Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 5, 2021
Mục Lục Bài Viết
Bên cạnh các dấu hiệu có thai khi đang cho con bú, thì nhiều chị em phụ nữ cũng quan tâm, thắc mắc liệu rằng đang cho con bú có thai được không?
Quá trình sản xuất hormone prolactin trong cơ thể tăng lên do núm vú bị kích thích khi mẹ cho con bú. Mức prolactin cao hơn đồng nghĩa với việc giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, hormone này ngăn cản quá trình rụng trứng. Như vậy, trường hợp có thai khi đang cho con bú là rất hiếm.
Mặc dù cơ thể của phụ nữ thường không rụng trứng trước ba tuần sau khi sinh, nhưng một số trường hợp khác lại không có kinh nguyệt trong nhiều tháng. Điều này làm mẹ không thể dự đoán chính xác về thời điểm thời kỳ rụng trứng là khi nào. Vì vậy, khả năng có thai trong thời kỳ cho con bú vẫn có thể xảy ra, nhưng tỉ lệ không cao.
Để giúp mẹ bỉm sữa khỏi những băn khoăn và có kế hoạch chăm sóc tốt cho sức khỏe, dưới đây là 7 dấu hiệu có thai khi đang cho con bú:
Một trong những triệu chứng đầu tiên của thai kỳ mà phụ nữ đang cho con bú có thể gặp phải là đau và căng vú. Việc mang thai kèm theo quá trình cho con bú làm cho núm vú thêm đau, gây ra các khó chịu hơn mức bình thường. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt biểu hiện này với tình trạng tắc tia sữa. Chính vì thế, cách tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc sử dụng que thử thai.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, nguồn sữa của mẹ có thể bị chậm lại khi mang thai. Ngoài ra, hàm lượng và mùi vị của sữa mẹ đang cho con bú sẽ thay đổi trong suốt thai kỳ.
Việc sản xuất sữa giảm và mùi vị bị thay đổi khi mang thai khiến một số trẻ tự cai, không thèm sữa mẹ.
Mệt mỏi là một trong các dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. Bởi việc cho con bú làm tăng thêm những căng thẳng cho cơ thể phụ nữ, khiến phụ nữ đang cho con bú cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn bình thường. Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, hormone thai kỳ tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Bà mẹ cho con bú khi mang thai có thể thấy mình ngủ nhiều hơn bình thường. Một cách hợp lý để cải thiện mệt mỏi một cách tự nhiên là bổ sung các thực phẩm giàu protein, tập thể dục nhẹ nhàng, uống nhiều nước.
Chuột rút thường xảy ra nhiều hơn đối với phụ nữ đang mang thai. Bạn có thể cảm thấy như thể kỳ kinh của bạn sắp bắt đầu, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra, và chỉ có những cơn chuột rút kéo dài. Đây có thể là một dấu hiệu chính xác về khả năng mang thai, đặc biệt nếu nó đi kèm với hiện tượng ra máu khi cho con bú.
Buồn nôn hoặc ốm nghén là một trong các dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. Chính vì thế, mẹ cần quan tâm để không ảnh hưởng đến việc bổ sung đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm để co đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả hai bé.
Nếu trong thời gian đang cho con bú, mẹ thường xuyên có cảm giác đói không rõ nguyên nhân và kèm theo các triệu chứng khác thì rất có thể bạn đã thụ thai một lần nữa.
Tuy nhiên, cũng còn tùy vào cơ địa của từng người mà chị em phụ nữ có những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú khác nhau. Để biết chắc đó có phải là những biểu hiện mang thai, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay khung chat bên dưới.
Nếu bạn phát hiện dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thì không có gì phải lo lắng cả, chỉ cần làm theo một số mẹo đơn giản để có thể chăm sóc cho hai con một cách khỏe mạnh, cụ thể:
Cần lập riêng cho mình một kế hoạch ăn uống hợp lý để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ, bào thai và em bé. Bên cạnh việc ăn uống cân bằng, bạn phải bổ sung vitamin trước khi sinh vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Mức năng lượng của mẹ có thai khi đang cho con bú có thể sẽ giảm đi rất nhiều so với khi mang thai bình thường. Điều này là do cơ thể đang tham gia vào việc nuôi dưỡng bào thai và trẻ sơ sinh. Điều này sẽ khiến mẹ dễ bị mệt mỏi, không làm được gì nhiều và phải nỗ lực gấp đôi. Chính vì thế, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn đối phó với những mệt mỏi, căng thẳng.
Khi phát hiện các dấu hiệu có thai khi đang cho con bú, mẹ cần lưu ý đến việc bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Cho con bú làm cơ thể của mẹ mất đi một lượng chất lỏng, để bù đắp cho việc này thì đòi hỏi mẹ cần nạp 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, nếu mẹ mang thai mang thai thì điều này càng trở nên quan trọng hơn, bởi mất nước có thể dẫn đến chóng mặt và gây bất lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Sự gia tăng nồng độ hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone kèm theo việc cho con bú có thể làm cho núm vú của mẹ bị đau hơn bình thường, đây cũng là lý do khiến phần núm bị khô và nứt. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa và truyền cho thai nhi.
Nếu nhận thấy các triệu chứng mang thai ngày càng trầm trọng hơn hoặc khiến bạn vô cùng khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mẹ có thể cân nhắc việc cai sữa cho bé yêu bằng cách giảm số lần cho bú và bổ sung sữa công thức.