Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 5, 2021
Top 3 Cách Diệt Chấy Bằng Muối An Toàn, Hiệu Quả, Nhanh Chóng
Mục Lục Bài Viết
Tình trạng hăm ở trẻ nếu không sớm khắc phục sẽ khiến trẻ khó chịu, gây đau, ngứa… Vì vậy, các mẹ thường cảm thấy lo lắng nhiều khi trẻ bị hăm và luôn muốn tìm cách cải thiện nhanh chóng, an toàn, giúp trẻ thoải mái hơn.
Nhiều mẹ còn lo lắng đến mức đưa trẻ đi khám bác sĩ, tuy nhiên, thực tế, tình trạng này hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà với 8 cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn dưới đây:
Trong lá trầu không có chứa nhiều vitamin C, vitamin B1 cũng như các chất kháng sinh tự nhiên, không những có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm mà còn giúp dưỡng ẩm, phục hồi, giảm nhanh các triệu chứng hăm tã cho trẻ.
Đối với cách này, mẹ có thể tiến hành như sau:
Kiên trì thực hiện 2 lần/ ngày thì sau khoảng 3 – 5 ngày, tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn sẽ cải thiện hiệu quả.
Dầu dừa chứa nhiều axit béo, axit lauric và vitamin E, vừa có khả năng kháng khuẩn, ngăn vi khuẩn gây hăm vừa giúp dưỡng ẩm da, hạn chế hiện tượng hăm tã hiệu quả.
Khi trị hăm bằng dầu dừa, mẹ có thể tiến hành theo quy trình sau:
Mẹ cần tiến hành 2 lần 1 ngày và chỉ sử dụng dầu dừa có nguồn gốc rõ ràng.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tiếp theo mà mẹ có thể áp dụng đó là trị hăm bằng nước chè. Bởi chè xanh chứa thành phần polyphenol, tanin cùng nhiều vitamin B1, B2, C… vừa giúp nuôi dưỡng da, vừa làm sạch những vùng da bị tổn thương, từ đó hạn chế hiện tượng hăm tã hiệu quả.
Để khắc phục hăm tã bằng trà xanh, cha mẹ có thể tiến hành theo 3 bước như sau:
Cách này nên tiến hành 1 lần/ ngày và tránh sử dụng lên vết thương hở.
Sữa mẹ có rất nhiều kháng thể có lợi, có tác dụng ngăn ngừa nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm hay hăm da. Đặc biệt, vitamin trong sữa mẹ giúp tái tạo, dưỡng ẩm da bé vô cùng tốt.
Đối với phương pháp này, mẹ có thể thực hiện như sau:
Mẹ cần thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày và phải tiến hành mỗi ngày trong vòng 1 tuần mới đảm bảo hiệu quả.
Lá khế có tác dụng giảm sưng, sát khuẩn, tiêu viêm, do đó, nó rất hiệu quả để chữa trị hăm cho trẻ. Cụ thể, bạn có thể thực hiện cách trị hăm này theo quy trình sau:
Tiến hành khoảng 2 – 3 lần/ ngày và thực hiện liên tục khoảng 5 – 7 ngày mẹ sẽ thấy tình trạng hăm của bé được khắc phục hiệu quả.
Dầu tràm có tính kháng khuẩn cao, ngăn ngừa viêm nhiễm, có tác dụng làm dịu vết hăm. Vì vậy, cha mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm để cải thiện tình trạng hăm tã của bé.
Lúc này, phụ huynh nên thực hiện theo các bước sau:
Với cách này, mẹ cần tiến hành liên tục cho đến khi trẻ hết hăm và nên thực hiện ít nhất 2 – 3 lần/ngày.
Với đặc tính chống viêm, lô hội có hiệu quả rất tốt trong điều trị hăm tã cho bé.
Đối với phương pháp này, mẹ có thể thực hiện theo quy trình sau:
Thực hiện mỗi ngày và liên tục trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khổ qua chứa nhiều vitamin B, C và các chất khác như glocozit, protein… có khả năng làm sạch, kháng khuẩn, cải thiện hăm tã ở trẻ nhanh chóng, an toàn.
Với phương pháp này, mẹ có thể thực hiện như sau:
Tiến hành 1 ngày 1 lần và tránh dùng nước khổ qua ở những vùng da có vết thương hở, sưng tấy.
Để chăm sóc bé bị hăm tại nhà nhanh khỏi thì bên cạnh cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Hãy vệ sinh thân thể cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, sau đó lau khô cho trẻ trước khi mặc quần áo hay tã.
Nếu tình trạng trẻ bị hăm nhiều, cha mẹ nên dừng việc mặc tã cho trẻ trong khoảng 3 – 5 ngày, để giúp vùng da bị hăm được thông thoáng, dễ phục hồi hơn.
Khi sử dụng tã nên thay thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn gây hại lên các vùng da còn non của bé.
Tránh dùng khăn ướt, khăn thơm lau lên những vùng da bị hăm trong quá trình áp dụng những cách trị hăm, bởi nó rất dễ gây kích ứng da.
Hạn chế dùng phấn rôm và nên massage nhẹ nhàng khi trẻ bị hăm.
Đặc biệt, không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc bôi da nào mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.