Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 21, 2021
Mục Lục Bài Viết
Dưới đây là 4 dấu hiệu thai nhi đói mẹ bầu cần lưu ý, nhằm kịp thời có biện pháp giải quyết phù hợp:
Mẹ và em bé có sự liên kết mạnh mẽ với nhau. Con yêu cũng có thể đói nếu mẹ bầu đói, nhất là trong những tháng giữa của thai kỳ. Em bé ở giai đoạn này trên thực tế sẽ phát triển nhanh gấp 50 lần so với tháng đầu. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng thai nhi có nguy cơ bị béo phì nếu mẹ bầu đói quá lâu và thường xuyên. Vì cơ thể con sẽ quen với hoạt động tích trữ chất béo. Thai nhi sẽ dễ bị đói nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ. Do nhu cầu dinh dưỡng của em bé rất cao.
Thế nên mẹ hãy thường xuyên lắng nghe cơ thể của mình, để cung cấp dưỡng chất thật đầy đủ, đúng lúc, nhằm hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu nên ăn một phần nhỏ bất kỳ khi nào cảm thấy đói. Đợi khoảng 2 – 3 tiếng rồi tiếp tục ăn thêm. Chị em tránh ăn quá nhiều cùng một lúc để ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá mức.
90 – 95% thời gian trong ngày thai nhi dành cho việc ngủ. Vì vậy, bé sẽ ngủ ngon nếu no bụng. Nhưng khi con yêu chuyển động trườn xuống bụng dưới, cựa quậy thì đó chính là dấu hiệu điển hình cho thấy thai nhi đang đói. Không những thế, do cơ thể mẹ phải chuyển hóa dinh dưỡng truyền sang con nên sẽ nhanh chóng mất sức. Lúc này, mẹ hãy tranh thủ tìm món ăn nhẹ bổ dưỡng bổ sung ngay.
Mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những cú đá của con trong bụng từ tháng thứ 5 – 6. Các chuyển đông này thông thường là phương thức giao tiếp giữa mẹ và bé. Mỗi thai nhi sẽ có thời điểm đạp khác nhau trong ngày, nhằm báo cho mẹ biết bản thân đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi thai nhi đói bụng, xu hướng đạp sẽ xuất hiện với tần suất cao hơn bình thường. Đồng thời, lực thai máy cũng mạnh hơn. Lúc này, mẹ cần bổ sung ngay cho cơ thể những món bổ dưỡng. Trường hợp thai phụ vừa mới ăn bữa chính cách đó không lâu, thì hãy dùng ít trái cây hoặc thức ăn vặt.
Một trong những dấu hiệu thai nhi đói bụng là mẹ bầu bị chóng mặt. Đau đầu, hoa mặt, chóng mặt còn là dấu hiệu của chứng hạ đường huyết thai kỳ vô cùng nguy hiểm, vì chị em có thể bị ngất do không biết cách ứng biến kịp thời. Bên cạnh đó, nếu tình trạng này kéo dài, sức khỏe của thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, do thiếu hụt dưỡng chất. Thế nên, mẹ bầu cần nhanh chóng bổ sung thực phẩm tốt cho cơ thể như bánh mì, ngũ cốc hoặc món ăn giàu năng lượng để hỗ trợ ổn định đường huyết khi bị chóng mặt.
Trên đây là 4 dấu hiệu thai nhi đói bụng, mẹ hãy theo dõi thật kỹ để kịp thời bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể nhé. Nếu con yêu nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, thể trạng sẽ phát triển nhanh chóng và ngày càng khỏe mạnh hơn.
Chị em sẽ thường xuyên cảm thấy đói trong thời gian mang thai. Nguyên nhân là do thức ăn sau khi vào cơ thể phải được chuyển hóa và truyền sang thai nhi. Ngoài ra, thai phụ cũng cảm thấy thèm ăn liên tục vì Hormone trong cơ thể thay đổi. Mẹ bầu và em bé sẽ đối mặt với nhiều bất lợi cho sức khỏe nếu để bụng đói thường xuyên, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, mẹ bầu cần nạp một lượng thức ăn phong phú, đa dạng, nhằm duy trì nguồn năng lượng đủ cho bản thân và thai nhi.
Sự phát triển của thai nhi sẽ phụ thuộc nhiều vào tế bào thần kinh, các mô,… và chế độ ăn do mẹ áp dụng. Tất cả đều được hình thành và lớn dần thông qua những dưỡng chất mà mẹ bầu truyền qua cho con. Mẹ thường xuyên nhịn ăn hoặc để bụng đói sẽ không có đủ chất để nuôi dưỡng thai nhi. Em bé trong bụng đối mặt với nguy cơ bị thiếu cân, còi cọc.
Bên cạnh đó, khả năng mắc bệnh lý nguy hiểm, khuyết tật bẩm sinh, sinh non thiếu tháng,… cũng tăng lên rất nhiều. Vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu thai nhi đói bụng, mẹ hãy nhanh chóng nạp vào cơ thể những thực phẩm bổ dưỡng ngay.
Mẹ bầu sẽ thấy thèm ăn và đói bụng nhiều hơn khi thai nhi lớn. Do đó, việc xây dựng một chế độ ăn tốt là vô cùng cần thiết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên ưu tiên dùng các thực phẩm như sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt, điển hình là hoa quả khô, súp cua, hạnh nhân, óc chó, hạt sen,… Ngũ cốc mang đến hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đồng thời giúp thai phụ duy trì đường huyết ổn định và lâu đói hơn.
Để thay đổi khẩu phần đa dạng, không tạo ra cảm giác ngán, bạn có thể sử dụng ngũ cốc chế biến thành nhiều món bổ dưỡng như sữa hạnh nhân, cháo hầm chân giò hạt sen,… Đặc biệt, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày. Phương pháp này giúp chị em tránh được tình trạng quá tải và không bị đói thường xuyên. Thai phụ không nên uống nhiều nước trước mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, mẹ bầu hãy tăng cường tiêu thụ thực phẩm chứa chất xơ.