Chỉ Số Chiều Dài Xương Cánh Tay Của Thai Nhi Ngắn Có Sao Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Chỉ Số Chiều Dài Xương Cánh Tay Của Thai Nhi Ngắn Có Sao Không?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng ba 1, 2022

Nhiều mẹ bầu sau khi thực hiện siêu âm thì biết được chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi ngắn và vô cùng lo lắng. Không biết chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi ngắn liệu có nguy hiểm? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Thấu hiểu tâm lý hoang mang của bạn, Đa khoa Phương Nam đã soạn thảo bài viết này để giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng theo dõi nhé!

Các chỉ số của thai nhi cầu được đo

Mẹ bầu có nhiều vấn đề phải quan tâm như chế độ dinh dưỡng, thăm khám định kỳ, đo chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi,… Đặc biệt, kiểm tra tình trạng phát triển của con yêu trong từng giai đoạn là vô cùng quan trọng. Ba dấu mốc quan trọng gồm có: Tuần 1 – 12 (tam cá nguyệt thứ nhất), tuần 13 – 26 (tam cá nguyệt thứ hai), tuần 27 – 40 (tam cá nguyệt cuối). 

Thay đổi của mẹ và bé trong mỗi giai đoạn có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe ổn định hoặc bất thường. Các chỉ số siêu âm thai nhi sẽ mang đến cho bác sĩ và mẹ bầu góc nhìn cụ thể. Một số thuật ngữ thường được sử dụng nhất gồm có:

  • Chỉ số GA: Tuổi thai nhi tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.
  • Chỉ số GSD: Đường kính túi thai. Đo trong những tuần đầu của thai kỳ. Lúc này em bé vẫn chưa hình thành các cơ quan.
  • Chỉ số BPD: Còn gọi là đường kính lưỡng đỉnh. Đây chính là đường kính lớn nhất tại mặt cắt vòng đầu của trẻ.
  • Chỉ số HUM: Chiều dài của phần xương cánh tay.
  • Chỉ số FL: Chiều dài của xương đùi.
  • Chỉ số EFW: Khối lượng thai ước đoán.
  • Chỉ số CRL: Chiều dài đầu mông. Trong nửa đầu của thai kỳ rất khó để đo chính xác chiều dài từ đầu đến chân, vì bé thường cuộn người lại. Chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu chân trong những tuần cuối thai kỳ.
chi-so-chieu-dai-xuong-canh-tay-cua-thai-nhi-1
Có nhiều chỉ số cần đo đạt ở thai nhi

Chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi nói lên điều gì? 

Chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi trong từng giai đoạn sẽ cho bác sĩ và mẹ bầu biết em bé có đang khỏe mạnh hay không. Mẹ bầu có thể an tâm nếu chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi bình thường.

Thế nhưng cũng có trường hợp chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi dài hoặc ngắn hơn chuẩn. Những bất thường này là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hoặc các dị tật khác tăng lên 2 – 3 lần. Mẹ bầu cũng cần hiểu rằng tình trạng này chỉ là yếu tố nguy cơ. Không phải lúc nào chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi ngắn hoặc dài hơn so với chuẩn cũng rơi vào trường hợp mắc bệnh Down, dị tật. 

Thông số chính xác nhất giúp bác sĩ chẩn đoán hội chứng Down của thai nhi là độ mờ da gáy, căn cứ vào yếu tố di truyền hay xem xét tiền sử bệnh tật gia đình,… Ngoài ra, để đánh giá xương cẳng tay của trẻ có tốt hay không, bác sĩ sẽ tiến hành đo mật độ khoáng và xem xét nhiều thông số khác nhau. Nếu cảm thấy chưa an tâm, mẹ bầu có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.

chi-so-chieu-dai-xuong-canh-tay-cua-thai-nhi-2
Chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi nói lên điều gì? 

Chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi ngắn có sao không? 

Chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi ngắn có sao không? Chiều dài xương cánh tay hoặc xương đùi của thai nhi ngắn chính là một trong những tiêu chí để bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down thấp hay cao. Tuy nhiên, bác sĩ phải có thêm nhiều chỉ số khác để đánh giá và xác định kết quả chính xác. Do đó, nếu thai nhi có chiều dài xương cẳng tay và xương đùi ngắn mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Chỉ số siêu âm cũng chỉ mang tính tương đối, vì nó còn phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ, trang thiết bị máy móc,…

Vậy chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi ngắn có ảnh hưởng đến chiều cao không? Trên thực tế, chiều cao thai nhi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vóc dáng gia đình, chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao,… của mẹ bầu. Vì thế thai phụ đừng quá lo lắng.

