Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 25, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh quai bị có lây không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự nguy hiểm của bệnh quai bị nhé. Quai bị (viêm tuyến mang tai do quai bị hay viêm tuyến mang tai dịch tễ) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường tạo thành dịch ở thanh thiếu niên và trẻ em. Dấu hiệu rõ nhất của bệnh là đau tuyến mang tai (phía trước tai, nằm dưới 2 hàm) và sưng phồng 2 má.
Hiện nay, bệnh quai bị phân bố rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, vùng khí hậu thường xuyên mát lạnh, dân cư đông đúc, mức sống thấp có tỷ lệ mắc cao hơn. Tại Việt Nam, quai bị thường xuất hiện dưới dạng các ca bệnh riêng lẻ hoặc tạo nên vụ dịch vừa, nhỏ. Tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, miền Bắc. Tỷ lệ mắc quai bị hàng năm ước tính khoảng 10 – 40 trường hợp trên 100.000 dân.
Tỷ lệ tử vong do quai bị không vượt quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở ca bệnh nặng với biến chứng viêm màng não, viêm não hoặc viêm nhiều tuyến. So với trẻ nhỏ người lớn ít mắc quai bị hơn, nhưng diễn biến bệnh lại nặng và dễ mắc biến chứng nguy hiểm, điển hình như:
Mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn: Nam giới sau tuổi dậy thì mắc quai bị có 20 – 35% nguy cơ gặp biến chứng này. Thường xảy ra khoảng 7 – 10 ngày sau đợt viêm tuyến mang tai, cũng có thể xuất hiện đồng thời hoặc trước đó. 50% trường hợp teo tinh hoàn dẫn đến tình trạng vô sinh và suy giảm số lượng tinh trùng.
Nhồi máu phổi: Là tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng vùng phổi, có thể dẫn đến hoại tử mô phổi.
Viêm buồng trứng: Nữ giới sau dậy thì mắc quai bị có 7% nguy cơ đối mặt với biến chứng này và ít khi dẫn đến tử vong.
Viêm tụy: Là một biểu hiện nặng của quai bị với tỷ lệ khoảng 3 – 7%. Dấu hiệu nhận biết là buồn nôn, đau bụng nhiều, có khi tụt huyết áp.
Các tổn thương thần kinh: Theo WHO, viêm màng não là biến chứng phổ biến nhất ở trẻ em, ngoài ra còn có viêm đa rễ thần kinh, viêm tủy sống cắt ngang, tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc.
Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Mẹ bầu mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể sinh con dị tật hoặc sảy thai. Nếu nhiễm quai bị ở 3 tháng cuối, đối mặt với nguy cơ sinh non, thai chết lưu.
Biến chứng khác: Xuất huyết do giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm thần kinh thị giác gây giảm thị lực tạm thời, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm cơ tim.
Vậy bệnh quai bị bao lâu thì khỏi và bệnh quai bị có bị lại lần 2 không? Tính từ thời điểm tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi các triệu chứng quai bị mất hẳn thì khoảng 20 – 21 ngày. Đặc biệt, theo các nghiên cứu, rất hiếm bệnh nhân đã mắc quai bị tái nhiễm bệnh.
Trên đây là những biến chứng nguy hiểm của quai bị nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy bệnh quai bị có lây không, bao lâu thì hết lây?
Quai bị vốn được biết đến là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng và mạnh mẽ, thậm chí nếu không kiểm soát tốt sẽ bùng phát thành dịch trong cộng đồng.
Nguồn truyền nhiễm và ổ chứa của bệnh quai bị là con người. Bệnh nhân trong giai đoạn khởi phát bị xem là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất. Ngoài ra, những người không xuất hiện triệu chứng dù đã mang virus cũng có vai trò như nguồn truyền nhiễm.
