Phác Đồ Điều Trị Bệnh Quai Bị – Ai Cũng Phải Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Phác Đồ Điều Trị Bệnh Quai Bị – Ai Cũng Phải Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 22, 2021

Nắm rõ phác đồ điều trị bệnh quai bị giúp bạn có được kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe chính mình, người thân và cộng đồng trước những biến chứng nguy hiểm. Vậy phác đồ điều trị bệnh quai bị như thế nào? Biểu hiện lâm sàng và cách chẩn đoán, phòng ngừa ra sao? Xem ngay bài viết này sẽ rõ!

Đại cương về bệnh quai bị

Để có phác đồ điều trị bệnh quai bị hiệu quả và an toàn, chúng ta cần tìm hiểu đại cương về quai bị trước.

bệnh quai bị

Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai cấp tính do virus quai bị gây ra và tự giới hạn. Sưng đau tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ là đặc trưng của bệnh. Bên cạnh đó, các tuyến khác như tụy, tinh hoàn và hệ thần kinh trung ương cũng có thể chịu tổn thương. Bệnh thường tự khỏi, lành tính và tạo miễn dịch bền vững.

Quai bị là một căn bệnh phổ trên toàn cầu. Vùng dân cư đông đúc, khí hậu lạnh, điều kiện sống kém có tỷ lệ mắc cao. Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị thuộc nhóm Paramyxoviridae gây ra. Trong thiên nhiên, con người là ký chủ duy nhất của bệnh quai bị. Dù có hay không xuất hiện dấu hiệu, quai bị cũng tạo miễn dịch kéo dài và bền vững, hiếm khi mắc lại lần thứ hai.

Quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, nước bọt,… Trước khi viêm tuyến mang tai bệnh sẽ lây khoảng 6 ngày, kéo dài 2 tuần, 2 – 4 ngày sau giai đoạn khởi phát là lúc lây lan mạnh nhất. Vậy biểu hiện lâm sàng của quai bị là gì?

Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng của bệnh được thể hiện qua 4 thời kỳ, gồm có:

Thời kỳ ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh quai bị thường kéo dài khoảng 17 – 18 ngày, có thể lây lan mầm bệnh cho nhiều người khác thông qua quá trình tiếp xúc, nếu không sử dụng biện pháp phòng ngừa. Lúc này, ở người bệnh chưa có triệu chứng biểu hiện.

Thời kỳ khởi bệnh

Bệnh sẽ khởi phát một cách đột ngột với các biểu hiện như:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Sốt nhẹ nhưng không kèm lạnh run.
  • Đau góc hàm và họng.
  • Đau ở ba điểm góc dưới xương hàm, khớp thái dương hàm, mõm chủm.
  • Sau đó tuyến mang tai đau nhức và to dần, càng gia tăng khi nhai.

Thời kỳ toàn phát

  • Tuyến nước bọt mang tai bị tổn thương đau nhức, sưng to, lúc đầu chỉ xuất hiện một bên, sau đó có khả năng lan qua phía còn lại và các tuyến nước bọt khác. Một tuần sau đó, sự sưng đau sẽ giảm bớt, không nóng, da trên tuyến đỏ và có cảm giác đàn hồi khi ấn (giúp bác sĩ phân biệt với bệnh viêm tuyến mang tai do vi trùng).
  • Trong 3 ngày đầu sốt từ 38 – 39 độ, thậm chí lên đến 40 độ C, thường gặp khi có tổn thương ngoài tuyến nước bọt.
  • Khó nói, khó nuốt, đau bụng, chán ăn, đau đầu.
  • Lỗ Stenon sưng đỏ, đôi khi xuất hiện giả mạc.
  • Góc hàm và hạch trước tai to đau.

Thời kỳ hồi phục

Tuyến mang tai sẽ giảm đau và nhỏ dần. Các triệu chứng khác cũng nhanh chóng thuyên giảm, rồi từ từ biến mất.

Trên đây là biểu hiện lâm sàng của quai bị, vậy biến chứng nguy hiểm như thế nào? Phác đồ điều trị bệnh quai bị ra sao chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nhé.

Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị dù được đánh giá là lành tính nhưng có thể tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chữa trị không đúng cách, điển hình như:

Viêm tinh hoàn do quai bị

Người trưởng thành, thanh thiếu niên, trẻ em đều có thể mắc loại viêm tinh hoàn đặc hiệu này. Khi người bệnh đối mặt với biến chứng viêm tinh hoàn quai bị, vùng bìu sẽ đau, tinh hoàn sưng to hơn bình thường từ 2 đến 3 lần, mào tinh dày bất thường, mệt mỏi và sốt cao.

