Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Mực Được Không? Thông Tin Hữu Ích

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Mực Được Không? Thông Tin Hữu Ích

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng hai 8, 2022

Mực là loại hải sản bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ngon. Hàm lượng dưỡng chất của mực rất hữu ích cho sức khỏe. Thế nhưng nếu đang mang bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Nên ăn như thế nào đúng cách để hạn chế tác dụng phụ, nâng cao hiệu quả? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thai phụ 3 tháng đầu có thể ăn mực với lượng vừa phải và được chế biến kỹ. Vì mực có chứa hàm lượng nhỏ thủy ngân. Nếu lạm dụng sẽ làm thủy ngân tích tụ, ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, thai phụ 3 tháng đầu cũng phải chọn được mực tươi, sơ chế cẩn thận, sạch sẽ để khử mùi tanh.

Mực là loại hải sản có nhiều Canxi, Protein, Magie, Phốt pho, Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin E,… Nhờ đó thai phụ ăn mực sẽ bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất hữu ích, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng suy nhược, mỏi mệt, ngăn ngừa loãng xương,…

bau-3-thang-dau-an-muc-duoc-khong-1
Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?

Mối liên hệ giữa mực và thủy ngân

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Mẹ bầu ở giai đoạn này muốn ăn mực phải cẩn thận. Vì có một mối liên hệ giữa mực và thủy ngân. Mực cũng như nhiều loại hải sản khác luôn sở hữu nhiều chất đạm và Omega-3. Tuy nhiên chúng lại chứa thủy ngân. Trong khi đó, thủy ngân là chất độc có hại cho cơ thể, tác động xấu đến sức khỏe mẹ bầu và hệ thần kinh của thai nhi.

Thế nhưng mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Vì mực chứa ít thủy ngân hơn so với những loại hải sản khác. Nếu ăn mực với lượng vừa phải sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy mang thai 3 tháng đầu ăn mực có lợi ích gì?

Mang thai 3 tháng đầu ăn mực có lợi ích gì?

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất có thể ăn mực vì loại thực phẩm này sở hữu nhiều dưỡng chất hữu ích cho sức khỏe. Ước tính trong 100 gam mực chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

Thành phần Định lượng
Protein 16,3 gam
Lipid 0,9 gam
Canxi 14 mg
Sắt 0,6 mg
Magie 33 mg
Mangan 0,04 mg
Phốt pho 150 mg
Kali 273 mg
Natri 44 mg
Kẽm 0,7 mg
Đồng 1891 mg
Selen 44,8 mg
Vitamin C 5 mg
Vitamin B1 0,01 mg
Vitamin B2 0,06 mg
Vitamin B6 0,056 mg
Vitamin PP 1 mg
Folate 5 µg
Vitamin B12 1,3 µg
Vitamin A 10 µg
Vitamin E 1,2 mg

Bạn thấy đấy những dưỡng chất quan trọng như Kẽm, Magie, Phốt pho, Kali, Canxi, Selen, Natri, Folate có hàm lượng cao hơn. Thế nên mẹ bầu ăn mực sẽ cải thiện sức khỏe thai kỳ hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng cụ thể mà các dưỡng chất từ mực đang đến:

Lợi ích của lượng Kali dồi dào

Để nuôi dưỡng bào thai và cơ thể trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần một lượng máu nhiều hơn so với bình thường. Lượng máu tăng lên làm cơ thể cần thêm khoáng chất Kali để tạo ra nhiều điện giải, hỗ trợ cân bằng toàn bộ chất lỏng. Mẹ bầu 3 tháng đầu thiếu Kali sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, ốm nghén, chuột rút,… Mực tươi có hàm lượng Kali rất cao. Do đó thưởng thức mực sẽ là cách bổ sung Kali cho cơ thể hiệu quả. Giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm tình trạng chán ăn, nôn mửa, buồn nôn, nhạy cảm với mùi thức ăn,…

Hàm lượng Đồng có trong mực giúp cung cấp máu cho mẹ bầu

Mẹ bầu sẽ nạp vào cơ thể khoáng chất Đồng khi ăn mực, có tác dụng kết hợp với Sắt tạo ra hồng cầu. Nhờ đó cung cấp thêm máu cho thai phụ trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thời điểm này cơ thể mẹ bầu cần nhiều máu hơn bình thường để nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh. Ngoài ra, khoáng chất Đồng còn giúp chuyển hóa Glucose cung cấp năng lượng cho thai nhi phát triển. Bên cạnh đó, Đồng còn hỗ trợ tạo ra tế bào mới, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, tốt cho hệ thần của thai nhi,…

Magie và Vitamin B6 có trong mực làm giảm tình trạng mệt mỏi ở bà bầu 3 tháng đầu

Magie và Vitamin B6 có tác dụng làm giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi của mẹ bầu. Thai phụ 3 tháng đầu thường mệt mỏi, lo âu, suy nghĩ tiêu cực. Nguyên nhân là do nồng độ Estrogen gia tăng. Magie cũng có vai trò vô cùng quan trọng với mẹ bầu. Vì giúp các khoáng chất như Vitamin C, Kali, Phốt pho, Kẽm, Canxi chuyển hóa tốt hơn, phát huy tối ưu hiệu quả.

