Bị Viêm Gan B Có Nên Uống Thuốc Tẩy Giun Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Bị Viêm Gan B Có Nên Uống Thuốc Tẩy Giun Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 23, 2022

Giun, sán là ký sinh trùng gây hại cho thể trạng và sức khỏe của chúng ta. Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo mọi người nên tẩy giun định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần. Thế nhưng không phải ai cũng là đối tượng phù hợp để sử dụng các loại thuốc tẩy giun. Nhiều bạn đọc thắc mắc bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun không? Vì viêm gan B là bệnh lý tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Bệnh viêm gan B nguy hiểm như nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem căn bệnh này nguy hiểm như thế nào nhé. Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus HBV. Chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Theo thống kê của WHO, số bệnh nhân đang nhiễm virus HBV trên toàn cầu là hơn 2 tỷ người. Mỗi năm có khoảng 600.000 ca tử vong.

Theo các chuyên gia, khả năng truyền nhiễm của bệnh viêm gan B cao hơn so với HIV từ 50 – 100 lần. Tại Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B là 15%. Trong đó khoảng 10% có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư gan. 

Virus HBV sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể ủ bệnh trong vòng 3 – 6 tháng rồi mới bắt đầu biểu hiện các triệu chứng. Sau thời kỳ ủ bệnh, virus HBV bắt đầu hoạt động, tấn công vào gan và dẫn đến tình trạng viêm gan cấp. Sau khi nhiễm bệnh khoảng 6 tháng, nếu miễn dịch không được cơ thể sản sinh để chống lại virus HBV thì viêm gan B sẽ chuyển sang mạn tính. Viêm gan B mạn tính không được chữa trị ổn định có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như ung thư, xơ gan.

Bệnh viêm gan B nguy hiểm như nào?
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus HBV

Các con đường lây nhiễm viêm gan B

Dưới đây là các con đường lây truyền bệnh viêm gan B:

Lây truyền qua đường máu

Nồng độ virus HBV trong máu rất cao. Do đó loại virus này có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường máu. Những trường hợp có thể làm virus viêm gan B lây truyền qua đường máu bao gồm:

  • Máu nhiễm virus viêm gan B tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở.
  • Dùng chung kim xăm mình, kim châm cứu, bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh viêm gan B.
  • Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng với bệnh nhân viêm gan B.
  • Sự cố truyền máu của bệnh nhân viêm gan B cho người chưa bị nhiễm. 

Lây truyền từ mẹ sang con

Mẹ nhiễm virus HBV trong thời kỳ mang thai có tỷ lệ rất cao truyền bệnh sang cho thai nhi. Nếu mẹ mắc viêm gan B trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ lây bệnh cho thai nhi là 1%. Trường hợp mẹ nhiễm virus HBV trong 3 tháng giữa, tỷ lệ truyền bệnh cho thai nhi là 10%. Nếu mẹ nhiễm virus HBV trong 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây bệnh cho thai nhi là 60%. Trường hợp không can thiệp bảo vệ trẻ ngay sau khi sinh ra, tỷ lệ nhiễm virus HBV lên đến 90%.

Lây truyền qua đường tình dục

Virus HBV cũng có khả năng tồn tại bên trong dịch tiết sinh dục như dịch âm đạo, tinh dịch. Hơn nữa, trong lúc quan hệ tình dục có thể gây ra những vết xước nhỏ, tạo điều kiện cho virus viêm gan lây lan qua đường máu. Do đó, quan hệ tình dục kém an toàn với bệnh nhân viêm gan B sẽ có nguy cơ rất cao bị lây nhiễm. 

Các con đường lây nhiễm viêm gan B
Mẹ nhiễm virus HBV trong thời kỳ mang thai có tỷ lệ rất cao truyền bệnh sang cho thai nhi

Viêm gan B gây ra các biến chứng nào?

Ngay sau khi hoạt động, virus HBV sẽ tấn công mạnh vào những tế bào gan. Từ đó khiến tế bào gan bị phá hủy, tác động nghiêm trọng đến chức năng gan. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B gồm có:

  • Tế bào gan bị tấn công sẽ khiến chức năng gan suy giảm, cụ thể bao gồm những hoạt động như lọc máu, thải độc, chuyển hóa, tổng hợp chất,…
  • Khi chức năng gan bị ảnh hưởng, quá trình chuyển hóa chất béo sẽ diễn ra không thuận lợi. Chất béo tích tụ ở gan có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Có thể mắc bệnh xơ gan sau 20 năm nhiễm virus viêm gan B hoặc sớm hơn. 
  • Sau khi bệnh phát triển thành gan nhiễm mỡ, xơ gan, các tế bào gan có thể biến đổi một cách bất thường và chuyển biến thành ung thư gan.

