Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 4, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm phòng dại cần kiêng gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự nguy hiểm của bệnh dại nhé. Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người thông qua đường nước bọt. Virus dại thường có bên trong nước bọt của động vật. Vì thế người bị động vật cắn sẽ có khả năng cao bị truyền nhiễm virus dại. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa bệnh dại đặc hiệu. Nếu bệnh nhân lên cơn dại thì có đến 100% nguy cơ tử vong.
WHO cho biết, ước tính có khoảng 59.000 người tử vong mỗi năm do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiến hành tiêm vắc xin dại. Từ 2012 – 2017 tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận 240 – 300 ca tử vong vì mắc bệnh truyền nhiễm. Và ⅓ trong số đó là do bệnh dại.
Đa phần các trường hợp tử vong do bệnh dại đã không chủng ngừa sau khi bị chó cắn. Trong đó, nhiều bệnh nhân nghĩ chó nhà nuôi cắn không sao và chủ quan khi thấy con vật chưa có biểu hiện gì nên không tiến hành tiêm ngừa. Đến khi lên cơn dại mới đi tiêm ngừa nhưng đã quá muộn. Vì lúc này virus đã xâm nhập vào não. Vậy nên tiêm vắc xin là cách duy nhất giúp chúng ta phòng ngừa bệnh dại.
Trong thời gian qua, vắc xin dại đã có nhiều thay đổi và điều chỉnh. Ngày nay, nhóm vắc xin dại hiện đại đang được sử dụng có nguồn gốc từ phôi trứng hoặc mô tự nhiên. Loại vắc xin này đã bất hoạt, được đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn. Vắc xin dại hiện đại sở hữu nhiều ưu điểm như:
Dưới đây là các cách xử lý an toàn khi bị chó, mèo cắn:
Tại Việt Nam hiện có 3 loại vắc xin phòng dại phổ biến là Abhayrab, Indirab (Ấn Độ) và Verorab (Pháp). Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là những phác đồ tiêm vắc xin dại cơ bản, bạn hãy tham khảo nhé:
Lịch chủng ngừa vắc xin dại dự phòng trước khi phơi nhiễm gồm có 3 mũi: Vào các ngày 0, 7, 21 hoặc 28.
Lịch chủng ngừa khi xác định có phơi nhiễm:
Người chưa tiêm vắc xin dự phòng:
Lưu ý:
(*): Sau 10 ngày theo dõi con vật.
(**): Con vật bệnh, chết hoặc không theo dõi được.
Cần tiến hành tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cắn. Không tiêm huyết thanh trễ quá 7 ngày sau khi tiêm mũi vắc xin dại đầu tiên.
Người đã chủng ngừa ít nhất 3 mũi vắc xin dại dự phòng trước hoặc sau khi phơi nhiễm: Tiêm 2 mũi vào ngày 0, 3.
Chúng ta vừa tìm hiểu về phác đồ tiêm vắc xin phòng dại. Vậy sau khi tiêm phòng dại cần kiêng gì?
Nhiều bạn đọc thắc mắc sau khi tiêm phòng dại cần kiêng gì để nhận được hiệu quả tối ưu từ vắc xin. Và dưới đây chính là giải đáp dành cho bạn từ các chuyên gia:
Một số bạn đọc cũng chưa biết ăn gì sau khi tiêm phòng dại? Trên thực tế, bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ sau khi tiêm ngừa bệnh dại. Hãy đảm bảo cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết thông qua thực phẩm hữu ích.
Virus dại có thể lây truyền thông qua nước bọt và máu. Do đó cần kiêng quan hệ tình dục sau khi bị chó cắn cho đến lúc đảm bảo cơ thể bạn khỏe mạnh, không nhiễm bệnh dại. Vì trong lúc quan hệ tình dục, virus có thể lây truyền từ bệnh nhân sang đối tác đang khỏe mạnh.
Bạn không nên dùng đồ uống có cồn, rượu bia, chứa chất kích thích sau khi tiêm phòng dại để tránh làm cơ thể gặp phải các biểu hiện nặng hơn và khó theo dõi về sau.