Protein trong mực giúp làm giảm tình trạng mệt mỏi

Protein tham gia vào quá trình tạo thành tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh của thai nhi, đồng thời xây dựng các mô cơ tốt làm giảm tình trạng mỏi cơ cho mẹ bầu. Mang bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Mẹ bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên nên ăn mực để cung cấp cho cơ thể hàm lượng Protein hữu ích, giúp tạo ra kháng thể, nâng cao sức đề kháng.

Sắt và Kẽm trong mực giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ

Kẽm và Sắt giúp mẹ bầu tạo máu, đây là tác dụng vô cùng quan trọng. Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn thai phụ cần nhiều máu để nuôi dưỡng bào thai. Hàm lượng Kẽm và Sắt dồi dào của mực giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, tránh bị sảy thai, bong nhau thai, tăng huyết áp,… Vậy bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thai phụ 3 tháng đầu hãy ăn mực để bổ sung Kẽm và Sắt cho cơ thể nhé.

Selen giúp tăng cường sức đề kháng cho thai phụ

Selen là dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Vì hệ miễn dịch của thai phụ ở giai đoạn này thường bị suy giảm do Hormone Estrogen và Progesterone tăng lên. Thế bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất nên ăn mực để cung cấp thêm Selen cho cơ thể. Bên cạnh đó, Selen còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những độc tố nguy hại. Vì khoáng chất này có khả năng gây kết dính và vô hiệu hóa độc tố.

Canxi và Phốt pho giúp hình thành hệ xương cho thai nhi

Khi ăn mực mẹ bầu sẽ bổ sung vào cơ thể khoáng chất Canxi và Phốt pho rất hữu ích cho hệ răng, xương. Hàm lượng Phốt pho và Canxi của mực cũng khá cao. Bên cạnh đó, Phốt pho và Canxi còn giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho thai phụ, góp phần hình thành hệ xương thai nhi.

bau-3-thang-dau-an-muc-duoc-khong-2
Mực chứa nhiều dưỡng chất hữu ích

Hướng dẫn cách ăn mực đúng cách cho bà bầu

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thai phụ trong tam cá nguyệt đầu tiên nên ăn mực để bổ sung nhiều dưỡng chất hữu ích. Tuy nhiên nếu mẹ bầu ăn quá nhiều hoặc chưa đúng cách sẽ gây phản tác dụng. Mẹ bầu hãy cùng Đa khoa Phương Nam lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn mực nhé.

  • Hàm lượng tối đa là 150 gam/tuần: Nếu ăn quá nhiều mực, cơ thể sẽ không hấp thụ hết dưỡng chất, gây ra tình trạng táo bón, mất cân bằng nước và điện giải,…
  • Tránh ăn gỏi/tái mực: Mực sống có thể chứa những loại vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa. Do đó mẹ bầu nên dùng mực được chế biến kỹ.
  • Tránh dùng mực đã chết hoặc mua ở nơi kém uy tín: Trong mực đông lạnh lâu ngày hoặc mực chết sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Thế nên mẹ bầu nên chọn mực còn tươi sống, tại cửa hàng uy tín.

Lưu ý:

  • Nếu cơ địa dị ứng với hải sản không nên ăn mực: Hệ miễn dịch của mẹ bầu thường hoạt động kém, do đó nên cẩn trọng khi ăn hải sản. Đặc biệt thai phụ có cơ địa dị ứng với hải sản như cua, tôm,… thì không nên ăn mực.
  • Nên ăn mực luộc, hấp, nấu canh: Những phương pháp chế biến này sẽ giúp giữ lại hương vị cho mực.
  • Hạn chế món mực nướng, chiên, rán: Cách chế biến nhiều dầu mỡ không được khuyến khích. Vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu 3 tháng đầu.
bau-3-thang-dau-an-muc-duoc-khong-3
Mẹ bầu nên hạn chế dùng món mực chiên, rán

Các món ăn ngon từ mực cho bà bầu

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thai phụ có thể ăn mực trong 3 tháng đầu. Dưới đây là một số món ngon từ mực, mời mẹ bầu tham khảo:

Mực hấp gừng sả

Món mực hấp gừng sả giúp giữ được hương vị của mực và rất dễ thực hiện. Gừng và sả kết hợp với nhau sẽ có tính ấm, nên thai phụ 3 tháng đầu không lo bị khó tiêu, đau bụng.

Nguyên liệu:

  • 1 kg mực tươi (mực ống/mực trứng).
  • 4 cây sả.
  • 2 củ gừng.
  • 3 quả ớt.
  • 3 lá chanh.
  • 3 quả chanh.
  • 1 củ tỏi.
  • Gia vị (hành, đường, bột nêm, nước mắm).

Cách thực hiện:

  • Tách thân và đầu mực ra riêng.
  • Bỏ nội tạng và lấy phần xương trắng ra, lột da mực rồi rửa sạch.
  • Cho 1 củ gừng đập dập và vắt 2 quả chanh vào mực rồi bóp đều để khử bớt mùi tanh.
  • Ướp mực cùng đường, nước mắm, bột nêm (mỗi loại 1 thìa) khoảng 20 phút.
  • Gừng thái sợi, sả đập dập, cắt khúc hành, cắt lát ớt rồi cho vào bát mực.
  • Đặt bát mực vào nồi nước hấp khoảng 10 phút.
  • Làm nước mắm chấm mực với tỏi, gừng, ớt giã nhuyễn, nước cốt chanh và đường (điều chỉnh theo khẩu vị). Sau đó băm nhỏ lá chanh, sả cho vào hỗn hợp nước mắm khuấy đều.
  • Khi mực chín thì tắt bếp và mang ra thưởng thức.
bau-3-thang-dau-an-muc-duoc-khong-4
Mực hấp gừng sả là món có hương vị thơm ngon

Mực nhồi thịt hấp

Món mực nhồi thịt hấp tốt cho sức khỏe và dễ thực hiện. Mẹ bầu có thể đưa vào thực đơn để làm tăng cảm giác thèm ăn.

Nguyên liệu:

  • 3 con mực ống lớn.
  • 100 gam thịt lợn xay.
  • 10 gam nấm hương.
  • 1 tai nấm mèo.
  • Ớt sừng, gừng, hành tím.
  • Gia vị (tiêu bột, hạt nêm, nước mắm).

Cách thực hiện:

  • Mực tách phần thân và đầu, bỏ mắt, xương trắng, răng, da và nội tạng.
  • Dùng chanh và nước muối loãng để rửa mực giúp khử mùi tanh.
  • Ngâm nấm hương và nấm mèo với nước, sau đó băm nhỏ ra.
  • Trộn thịt xay với nấm mèo, hành tím, gừng, nấm hương đã được băm nhỏ.
  • Ướp với 1 thìa canh nước mắm, ½ thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê hạt nêm. Trộn đều và để khoảng 15 phút.
  • Nhồi phần nhân thịt vào mực và mang đi hấp khoảng 20 phút.
  • Khi mực chín thì tắt bếp và thưởng thức.

Các loại hải sản nên ăn và nên tránh cho bà bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thai phụ 3 tháng đầu có thể ăn mực với lượng vừa phải và đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy chú ý đến những loại hải sản khác trước khi đưa vào thực đơn nhé. Dưới đây là một số hải sản mà mẹ bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn.

Các loại hải sản mẹ bầu nên ăn: Thai phụ ở tam cá nguyệt đầu tiên nên thưởng thức những loại hải sản chứa nhiều Sắt, Phốt pho, Canxi, Protein, Omega 3,… như ngao, tôm, cá rô phi nước ngọt, cá hồi,…

Các loại hải sản mẹ bầu không nên ăn:

  • Nên tránh dùng những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá cam, cá mập, cá ngừ,…
  • Tránh ăn cua, ghẹ, ốc,… vì có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng.
bau-3-thang-dau-an-muc-duoc-khong-5
Cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao mẹ bầu nên hạn chế dùng

Giải đáp câu hỏi thường gặp

Bên cạnh thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mực được không, Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thêm cho bạn một số câu hỏi thường gặp, cụ thể như sau:

Bà bầu ăn mực khô được không?

Mực khô là thực phẩm đã qua chế biến và có thể chứa chất bảo quản. Mực khô bảo quản lâu ngày sẽ không có lợi cho sức khỏe thai phụ. Vì Cadmium và những chất hóa học khác trong thành phẩn bảo quản có khả năng gây hại cho em bé. Ăn mực khô quá nhiều là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn mực khô.

Có bầu ăn mực rim được không?

Mực rim có vị mặn, ngọt, chua rất hấp dẫn và cũng là món khoái khẩu của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên theo khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mực rim. Nếu quá thèm bạn có thể thưởng thức một ít. Để đảm bảo an toàn, chị em hãy tự chế biến mực rim tại nhà. Tránh mua mực rim không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Khi làm mực rim, mẹ bầu đừng cho quá nhiều vị mặn vì lúc ăn có thể gây ra tình trạng phù nề.

Tóm lại, bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thai phụ ở tam cá nguyệt đầu tiên có thể ăn mực với lượng vừa phải. Mẹ bầu hãy lưu ý cách chọn mua và chế biến để có được món mực thơm ngon, an toàn nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