Ước tính khoảng 30% người bệnh bị teo tinh hoàn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và số lượng tinh trùng, nguy cơ vô sinh gia tăng. Tìm hiểu Bệnh quai bị có gây vô sinh?

phac-do-dieu-tri-benh-quai-bi-2
Viêm tinh hoàn là biến chứng quai bị nghiêm trọng ở nam giới

Viêm buồng trứng do quai bị

7% nữ giới mắc quai bị sẽ đối mặt với biến chứng viêm buồng trứng. Bệnh nhân thường có dấu hiệu đau từng cơn ở một bên hố chậu hoặc đau bụng âm ỉ, kèm theo triệu chứng sốt, ra nhiều khí hư bất thường, biến đổi về màu sắc, có mùi hôi.

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm buồng trứng do quai bị có thể tiến triển thành tắc vòi trứng, mưng mủ buồng trứng, u nang buồng trứng, u nang ống dẫn trứng, dính buồng trứng, viêm buồng trứng mãn tính, chất lượng trứng giảm làm khả năng sinh sản của nữ giới chịu ảnh hưởng.

Viêm não

Virus có thể tấn công vào hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) sau khi xâm nhập vào cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ viêm não, viêm màng não. Người lớn là đối tượng thường gặp biến chứng ở hệ thần kinh trung ương. Nhưng đôi khi trẻ em vẫn phải đối mặt.

Điếc tai vĩnh viễn

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, chỉ khoảng 2/10.000 ca mắc quai bị gặp biến chứng điếc tai. Ở giai đoạn khởi phát của bệnh, điếc tai thường xảy ra, virus quai bị làm tổn thương ốc tai. Điếc tai do quai bị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống sau này, vì không có khả năng hồi phục. Bác sĩ chỉ có thể cải thiện thính lực cho người bệnh thông qua việc cấy ghép ốc tai, mà không thể chữa trị hoàn toàn được. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng rất tốn kém và khó khăn.

phac-do-dieu-tri-benh-quai-bi-3
Quai bị có thể dẫn đến biến chứng điếc tai

Bên cạnh những biến chứng vừa kể, bệnh quai bị còn gây ra viêm đường hô hấp, viêm tuyến giáp, viêm cơ tim, viêm tụy,… Đặc biệt trong vòng 12 – 16 tuần đầu thai kỳ mẹ bầu chẳng may mắc quai bị, tỷ lệ sảy thai là rất cao.

Sau khi biết các biến chứng nguy hiểm, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu quá trình chẩn đoán, xét nghiệm và phác đồ điều trị bệnh quai bị được thể hiện trong những phần dưới đây.

Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh quai bị

Để đưa ra phác đồ điều trị bệnh quai bị phù hợp, bác sĩ cần chẩn đoán và xét nghiệm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Vậy khám quai bị ở bệnh viện nào? Bạn có thể khám tại bệnh viện chợ rẫy, bệnh viện nhi đồng, bệnh viện đa khoa Phương Nam, …

Nhìn chung, trong chẩn đoán quai bị, kết quả xét nghiệm đóng vai trò không lớn, vì triệu chứng lâm sàng của bệnh khá điển hình. Thông thường, chỉ khi phục vụ cho mục đích nghiên cứu hoặc thật sự cần thiết, người bệnh quai bị mới được chỉ định làm xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ lấy các mẫu bệnh phẩm như dịch não tủy, nước bọt, máu của bệnh nhân để phân lập virus. Bên cạnh đó, làm xét nghiệm tìm kháng thể IgM hoặc biến động hiệu giá kháng thể IgG, máu và dịch não tủy được thu thập ở giai đoạn từ 14 – 21 ngày hay sớm hơn khoảng 0 – 7 ngày.

Những phương pháp xét nghiệm quai bị tại nước ta thường được ứng dụng là:

  • NT – trung hòa đám hoại tử.
  • CI – cố định bổ thể.
  • ELISA – miễn dịch gắn men có tác dụng phát hiện kháng thể quai bị trong dịch não tủy hoặc máu.
  • IFA – miễn dịch huỳnh quang gián tiếp có công dụng phát hiện kháng thể đặc hiệu và kháng nguyên.

Trên đây là những thông tin về việc chẩn đoán và xét nghiệm quai bị. Ngay bây giờ, Đa khoa Phương Nam sẽ gửi đến mọi người phác đồ điều trị bệnh quai bị. Tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu thôi.

phac-do-dieu-tri-benh-quai-bi-4
Bác sĩ sẽ chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Phác đồ điều trị bệnh quai bị

Phác đồ điều trị bệnh quai bị như thế nào để mang đến hiệu quả cao? Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh quai bị, mà chỉ hỗ trợ xử lý các triệu chứng đi kèm. Người bệnh nên cách ly trong nhà khoảng 2 tuần khi phát hiện mắc quai bị. Bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ nếu tình trạng quai bị diễn ra nhẹ.

