Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 12, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thai nhi có bị nấc cụt không? Đáp án là có bạn nhé. Bé nấc cụt trong bụng mẹ là hiện tượng sinh lý bình thường. Bất kỳ thai nhi nào cũng có thể bị nấc cụt. Đây còn được xem là một cột mốc trong quá trình phát triển của con yêu. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng thai nhi nấc cụt. Dưới đây là một số lý do phổ biến, chúng ta hãy cùng tham khảo nhé.
Các bé hay đạp, di chuyển vào ban đêm được dự đoán là rất muốn chào đời. Biểu hiện nấc cụt như là dấu hiệu cho thấy con yêu đang thiếu kiên nhẫn và luôn mong đợi đến khoảnh khắc đó. Ngoài ra, em bé nấc cụt cũng có thể là đang chuẩn bị cho kỹ năng bú mẹ sau này. Khi sinh con ra, nếu mẹ nhìn thấy những vết đỏ trên da, khả năng là bé đã tự tập mút, bú dẫn đến tình trạng nấc cụt nhiều.
Hiện tượng thai nhi nấc cụt cũng có thể xuất phát từ việc em bé thở trong nước ối. Giống như người trưởng thành, chuyển động bất thường của cơ hoành cũng có thể gây ra tình trạng nấc cụt. Vì còn nhỏ tuổi nên con yêu vẫn chưa kiểm soát được nhịp thở và nuốt của bản thân. Bé sẽ hít hoặc đẩy nước ối ra ngoài khi thở hay nuốt, tạo thành tiếng nấc cụt.
Thai nhi đã hình thành tính cách từ khá sớm. Có bé rất hiếu động và cũng có bé trầm tính. Những bé nhanh nhẹn sẽ thường đạp chân, vung tay dẫn đến tình trạng bé nấc cụt trong bụng mẹ. Ngoài ra, việc bú mút cũng tạo điều kiện gây ra tiếng nấc. Quá trình bú mút giúp thai nhi điều chỉnh kỹ năng này tốt hơn khi chào đời và làm giảm nguy cơ gây tắc nghẽn phổi.
Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất khiến bé nấc cụt trong bụng mẹ. Vì lúc này, nguồn cung cấp Oxy bị hạn chế hoặc truyền đến con yêu quá ít, từ đó gây ra tiếng nấc. Tình trạng này còn làm quá trình lưu thông máu đến bào thai hoặc chức năng của tim chịu ảnh hưởng. Bạn nên đến bác sĩ thăm khám ngay nếu hiện tượng thai nhi nấc cụt gia tăng tần suất hoặc mức độ một cách đột biến.
Thai nhi nấc như thế nào? Dưới đây là những biểu hiện khi bé nấc cụt trong bụng mẹ:
Nhịp điệu: Khi mẹ cảm nhận được những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới thì có khả năng thai nhi đang bị nấc cụt. Lúc đặt tay lên bụng sẽ thấy rung động như tiếng gõ đều đều hoặc tiếng tim đang đập. Chúng ta thường nhầm hiện tượng bé nấc cụt trong bụng mẹ với thai máy. Mẹ bầu nên nhớ rằng thai máy (trong 3 tháng giữa) hay cử động thai (vào 3 tháng cuối) sẽ không có nhịp điệu, nhanh, chậm, mạnh, yếu tùy lúc và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau (phụ thuộc vào tư thế của con yêu).
Thời gian: Mỗi cơn nấc cụt trung bình kéo dài từ 3 đến 15 phút. Mẹ bầu có thể cảm nhận được trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vẫn không nhận thấy cơn nấc nào. Trường hợp này, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Vậy thai nhi nấc cụt bao nhiêu lần trong ngày? Theo nghiên cứu, thai phụ có thể nghe tiếng nấc của bé từ 1 – 2 lần/ngày. Đối với một số mẹ bầu, chỉ cảm nhận được bé nấc cụt vài lần trong suốt thai kỳ.
Thời điểm: Bất kỳ lúc nào cơn nấc cũng sẽ xuất hiện không kể ngày đêm. Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ bầu có thể nhìn thấy con nấc.
Mức độ: Vào 3 tháng giữa, mức độ khi bé nấc cụt trong bụng mẹ và thai máy đều nhẹ nhàng như nhau. Nhưng sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa hiện tượng nấc cụt và thai máy ở 3 tháng cuối. Bé sẽ cử động rất mạnh nếu thai máy, thậm chí có thể nhận thấy dấu bàn chân, bàn tay trên thành bụng, trong khi tiếng nấc thì vẫn nhẹ nhàng.
Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Theo nghiên cứu, thai nhi có thể bị nấc cụt một khoảng thời gian khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Từ tam cá nguyệt thứ 2 và 3, bạn sẽ cảm nhận được hiện tượng này. Mỗi mẹ bầu sẽ nghe tiếng nấc cụt của con yêu vào những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế thăm khám gấp nếu thấy em bé nấc cụt sau tuần thứ 32, vì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề cấp tính.
Như các thông tin đã chia sẻ ở trên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng bé nấc cụt trong bụng mẹ là con yêu chưa cân bằng được nhịp thở và nuốt. Thai nhi sẽ hít vào hoặc đẩy ra một lượng nước ối khi nuốt hay thở. Quá trình này khiến cơ hoành bị co thắt, dần dẫn đến tiếng nấc. Thế nhưng, thai phụ đừng lo lắng, vì cũng giống như tình trạng thai máy, bé nấc cụt trong bụng mẹ là điều hết sức bình thường. Ngay cả khi bé nấc không đều cũng chẳng đáng lo ngại.
Do đó, khi thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày mẹ bầu hãy cứ an tâm và bình tĩnh. Trên thực tế, một số bé có tần suất nấc cụt trong ngày nhiều hơn bình thường. Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin về hiện tượng bé nấc cụt trong bụng mẹ. Vậy nếu thai phụ nấc cụt thì sao, cần phải chăm sóc cơ thể như thế nào? Xem tiếp bài viết để tìm hiểu nhé.
Mẹ bầu bị nấc cụt là một trong những biểu hiện thường gặp trong thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu. Nếu tần suất nấc cụt nhiều có thể khiến cơ hoàng vùng bụng bị kích thích. Do đó, thai phụ nên quan tâm chăm sóc sức khỏe khi bị nấc cụt, thông qua một số lưu ý dưới đây:
Khi hiện tượng nấc cụt bắt đầu, mẹ bầu chỉ cần dùng một viên đá nhỏ thoa đều khắp mặt hoặc ngậm. Cảm giác lạnh đột ngột do đá mang đến sẽ chi phối, làm cơn nấc cụt của bạn nhanh chóng qua đi.
Mẹ bầu hãy ngậm một muỗng cà phê đường khi bị nấc, từ từ cảm nhận vị ngọt lan ra. Lúc này, các dây thần kinh sẽ được những hạt đường nhỏ kích ứng, khiến cơn nấc giảm đi và dần biến mất.
Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu hãy nín thở và uống 9 ngụm nước nhỏ liên tục để cải thiện tình trạng nấc cụt. Mẹ bầu hãy tập trung duy trì thực hiện nhiều lần nếu bước đầu chưa thấy hiệu quả. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp thai phụ đẩy lùi cơn nấc khó chịu.
Trường hợp những cách trên không hữu hiệu, mẹ bầu hãy thử hít mùi của hạt tiêu. Các cơn hắt xì sẽ khiến chứng nấc cụt biến mất lúc nào chẳng hay.