Hiểu rõ về những loại thuốc tẩy giun

Để giải đáp thắc mắc bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun không, chúng ta cần tìm hiểu một số thông tin về loại thuốc này trước. Thuốc tẩy giun là những loại thuốc sở hữu hoạt chất giúp tiêu diệt các loại sán, giun ký sinh trong ruột. Cơ chế hoạt động của thuốc tẩy giun là ngăn cản nguồn dưỡng chất đến nuôi dưỡng giun sán. Từ đó làm chúng chết hoặc bị tê liệt, cụ thể gồm có:

  • Các loại thuốc có chứa hoạt chất Thiabendazole, Albendazole, Mebendazole giúp ngăn chặn hoạt động hấp thụ dưỡng chất từ những loại đường của giun, sán. Nhóm thuốc này có khả năng tiêu diệt giun, sán trưởng thành nhưng khổng thể giết ấu trùng.
  • Các loại thuốc tẩy giun có chứa hoạt chất Ivermectin, Pyrantel, Praziquantel mang đến tác dụng làm giun sán tê liệt, giúp cơ thể đào thải ký sinh ra khỏi đường ruột thông qua phân.

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, để tiến hành tẩy giun trong cộng đồng, những loại thuốc được dùng là Albendazole, Mebendazole và dùng cho các đối tượng từ 1 tuổi trở lên. Các trường hợp chống chỉ định dùng thuốc tẩy giun gồm có:

  • Người bị sốt trên 38 độ C hoặc đang mắc bệnh cấp tính.
  • Người đang bị bệnh mạn tính như hen phế quản, suy gan, suy tim, suy thận.
  • Người có tiền sử mẫn cảm với những thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ đang cho con bú, mẹ bầu, trẻ em dưới 1 tuổi là các đối tượng không nên sử dụng thuốc tẩy giun.
Hiểu rõ về những loại thuốc tẩy giun
Thuốc tẩy giun sở hữu hoạt chất giúp tiêu diệt các loại sán, giun ký sinh trong ruột

Bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun không? Nên dùng thuốc tẩy giun loại nào? 

Người mắc bệnh viêm gan B nên thận trọng khi dùng thuốc tẩy giun. Vì theo chống chỉ định của thuốc, đối tượng bị viêm gan B sẽ nằm trong nhóm suy giảm chức năng gan và đang mắc bệnh mạn tính. 

Những loại thuốc tẩy giun thường được dùng trên thị trường hiện nay như Zentel (Albendazole), Fugacar (Mebendazol) đều là thuốc không kê đơn, dễ mua, thông dụng. Loại thuốc tẩy giun này có thể tiêu diệt được những loại ký sinh trùng trong đường ruột như giun lươn, giun móc, giun tóc, giun đũa, giun kim, sán dây,…

Các loại thuốc này đều chuyển hóa thông qua gan, có công dụng phụ làm gia tăng men gan. Thế nên rất nguy hiểm với bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính và cấp tính đang có men gan gia tăng ở mức cao. Người bệnh viêm gan B bị suy giảm chức năng gan, men gan cao tuyệt đối không nên dùng thuốc tẩy giun.

Với người bị viêm gan B thể ngủ, virus không hoạt động thì có thể sử dụng thuốc tẩy giun. Tuy nhiên nên tiến hành làm xét nghiệm để đánh giá lại chức năng gan trước khi sử dụng. Phải đảm bảo rằng virus HBV không còn hoạt động, chức năng gan bình thường, ổn định, không tăng men gan mới có thể dùng thuốc. Thế nhưng bệnh nhân vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Tóm lại, bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun không sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Trước khi dùng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun không?
Bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun không?

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý giun sán an toàn cho người bệnh viêm gan B

Bệnh nhân viêm gan B sử dụng thuốc tẩy giun có thể tiềm ẩn một số nguy cơ tác động đến chức năng gan. Do đó, bạn hãy chủ động phòng chống giun sán bằng những biện pháp an toàn dưới đây:

Các biện pháp phòng ngừa giun, sán chủ động

  • Tẩy giun định kỳ cho tất cả các thành viên trong gia đình tối thiểu 6 tháng 1 lần là phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa nguy cơ lây truyền cho bạn. 
  • Dùng xà phòng rửa sạch tay trước lúc ăn, sau khi tiếp xúc với đất bẩn, sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín, uống sôi, không dùng những món chưa được nấu chín kỹ hoặc thực phẩm còn sống như gỏi cá, thịt tái, rau sống, tiết canh,…
  • Cắt móng tay sạch sẽ, gọn gàng, dùng dụng cụ bảo hộ lao động như ủng, găng tay khi tiếp xúc với đất, làm vườn. 
  • Không dùng thức ăn đã bị rồi nhặng bâu vào, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. 