Trong thời gian cách lý, phải thường xuyên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh. Dụng cụ y tế hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh cần được khử trùng bằng dung dịch Cloramin 2% hoặc các sản phẩm tiêu diệt vi khuẩn khác. Để tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, không gian sống và dụng cụ cá nhân của bệnh nhân cần được khử khuẩn lần nữa sau khi hết thời gian cách ly.

Nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, nên ứng dụng những phương pháp hỗ trợ và thói quen sinh hoạt dưới đây vào phác đồ điều trị bệnh quai bị:

  • Tránh vận động, nghỉ ngơi đầy đủ. (Tham khảo: Tại sao bị quai bị lại hạn chế đi lại?)
  • Hạn chế uống nước ép trái cây có vị chua vì tuyến nước bọt sẽ bị kích thích, khiến tình trạng bệnh thêm xấu đi. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước. (Tham khảo: Bị quai bị có nên uống nước cam?)
  • Nhằm xoa dịu cơ đau có thể chườm lạnh.
  • Lúc sốt có thể dùng thuốc Paracetamol với liều lượng phù hợp hoặc chườm ấm. (Tham khảo: Bệnh quai bị uống thuốc gì?)
  • Dùng nước súc miệng, nước muối ấm hay nước muối sinh lý để vệ sinh vòm họng.
  • Bệnh nhân nên bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều rau xanh, dưa đỏ. Ưu tiên dùng thức ăn lỏng, mềm và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Tránh tiêu thụ các món cay, nóng, chế biến từ nếp, thịt gà, những loại trái cây có tính Axit như bưởi, cam,… (Chi tiết: Bị quai bị có ăn được thịt gà không?)
  • Tận dụng ánh sáng mặt trời, làm thông thoáng nhà ở, vệ sinh môi trường sống.
phac-do-dieu-tri-benh-quai-bi-5
Bệnh nhân nên thường xuyên vệ sinh vòm họng

Trong trường hợp viêm tinh hoàn, người bệnh cần dùng thêm Prednisolon 60 mg/ngày, Corticoid liều cao ngay từ đầu, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày. Ngoài ra, để giảm đau nên mặc quần lót nâng tinh hoàn. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa quai bị, phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ phác đồ điều trị bệnh quai bị, mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị quai bị, bạn có thể tham khảo thêm mẹo chữa bệnh quai bị để giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh và tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng bệnh quai bị

Sau khi nắm được phác đồ điều trị bệnh quai bị, bạn cần biết thêm cách phòng tránh sao cho hiệu quả, an toàn, tiết kiệm nhất. Và đó chính là phương pháp chủng ngừa vacxin quai bị đúng lịch và đầy đủ. Tất cả các đối tượng chưa có miễn dịch như người trưởng thành, thanh thiếu niên, trẻ em đều cần tiêm ngừa quai bị. Trong tiêm chủng dịch vụ, vacxin 3 trong 1 MMR (Ấn Độ) và MMR II (Mỹ) là hai loại vacxin ngăn ngừa Quai bị – Sởi – Rubella đang được lưu hành rộng rãi.

MMR và MMR II được chỉ định cho cả người trưởng thành cũng như trẻ em (trên 1 tuổi) chưa từng tiêm trước đó hoặc chủng ngừa thiếu mũi cơ bản. Phải kiểm tra miễn dịch cho người lớn nếu đã từng mắc cả 3 bệnh quai bị, sởi, Rubella để đánh giá xem có nên tiêm nhắc lại hay không.

phac-do-dieu-tri-benh-quai-bi-6
Tiêm vacxin là biện pháp ngừa quai bị hiệu quả nhất

Lịch tiêm cho trẻ từ 1 – dưới 7 tuổi

  • Mũi 1: Tiêm chủng lần đầu.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. Thông thường thực hiện khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Lịch tiêm cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn

  • Mũi 1: Tiêm chủng lần đầu.
  • Mũi 2: Chủng ngừa cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Trong trường hợp đặc biệt, trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi có thể tiêm vacxin Quai bị – Sởi – Rubella kết hợp. Tuy nhiên, chỉ thực hiện khi trẻ chưa có kháng thể mà phải sống trong vùng dịch bệnh và nhận chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng. Lúc này, trẻ được 9 tháng tuổi tiêm mũi đầu tiên. Chủng ngừa mũi thứ hai lúc bé 15 – 18 tháng tuổi. Sau 3 – 5 năm kể từ mũi thứ hai, tiêm lần ba nhắc lại.

Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, chị em phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm. Trong trường hợp phát hiện có em bé khi chưa tiêm phòng đủ mũi, thai phụ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa gửi đến mọi người phác đồ điều trị bệnh quai bị cũng như các thông tin liên quan khác như biểu hiện lâm sàng, biến chứng, cách phòng ngừa,… Mong rằng bạn đã có góc nhìn đa chiều hơn về việc chủng ngừa quai bị, từ đó bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân thật tốt. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