Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 12, 2021
Hoài Trang – Lâm Đồng
Chào bạn Hoài Trang! Đối với thắc mắc “Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không?” của bạn, Bác sĩ của Đa khoa Phương Nam xin được giải đáp như sau:
Chọc ối để xét nghiệm ADN là một trong những phương pháp giám định quan hệ huyết thống cho thai nhi và người cha giả định chính xác nhất hiện nay. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu nước ối trong tử cung của mẹ, sau đó mang đi phân tích ADN. Và từ đó đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cần giám định.
Mặc dù có độ chính xác cao, nhưng các chuyên gia y tế khuyến khích bạn không nên tiến hành chọc ối xét nghiệm ADN, vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Hơn nữa, nếu bác sĩ thực hiện không cẩn thận sẽ khiến mẹ bầu bị sảy thai. Hiện nay, tỉ lệ sảy thai do chọc ối được ghi nhận khoảng 1/200 – 1/400.
Ngoài ra, chọc ối còn khiến mẹ bầu lẫn thai nhi gặp các biến chứng khác như tổn thương thai, tổn thương tử cung, nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng ối, thậm chí là sinh non. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bị đau bụng, ra huyết, co thắt tử cung, sốt,… Một số trường hợp, trẻ con sinh ra bị vàng da, thiếu máu vì do trước đó người mẹ chọc ối dẫn đến tình trạng nhạy cảm Rh.
Chính vì các lý do trên, bạn không nên tiến hành chọc ối xét nghiệm ADN. Chọc ối chỉ nên thực hiện trong trường hợp bạn muốn kiểm tra và đánh giá tình trạng dị tật thai nhi ở mức độ nặng.
Còn nếu muốn xác định quan hệ huyết thống, bạn có thể tiến hành xét nghiệm ADN bằng phương pháp không xâm lấn. Với cách này, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người mẹ (trong máu của mẹ có chứa ADN của trẻ) sau đó tiến hành phân tách ADN và thực hiện giám định quan hệ huyết thống như những trường hợp khác.
Có thể bạn quan tâm: