Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 10, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu về cách tiêm mông không đau, thì bạn cần biết kỹ thuật tiêm mông là gì cũng như đặc điểm của nó.
Tiêm mông được biết đến là một trong những vị trí tiêm phổ biến nhất, được chỉ định rất nhiều khi tiêm các loại thuốc dầu, thuốc khó tan, thuốc chậm tan, thuốc dễ kích thích, thậm chí là tiêm kháng sinh, muối bạc, hormone, dung dịch keo, muối thủy ngân,…
Việc mông được lựa chọn nhiều nhất khi tiêm bắp đó là vì vùng mông có rất nhiều cơ, ít mạch máu lớn và dây thần kinh, nên việc tiêm thuốc vào cơ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với những vị trí khác.
Vậy tiêm mông có nguy hiểm không? Mặc dù tiêm mông là phương pháp phổ biến, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có thể dẫn đến tai biến, tắc mạch, áp xe, gây mảng mục, … vì thế cần nắm rõ kỹ thuật tiêm an toàn, hiệu quả, không nên lơ là.
Để có thể tiêm mông đúng kỹ thuật và vị trí, thì khi tiêm bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:
Thực tế thì kỹ thuật tiêm mông được sử dụng rất nhiều, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tiêm mông không đau. Do vậy, để hạn chế tình trạng tiêm mông bị đau do sưng đau hay áp xe sau tiêm mông cho bệnh nhân, trong quá trình tiêm, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn.
Các bước tiêm mông cụ thể:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị thuốc tiêm, đối chiếu thông tin của người bệnh, giải thích về loại thuốc cần tiêm.
Tiếp theo, hãy lấy thuốc vào ống tiêm, yêu cầu bệnh nhân nằm sấp và để lộ vùng mông ra bên ngoài, rồi đeo găng tay y tế, xác định vị trí cần tiêm rồi tiến hành sát khuẩn chỗ tiêm cẩn thận.
Tiếp đến hãy sát khuẩn lại tay, loại bỏ bọt khí trong ống tiêm, dùng 1 tay căng vùng da mông của bệnh nhân rồi đâm kim vào. Lưu ý là phải đâm nhanh 1 góc 90 độ.
Sau đó hãy rút pittong của bơm tiêm để xem có máu không, nếu không xuất hiện máu thì có thể bắt đầu thực hiện tiêm thuốc.
Sau khi đã tiêm hết thuốc thì phải rút kim tiêm ra thật nhanh, đúng theo hướng và góc đã đâm kim vào. Nhớ là phải dùng bông gòn đặt lên vị trí tiêm để tránh chảy máu và hạn chế cảm giác đau, khó chịu.
Cuối cùng, bạn hãy thu dọn kim tiêm, thông báo với bệnh nhân đã tiêm xong. Đặc biệt, nhớ lưu hồ sơ nhé!
Để giúp giảm cảm giác đau, sưng hay khó chịu sau khi tiêm bắp thì bạn có thể áp dụng một số mẹo sau: