Bị Động Vật Cắn Có Nên Tiêm Phòng Dại Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Bị Động Vật Cắn Có Nên Tiêm Phòng Dại Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 30, 2022

Bệnh dại có thể lây truyền từ động vật sang người chủ yếu thông qua vết cắn, trầy xước,… Nếu không có biện pháp ngăn ngừa, chữa trị kịp thời bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Vậy bị động vật cắn có nên tiêm phòng dại không?

Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc bị động vật cắn có nên tiêm phòng dại không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem căn bệnh này nguy hiểm như thế nào nhé. 

Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?
Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh dại (virus dại cổ điển) ở mức 100% trên người

Thú hoang dã hay vật nuôi (thường là chó, mèo) có thể lây truyền bệnh dại cho con người thông qua vết cắn trong trường hợp chúng bị nhiễm virus dại. Thời gian ủ bệnh ở người thường không giống nhau, dao động từ vài ngày đến vài tháng. Thời kỳ ủ bệnh trung bình dao động từ 2 – 3 tháng.

Virus dại sẽ lan rộng trên toàn hệ thống thần kinh trung ương khi khởi phát bệnh, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và tử vong chỉ từ 1 – 7 ngày. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh dại (virus dại cổ điển) ở mức 100% trên người. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh dại đặc hiệu.

Cần làm gì khi bị động vật cắn?

WHO cho biết vết thương được rửa và chữa trị kịp thời sau khi bị cắn là quyết định mang tính sống còn. Những vết cắn cần được rửa sạch ngay lập tức dưới vòi nước chảy liên tục và xà phòng trong 10 – 15 phút. Trường hợp không có xà phòng, bạn hãy rửa dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng thời gian nêu trên. Đây được xem là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

Tiếp theo, vết thương cần được rửa sạch và cẩn thận hơn với cồn 70% hoặc cồn iod nếu có. Không nên tiến hành khâu vết thương sớm, trừ khi bị vết thương ở mặt. Người bị động vật cắn cần được đưa đến cơ sở y tế chữa trị càng sớm càng tốt. Bạn thấy đấy, việc sơ cứu sau khi bị động vật cắn có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy bị động vật cắn có nên tiêm phòng dại không

Bị động vật cắn có nên tiêm phòng dại không? 

Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian quý báu quyết định đến khả năng cứu sống bệnh nhân. Giai đoạn này được tính từ thời điểm bị động vật cắn đến lúc phát bệnh. Vết cắn là dấu hiệu khác lạ duy nhất. Thế nên người bị động vật cắn cần đến cơ sở y tế thăm khám và tiêm ngừa dại sớm. Chủng ngừa vắc xin ngăn ngừa bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu nạn nhân đã bị cắn bởi động vật dại hoặc nghi ngờ bị dại.

Bị động vật cắn có nên tiêm phòng dại không? 
Khi bị động vật cắn nên tiêm phòng dại

Đặc biệt trong các trường hợp dưới đây cần nhanh chóng tiêm phòng:

  • Bị xước da và vết thương chảy máu.
  • Màng nhầy ở da có tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi bị mắc bệnh dại. 
  • Con vật bị chết sau khi cắn nạn nhân, biến mất trong thời gian theo dõi hoặc có biểu hiện bất thường, thay đổi tính khí, bị ốm.
  • Kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật dại hoặc nghi ngờ bị dại dương tính. 

Tiêm vắc xin dại có thể gây bệnh không?

Tất cả những loại vắc xin dành cho người đều là vắc xin bất hoạt. Vắc xin ngăn ngừa bệnh dại ở người cũng đã trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như độ an toàn, vô trùng, độc tính và hiệu lực. Vì thế, chủng ngừa vắc xin dại không thể gây bệnh. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc bị chó cắn có nên tiêm phòng dại không thì đừng chần chờ nữa, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín chủng ngừa sớm nhé. 

Cách nào giúp phòng chống bệnh dại?

Bên cạnh việc tìm hiểu bị động vật cắn có nên tiêm phòng dại không. Bạn cũng cần biết cách phòng chống bệnh dại hiệu quả. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh dại nhưng trẻ em lại dễ bị tổn thương nhất. Nguyên do là vì nhóm đối tượng này còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều nhận thức về bệnh dại và thích tiếp xúc với vật nuôi.

Cách nào giúp phòng chống bệnh dại?
Chúng ta nên đưa thú nuôi đi chủng ngừa dại

Trẻ nhỏ còn có xu hướng muốn che giấu phụ huynh khi động vật cắn vì sợ bị la mắng. Do đó không thể nhận được những phương pháp sơ cứu và chăm sóc sức khỏe phù hợp. Dạy các bé làm thế nào để tránh bị động vật cắn là nhân tố thiết yếu để ngăn ngừa bệnh dại.

Bạn cũng cần đưa thú nuôi đi chủng ngừa dại. Hãy tiêm ngừa dại sớm cho mèo ở tuần thứ 8 và chó khi được 6 – 8 tuần tuổi. Nếu bạn đã bỏ lỡ thời gian tiêm phòng cho vật nuôi hoặc muốn chủng ngừa cho chó, mèo sơ sinh thì hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ thú y. 

Tóm lại, bị động vật cắn có nên tiêm phòng dại không? Chủng ngừa vắc xin dại sau khi bị động vật cắn là việc làm thiết yếu, bạn nhất định phải thực hiện. Bên cạnh đó đừng quên tiến hành sơ cứu đúng cách và chủ động phòng ngừa dại từ sớm nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