Sử dụng các mẹo dân gian hỗ trợ loại bỏ giun, sán

Dưới đây là các mẹo dân gian hỗ trợ loại bỏ sán, giun:

Dùng lá mơ lông

Mơ lông là loại cây thân leo tự nhiên, dễ trồng, thường có ở các vùng quê Việt Nam. Dân gian thường lưu truyền mẹo dùng lá mơ lông để điều trị giun sán một cách hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị một nắm lá mơ lông tím mang đi rửa sạch rồi giã nát. Tiếp đến, lọc lấy nước, cho thêm vài hạt muối, hòa tan đều là có thể sử dụng. Nếu áp dụng cách này, bạn nên dùng khi bụng đói và uống trong 2 – 3 ngày liên tục.

Dùng rau sam

Rau sam có công dụng giúp làm mát gan rất hữu hiệu với bệnh nhân bị viêm gan B. Hơn thế nữa, bạn có thể dùng loại cây này để hỗ trợ loại bỏ giun một cách hữu hiệu. Tương tự như cách dùng lá mơ lông, bạn hãy rửa sạch một nắm rau sam, mang đi giã nát rồi uống phần nước cốt. Để có hiệu quả, bạn cần áp dụng trong 3 – 5 ngày vào buổi sáng khi bụng đói.

Dùng hạt bí ngô

Hạt bí ngô là loại hạt quen thuộc, bệnh nhân viêm gan B có thể sử dụng để tẩy giun một cách an toàn. Bạn cần bóc vỏ hạt bí sao cho lớp màng màu xanh vẫn được giữ nguyên. Sau đó giã nát 100 gam hạt bí đã bóc vỏ. Tiếp theo, trộn thêm vào khoảng 50 – 100 ml mật ong. Bạn nên dùng hỗn hợp này lúc đang đói và sử dụng thêm thuốc tẩy Magie Sunfat để mang đến hiệu quả tối ưu.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý giun sán an toàn cho người bệnh viêm gan B
Hạt bí ngô là loại hạt quen thuộc, bệnh nhân viêm gan B có thể sử dụng để tẩy giun một cách an toàn

Các lưu ý đối với người bị viêm gan B khi uống thuốc tẩy giun

Có thể uống thuốc tẩy giun vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Bạn cũng có thể dùng khi bụng đang no hay đói. Đây là ưu điểm vượt trội hơn so với những loại thuốc tẩy giun cổ điển. Thế nhưng với bệnh nhân viêm gan B vẫn cần lưu ý thêm những điều dưới đây:

  • Cần làm xét nghiệm chỉ số men gan trước khi tiến hành tẩy giun. 
  • Tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia y tế hoặc dược sĩ, bác sĩ nếu bạn muốn dùng thuốc tẩy giun.
  • Giữ cho bản thân thói quen sống lành mạnh, ăn chín uống sôi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế ký sinh trùng, giun xuất hiện trong cơ thể.
  • Tuyệt đối không dùng thịt động vật bị ốm để chế biến thành món ăn. 
  • Không ăn nem sống, các món gỏi, tái, tiết canh.
  • Cần rửa sạch và ngâm kỹ rau sống bằng nước muối trước khi ăn vì chúng tiềm ẩn nguy cơ chứa giun sán.
  • Quản lý hệ thống tự hoại, chất thải, không nuôi thả rông động vật hoặc dùng trực tiếp phân bón cho các loại cây trồng khi chưa xử lý sinh học.
  • Cần đậy kỹ món ăn đã nấu, tránh để ruồi muỗi bâu vào thức ăn vì chúng có khả năng là vật trung gian làm lây nhiễm giun sán.
  • Bệnh nhân nhiễm giun sán cần được thăm khám, chữa trị triệt để đúng theo phác đồ của Bộ Y Tế. Riêng với bệnh nhân viêm gan B nhiễm giun sán phải được chữa trị theo phác đồ đặc biệt.

Thắc mắc bị viêm gan B có nên uống thuốc tẩy giun không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Nhìn chung, bệnh nhân viêm gan B cần thận trọng khi dùng thuốc tẩy giun và hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