Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Nhất Mẹ Bầu Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Nhất Mẹ Bầu Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 20, 2021

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám thai bao nhiêu lần? Các mốc khám thai quan trọng nhất gồm những thời điểm nào? Khi đi khám thai cần lưu ý những gì? Là băn khoăn chung của nhiều chị em. Nếu bạn cũng đang muốn tìm lời giải đáp chi tiết cho những thắc mắc trên, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Trong thời gian mang thai, mẹ nên tuân thủ đúng lịch khám thai định kỳ chuẩn vì sẽ giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé theo từng giai đoạn cụ thể. Từ đó giúp hạn chế những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thời kỳ thai sản. Ngoài ra, thông qua các lần khám thai mẹ sẽ được nhìn thấy tận mắt sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt, sau mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tư vấn thêm về sinh hoạt, chế độ ăn uống giúp mẹ và bé khỏe mạnh, đặc biệt giúp bé phát triển tốt nhất. Vì thế, mẹ bầu cần nắm rõ lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ Y tế dưới đây.

Lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ Y tế

Các mốc khám thai quan trọng nhất của mẹ bầu trong suốt thai kỳ theo đúng chuẩn Bộ Y tế sẽ có 7 thời điểm cụ thể ngay trong bảng bên dưới, hãy cùng theo dõi để biết thời gian đi khám thai phù hợp, hiệu quả nhất nhé!

Các mốc khám thai quan trọng nhất 
Các mốc khám thai quan trọng nhất gồm có 7 thời điểm.
Lần Thời gian Mục đích
1 Sau khi trễ kinh ít nhất 3 tuần Kiểm tra xem có mang thai hay không?
2 Tuần thứ 11 – 14 của thai kỳ Đo độ mờ da gáy, tầm soát dị tật thai nhi
3 Tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ Tầm soát dị tật thai nhi, xét nghiệm cận lâm sàng.
4 Tuần thứ 21 – 25 của thai kỳ Kiểm tra kỹ về dị tật và sự phát triển thai nhi
5 Tuần thứ 26 – 30 của thai kỳ Khám và xét nghiệm kiểm tra tình trạng thai.
6 Tuần thứ 31 – 35 của thai kỳ Chẩn đoán ngôi thai, tiên lượng trước sinh
7 Tuần thứ 36 của thai kỳ Chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thuận lợi

*Lưu ý: Đây là lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, thông thường mẹ bầu sau khi khám lần đầu tiên sẽ được bác sĩ khám trực tiếp lên lịch khám cho những lần kế tiếp. Và thường thì trong 6 tháng đầu của thai kỳ, mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu khám mỗi tháng 1 lần. Trong tam cá nguyệt cuối, số lần khám thai sẽ nhiều hơn. Như thế, tổng số lần khám thai trong suốt thai kỳ có thể lên đến 10 – 15 lần. Trường hợp, nếu mẹ đã từng sinh thì số lần khám thai ít nhất là 7 lần.

Tìm hiểu chi tiết các mốc khám thai quan trọng

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần đi khám thai đầy đủ, như vậy mới có thể giúp bác sĩ theo dõi, đánh giá tình trạng của thai nhi, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cũng như chuẩn bị đầy đủ cho quá trình sinh con.

Các mốc khám thai quan trọng nhất  -1
Tuần thứ 11 – 14 là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất với mẹ bầu.

Hiện nay, mẹ bầu nên tuân thủ các mốc khám thai quan trọng nhất hoặc lịch khám thai chuẩn của Bộ Y tế với các thời điểm cụ thể như sau:

1. Khám thai lần đầu tiên: Khi trễ kinh 3 tuần

Lần khám thai đầu tiên thường diễn ra khi chị em trễ kinh ít nhất 3 tuần, thường thì lúc này, chị em đã mang thai được khoảng 5 – 6 tuần. Lần khám thai này nhằm mục đích:

  • Kiểm tra xem chị em có thực sự đang mang thai hay không?
  • Kiểm tra chiều cao, cân nặng, đánh giá chỉ số BMI và tình trạng thừa cân, béo phì, nhằm mục đích kiểm soát cân nặng, hạn chế những biến chứng không đáng có trong quá trình mang thai.
  • Xét nghiệm nồng độ HCG cho những trường hợp siêu âm không thấy rõ túi thai hay thai có biểu hiện bất thường.
  • Kiểm tra huyết áp để xem mẹ bầu có bị huyết áp cao hay không? Từ đó đánh giá nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai hay phát hiện thai ngoài tử cung.
  • Tính tuổi thai, dự kiến ngày sinh dựa vào thời điểm tắc kinh.
  • Tiến hành xét nghiệm máu nhằm đánh giá những nguy cơ lây nhiễm bệnh HIV, viêm gan B, sởi, thủy đậu, giang mai…
  • Trong lần thăm khám này, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng cũng như những vấn đề cần lưu ý trong suốt thai kỳ.

Một lưu ý là trong suốt kỳ thai, thông thường mẹ bầu sẽ chọn cho mình một bác sĩ để đồng hành. Vì thế, sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ lên lịch khám cho những lần cụ thể tiếp theo. Và để tránh trường hợp bác sĩ có việc đột xuất, mẹ cần đặt lịch hẹn trước.