Bên cạnh đó, thông qua chế độ dinh dưỡng cùng nhiều yếu tố khác, chiều cao của trẻ vẫn có thể cải thiện trong tương lai. Thế nên nếu cân nặng thai nhi đạt chuẩn, tất cả các chỉ số bình thường, sức khỏe bản thân ổn định thì mẹ bầu hãy an tâm nghỉ ngơi, chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm lâm bồn nhé. 

chi-so-chieu-dai-xuong-canh-tay-cua-thai-nhi-3
Chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi ngắn có sao không? 

Nguyên nhân khiến chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi ngắn

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chiều dài xương cánh tay và xương đùi của thai nhi ngắn:

 Di truyền

Yếu tố di truyền chiếm khoảng 23%, quyết định trực tiếp đến chiều dài xương cánh tay của thai nhi. Điều này đồng nghĩa với việc ông bà, bố mẹ có vóc dáng nhỏ nhắn, nhẹ cân thì cũng khó để bé cao lớn được. Tuy nhiên, yếu tố dinh dưỡng cũng có thể giúp trẻ cải thiện chiều cao. Một vài nghiên cứu cho thấy chế độ dinh dưỡng mà thai phụ nạp vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, ước tính khoảng 32%.

Do đó, nếu gia đình không sở hữu chiều cao tốt thì mẹ bầu hãy tăng cường bổ sung dưỡng chất trong chế độ ăn kết hợp cùng việc luyện tập thể thao, để giúp thai nhi cải thiện vóc dáng lý tưởng hơn.  

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Mẹ bầu chính là người duy nhất có khả năng cung cấp dưỡng chất cho trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng. Thế nên chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xương cẳng tay, chiều cao, trọng lượng thai nhi,… đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, nếu muốn cải thiện các chỉ số như chiều dài xương cánh tay của thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất như đạm, Sắt, I-ốt, Canxi, Vitamin D, Axit Folic, ARA, DHA,… vào chế độ ăn uống mỗi ngày, ngay cả thời điểm sau sinh. 

chi-so-chieu-dai-xuong-canh-tay-cua-thai-nhi-4
Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học

 Môi trường sống

Một số nghiên cứu cho thấy mẹ bầu sống trong môi trường ô nhiễm có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Theo đó, mẹ bầu phải sống trong môi trường có không khí ô nhiễm, khói bụi thì cân nặng của trẻ khi ra đời sẽ bị giảm khoảng 9%.

Bên cạnh đó, chu vi vòng đầu thai nhi cũng giảm đi 2%. Vì thế mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm, lựa chọn sinh hoạt ở môi trường trong lành nhé. Nếu ở thành thị, thai phụ hãy đóng kín cửa trong giờ cao điểm, tránh xa khói thuốc, sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 

 Thói quen xấu

Thể trạng thai nhi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ lối sống và chế độ ăn uống sai lầm của mẹ bầu. Ví dụ như thai phụ quá coi trọng việc dung nạp chất đạm vào cơ thể, mà bỏ qua những món ăn nhiều Canxi, khiến trẻ bị thấp còi. Một số mẹ bầu khác lại dùng quá nhiều chất béo, đường, tinh bột. Điều này sẽ khiến sức khỏe mẹ bầu chịu nhiều ảnh hưởng, khiến sự phát triển hệ xương và răng của thai nhi bị cản trở.

Ngoài ra, thói quen uống bia rượu, cà phê, nước ngọt, thường thức khuya, hút thuốc của mẹ bầu cũng tác động đến sự phát triển xương cánh tay và chiều cao thai nhi. 

chi-so-chieu-dai-xuong-canh-tay-cua-thai-nhi-5
Mẹ bầu không nên thức khuya

Thắc mắc chỉ số chiều dài xương cánh tay của thai nhi ngắn có sao không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho mẹ bầu thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm hoặc đăng ký lịch siêu âm, khám thai, bạn vui lòng liên hệ Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