Vậy bệnh quai bị bao lâu thì hết lây? Thời gian bệnh quai bị xuất hiện có thể diễn ra quanh năm tại nước ta. Tuy nhiên, khi khí hậu mát, lạnh, hanh khô như vào các tháng thu đông, virus quai bị có thể lan truyền nhanh hơn. Trước quá trình khởi phát (viêm tuyến nước bọt, sốt), virus tồn tại trong nước bọt của bệnh nhân khoảng 3 – 5 ngày và từ 7 – 10 ngày sau khi khởi phát. Giai đoạn này là thời điểm lây truyền của bệnh. Mạnh nhất là xung quanh ngày khởi phát khoảng 1 tuần. Nước tiểu của bệnh nhân cũng có thể tồn tại virus trong vòng 2 tuần.
Thậm chí, bệnh quai bị có khả năng lây trước khi các tuyến nước bọt sưng và sau khi sưng kéo dài đến 5 ngày. Vì vậy, để hạn chế lây nhiễm, sau khi triệu chứng sưng tuyến nước bọt xuất hiện, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với người khác ít nhất 5 ngày. Theo một khảo sát cho thấy 25% người bệnh không có bất kỳ biểu hiện nào rõ rệt khi bị nhiễm virus. Do đó, có nguy cơ cao lây virus cho người khác mà chẳng hề hay biết gì.
Thắc mắc bệnh quai bị có lây không, bao lâu thì hết lây đã được giải đáp xong. Vậy quá trình lây nhiễm diễn ra như thế nào?
Bên cạnh câu hỏi bệnh quai bị có lây không, chúng ta cần biết thêm phương thức lây nhiễm, cụ thể như sau:
Bệnh quai bị lây như thế nào? Quai bị lây chủ yếu qua đường hô hấp. Virus có trong dịch tiết mũi họng hoặc các hạt nước bọt bắn ra không khí khi bệnh nhân khạc nhổ, ho, nói chuyện, hắt hơi,… Người lành có nguy cơ mắc quai bị khi hít trực tiếp hoặc thông qua đồ dùng đã bị nhiễm dịch hô hấp của bệnh nhân.
Những hạt nước bọt có thể phát tán trong phạm vi 1,5 mét và chứa virus gây bệnh kích thước nhỏ từ 5 – 100 mm. Các dạng khí dung (dưới 5 mm) cực nhỏ có khả năng bay lơ lửng nhiều giờ nếu đang ở trong không gian kín. Trong trường hợp gặp gió, hạt khí dung chứa virus sẽ phát tán xa hơn.
Như vậy, bệnh quai bị có thể lây qua nước bọt hoặc chất nhầy từ cổ họng, mũi, miệng. Bệnh nhân có khả năng lây truyền cho người khác bằng việc:
Bất kỳ ai chưa sở hữu miễn dịch đều có khả năng mắc quai bị. Trẻ em từ 6 tháng tuổi là nhóm đối tượng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất, do đã hết miễn dịch nhận từ mẹ. Dịch quai bị thường xảy ra ở nhóm học sinh, trẻ nhỏ tại khu tập thể, ký túc xá, trường học,… do đường lây lan chủ yếu là hô hấp. Tỷ lệ nhiễm quai bị ở nữ giới thấp hơn nam giới.
Sau khi tìm ra đáp án cho thắc mắc bệnh quai bị có lây không, việc biết được phải cách ly bao lâu khi nhiễm quai bị cũng rất quan trọng. Để hạn chế lây lan, kể từ khi phát hiện bệnh, người mắc quai bị cần cách ly tối thiểu 7 ngày và tối đa 14 ngày. Tại khu vực đang có người mắc quai bị nên hạn chế tập trung đông người khoảng 2 – 3 tuần.
Bệnh nhân nên tuân thủ khuyến cáo cách ly do các chuyên gia y tế yêu cầu, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Việc tự ý rời khỏi nhà trong thời kỳ mắc quai bị có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, vì phải tiếp xúc với gió bụi hoặc các tác nhân xấu khác.
Bên cạnh việc cách ly người bệnh đúng theo thời gian được khuyến cáo, các thành viên trong gia đình cũng cần có biện pháp phòng tránh, vì phải đối mặt với nguy cơ nhiễm quai bị cao.
Cụ thể như sau:
Bạn thấy đấy, cách phòng chống lây quai bị trong nhà cũng vô cùng quan trọng không kém gì việc tìm hiểu bệnh quai bị có lây không. Hãy tham khảo thật kỹ và thực hiện khi cần thiết nhé!