2. Khám lần 2: Khi mang thai từ tuần thứ 11 – 14 của thai kỳ

Lần khám thai thứ 2 này vô cùng quan trọng, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, xét nghiệm máu, siêu âm, đo độ mờ da gáy để tầm soát dị tật thai nhi, phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó đưa ra chẩn đoán cụ thể về tình trạng thai nhi và có biện pháp xử lý hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Giai đoạn này, bác sĩ sẽ được chỉ định bà bầu thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm Double Test và Triple test để đánh giá dấu hiệu bất thường liên quan đến thai nhi như thai vô sọ, thoát vị rốn, bang quang lớn, hội chứng Down… Sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi.

3. Khám lần 3: Khi mang thai từ tuần thứ 16 – 20

Khám thai lần 3 được thực hiện khi mang thai từ tuần 16 – 20 của thai kỳ. Giai đoạn này, bác sĩ cũng sẽ cho thai phụ kiểm tra cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu… nhằm mục đích theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Thời điểm này, bác sĩ cũng sẽ cho mẹ bầu tiến hành chọc ối nếu những kiểm tra trước đó cho thấy thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao.

4. Khám lần 4: Khi mang thai từ tuần thứ 21 – 25 của thai kỳ

Giai đoạn này, bác sĩ vẫn sẽ cho mẹ bầu đo cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, khám thai, tầm soát đái tháo đường…

Tầm soát giai đoạn này sẽ giúp bác sĩ kịp thời đưa ra phương án điều trị, cải thiện tình trạng đái tháo đường bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn hoặc kiểm tra tim thai để đánh giá tình trạng dị tật tim thai nếu có.

Thời điểm này, thai phụ cũng sẽ được tiêm vacxin uốn ván mũi thứ nhất.

5. Khám lần 5: Khi mang thai từ tuần thứ 26 – 30 của thai kỳ

Đây là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất mẹ bầu cần hết sức lưu ý, giúp phát hiện những bất thường khởi phát ở giai đoạn muộn như giãn não thất, nhiễm trùng bào thai, tắc ruột, kiểm tra tim thai.

Thời điểm này cũng giúp bác sĩ ước tính kích thước thai và đánh giá bất thường của thai kỳ thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Đây cũng là thời điểm mẹ bầu cần tiêm mũi uốn ván thứ hai.

6. Khám lần 6: Khi mang thai từ tuần thứ 31 – 35 của thai kỳ

Lần khám thai này, bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, tính toán kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, nước tiểu… để theo dõi sự phát triển của thai kỳ và chuẩn bị cho việc sinh con.

7. Khám lần 7: Khi mang thai từ tuần thứ 36 trở đi của thai kỳ

Bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, nước ối, tình trạng thai để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” của mẹ bầu. Thời điểm khám này sẽ quyết định xem mẹ nên sinh thường hay sinh mổ.

Lưu ý: Một số trường hợp, mẹ bầu sẽ được yêu cầu khám thai nhiều hơn thay vì chỉ khám theo các mốc khám thai quan trọng nhất đã được trình bày trên đây. Đôi khi  sẽ phải khám đến 10 – 15 lần tùy vào tình trạng của từng người.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám thai định kỳ

Các mốc khám thai quan trọng nhất  -3
Mẹ bầu cần đi khám thai thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

Để quá trình khám thai diễn ra thuận lợi, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu không thể đi khám thai trọn vẹn 7 lần thì mẹ bầu phải nhất định ghi nhớ 3 mốc khám thai quan trọng nhất trong suốt thai kỳ  bao gồm: Khám thai lần 1 vào tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ, khám thai lần 2 vào tuần thứ 20 – 24 của thai kỳ và khám thai lần 3 vào tuần thứ 30 – 32 của thai kỳ.
  • Mẹ chỉ nên siêu âm thai theo đúng mốc thời gian được bác sĩ chỉ định, không nên siêu âm quá nhiều. Cho nên câu hỏi “1 tuần siêu âm 1 lần có sao không”, thì câu trả lời là có, siêu âm quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
  • Mẹ bầu nên nhịn ăn khi đi siêu âm và hãy mặc quần áo rộng rãi để quá trình siêu âm diễn ra dễ dàng hơn. Mẹ lưu ý thêm là việc chọn trang phụ sẽ phụ thuộc vào hình thức siêu âm và giúp mẹ tránh thay đồ vất vả. Cụ thể, nếu siêu âm đầu dò thì váy co giãn là thích hợp; siêu âm bụng có thể mặc quần áo rộng rãi.
  • Mang giày bệt, dễ tháo: giúp mẹ di chuyển thuận lợi và an toàn nhất.
  • Lưu ý về vệ sinh: mẹ có thể lót 1 lớp băng mỏng để tránh trường hợp bị “són” qua quần.
  • Về việc uống nước và đi vệ sinh: Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu uống thật nhiều nước giúp đẩy tử cung lên cao, có thể nhìn thấy bé dễ dàng hơn (vì lúc này bé còn nhỏ). Nhưng trong 2 tam cá nguyệt sau thì mẹ cần đi tiểu trước khi siêu âm để giúp trống bàng quang giúp nhìn thấy bé dễ dàng hơn (vì lúc này bé đã lớn hơn).
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và thông tin cần thiết, câu hỏi hay thắc mắc liên quan khi đi khám thai.
  • Đặt lịch hẹn khám thai phù hợp trước.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề các mốc khám thai quan trọng nhất cho mẹ bầu sẽ hữu ích với bạn.  Nếu còn băn khoăn nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Phương Nam nhé!

3.7/5 - (4 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