi tiêm lần đầu lúc được 4 tuần. Nếu chó mẹ đã được chủng ngừa dại thì hãy tiêm cho chó con lúc 3 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại 1 lần/năm.
Bạn phải giám sát chó thường xuyên, nên nuôi trong nhà, không được thả rông ra ngoài đường. Phải có người để ý và theo dõi khi dắt chó ra nơi công cộng. Bạn cần đưa chó, mèo đến cơ sở thú y gần nhất nếu thấy chúng có biểu hiện bất thường như sốt cao, ăn ít hoặc bỏ ăn, hung dữ, dễ kích động,…
Ngoài ra, bạn cần vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khử trùng những khu vực xung quanh con vật bị bệnh dại hoặc nghi nhiễm (nhất là với nước bọt). Nếu vật nuôi chết cần đốt xác hoặc mang đi chôn.