Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 18, 2022
Mục Lục Bài Viết
Ung thư cổ tử cung hiện vẫn đang là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có nhiều phụ nữ mắc phải. Số ca bệnh ngày một tăng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào được áp dụng. Do đó, chủng ngừa vaccine ung thư cổ tử cung là việc làm cực kỳ cần thiết với nữ giới.
Human Papillomavirus (HPV) là nguyên nhân chính gây ra bệnh u nhú bộ phận sinh dục và ung thư cổ tử cung. Loại virus này có thể lây nhiễm thông qua nhiều con đường khác nhau, điển hình là tiếp xúc với miệng, da hoặc bộ phận sinh dục, hậu môn của bệnh nhân. Bạn cũng có nguy cơ bị lây bệnh nếu sử dụng chung vật dùng cá nhân như kềm cắt móng tay, đồ lót,… Loại virus này cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, khiến bé mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm.
Tiêm vaccine ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp phòng ngừa chủ động. Loại vaccine này sẽ làm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, đạt hiệu quả khoảng 60%. Vậy nếu đã bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?
Ở thời điểm hiện tại, có hơn 100 chủng virus HPV đã được tìm thấy. 40 chủng trong số đó gây ra các bệnh lý về đường sinh dục ở người. Các chuyên gia khuyến cáo, việc tiêm ngừa vaccine có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh, nhất là bệnh ung thư cổ tử cung.
Nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 là đối tượng được bác sĩ khuyến nghị tiêm ngừa vaccine HPV. Điều này sẽ giúp chị em được bảo vệ trước tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung và sự phơi nhiễm. Việc tiêm vaccine giúp phòng chống một số chủng HPV có nguy cơ cao gây ra bệnh ung thư cổ tử cung như 16, 18.
Khả năng tái nhiễm vẫn có thể xảy ra trong những trường hợp đã trị khỏi khi bị nhiễm HPV trước đó. Lúc này, việc chủng ngừa vaccine sẽ hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiêm vaccine khi cơ thể đã phơi nhiễm virus thì hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn. Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn thắc mắc bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không? Vậy đối tượng nào nên tiêm vaccine ung thư cổ tử cung?
Bác sĩ khuyến cáo nữ giới từ 9 – 26 tuổi nên chủng ngừa loại vaccine này. Tiêm càng sớm thì hiệu quả nhận được càng rõ rệt. Với chị em có ý định mang thai, để đảm bảo an toàn cho thai nhi và hiệu quả của thuốc, bạn nên hoàn thành việc chủng ngừa trước khi có bầu tối thiểu 3 tháng. Ngoài ra, vaccine cũng không tác động đến nguồn sữa của mẹ. Do đó, mẹ đang cho con bú vẫn có thể tiêm ngừa như bình thường.
Nữ giới từ 9 – 26 tuổi đã quan hệ tình dục vẫn có thể chủng ngừa vaccine ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine sẽ bị giảm sút trong trường hợp này. Đặc biệt, chị em đã quan hệ tình dục nên tiến hành làm xét nghiệm HPV trước khi tiêm ngừa vaccine. Bạn chỉ cần đảm bảo bản thân không mang thai khi tiêm, không có tiền sử phản ứng nghiêm trọng với thành phần của vaccine và không bị bệnh cấp tính. Tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi tiêm.
Sau khi biết bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không, bạn hãy lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây về việc chủng ngừa HPV:
Bên cạnh câu hỏi bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không, nhiều bạn đọc cũng thắc mắc liệu nên tiến hành chủng ngừa ở đâu chất lượng? Hiện nay có nhiều bệnh viện, phòng khám cung cấp dịch vụ tiêm vaccine HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tiêm ở cơ sở y tế uy tín như Đa khoa Phương Nam, đáp ứng những tiêu chí dưới đây: