Đường Kính Lưỡng Đỉnh Ở Thai Nhi Là Gì? – Những Điều Mẹ Bầu Nên Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Đường Kính Lưỡng Đỉnh Ở Thai Nhi Là Gì? – Những Điều Mẹ Bầu Nên Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 28, 2021

Đường kính lưỡng đỉnh là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi. Vậy đường kính lưỡng đỉnh là gì? Khi nào có thể siêu âm đo đường kính lưỡng đỉnh? Đường kính lưỡng đỉnh lệch có sao không? Làm sao để giúp thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn? Tất cả những băn khoăn này của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh có tên tiếng anh là Biparietal Diameter và được viết tắt là BPD. Đây là chỉ số đo đường kính ở mặt cắt lớn nhất của hộp sọ (tính từ trán ra sau gáy). Đường kính lưỡng đỉnh cũng có thể hiểu là đường kính đầu của thai nhi.

Trong siêu âm thai thì đường kính lưỡng đỉnh thường được sử dụng cho việc ước đoán trọng lượng thai nhi, tính tuổi thai cũng như đánh giá tốc độ phát triển của thai. Đường kính lưỡng đỉnh khác với chu vi đầu của thai nhi nên bạn không nên lầm tưởng 2 thông số này.

Đường kính lưỡng đỉnh
Đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số đo đường kính ở mặt cắt lớn nhất của hộp sọ.

Chỉ số BPD trong siêu âm thai là gì?

Các bạn hẳn đã có cái nhìn tổng quan về đường kính lưỡng rồi đúng không? Ở trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ tiếp tục giải đáp cho bạn siêu âm thai BDP là gì hay thời điểm siêu âm BDP để bạn hiểu rõ hơn về chỉ số này nhé!

Một trong các ký hiệu trong siêu âm thai được nhiều mẹ bầu thắc mắc nhất có BDP, chỉ số BDP trong siêu âm thai chính là chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi. Thường thì từ tuần thứ 13 đến 20 của thai kỳ, bác sĩ đã có thể đo chỉ số BDP. Thời điểm này, phần đầu của trẻ sẽ phát triển và tăng trưởng nhanh nên đo vào giai đoạn này sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Chỉ số BDP bình thường của thai nhi từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ sẽ dao động trong khoảng 21 – 95mm. Mẹ bầu có thể theo dõi bảng dưới đây để hiểu rõ hơn về chỉ số BDP qua từng giai đoạn.

Tuổi thai nhi theo tuần BPD (mm)

Đường kính lưỡng đỉnh

13 21
14 25
15 29
16 32
17 36
18 39
19 43
20 46
21 50
22 53
23 56
24 59
25 62
26 65
27 68
28 71
29 73
30 76
31 78
32 81
33 83
34 85
35 87
36 89
37 90
38 92
39 93
40 95

Hiện nay, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thường được sử dụng để tính toán cân nặng thai nhi. Cụ thể, bạn có thể ước đoán trọng lượng thai theo những cách sau:

Cân nặng thai nhi (gam) = 88.69 x BPD (mm) – 5062

  • Ví dụ: BPD = 78mm, thai nhi cân nặng: 88.69 x 78 – 5062 = 1855g.

Cân nặng thai nhi (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100

  • Ví dụ: BPD 78mm thì thai nhi cân nặng (78 – 60) x 100 = 1800 g.

Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh, mẹ cũng có thể tính nhẩm tuổi thai theo công thức:

  • BPD (cm) = 2xx => Tuổi thai (tuần) =(4×2)+5
  • BPD (cm) = 3xx => Tuổi thai (tuần) = (4×3)+3
  • BPD (cm) = 4xx => Tuổi thai (tuần) = (4×2)+2
  • BPD (cm) = 5xx => Tuổi thai (tuần) = (4×1)+1
  • BPD (cm) = 6xx/7xx/8xx/9xx =>Tuổi thai (tuần) = (4×6/7/8/9)

*Lưu ý: chỉ lấy con số đầu tiên ở đường kính lưỡng đỉnh và được tính ở mốc đầu tiên khi đo được các chỉ số

Đường kính lưỡng đỉnh -1
Đường kính lưỡng đỉnh được sử dụng để tính toán cân nặng thai nhi.

Cẩn lưu ý là để đánh giá được toàn diện sự phát triển của thai nhi, bác sĩ không chỉ dựa vào đường kính lưỡng đỉnh mà còn cả chu vi vòng đầu (HC), Chu vi vòng bụng (AC) Chiều dài xương đùi (FL). Tổng hợp tất cả các chỉ số này giúp mẹ có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về thi nhi.

Đường kính lưỡng đỉnh không chỉ dùng để tính cân nặng thai nhi, tính nhẩm tuổi thai mà còn là chỉ số đánh giá tình trạng phát triển não bộ của thai nhi.

Đường kính lưỡng đỉnh lệch có sao không?

Nếu đường kính lưỡng đỉnh bị lệch, không nằm trong khoảng trung bình hay mức cho phép thì đều có thể là dấu hiệu bất thường. Cụ thể như sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh to: Tức là chỉ số BDP quá lớn, có nghĩa là đầu của thai nhi quá to, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh thường của người mẹ, đặc biệt là những người sinh con lần đầu. Tình trạng chỉ số BDP vượt mức cho phép có thể là kết quả mà bệnh tiểu đường ở mẹ gây ra. Những trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn.
  • Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ: Trường hợp đường kính lưỡng đỉnh nhỏ có nghĩa là thai nhi đang bị chậm phát triển hoặc phần đầu bị phẳng hơn so với những thai nhi bình thường. Lúc này, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu thực hiện siêu âm một lần nữa, kết hợp xét nghiệm và kiểm tra những thông số khác để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi, đánh giá xem não bộ có phát triển bình thường hay không? Để đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như có phương pháp cải thiện hiệu quả hơn. Tránh tình trạng dị tật đầu nhỏ, hội chứng đầu phẳng…
Đường kính lưỡng đỉnh -2
Đường kính lưỡng đỉnh bị lệch sẽ khiến thai nhi gặp nhiều vấn đề nguy hiểm.

Cách giúp thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn

Đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số vô cùng quan trọng, thể hiện sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu muốn thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Mẹ bầu cần lưu ý chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, phải bổ sung đủ đạm, tinh bột, vitamin, chất béo. Nên ăn nhiều rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa… Đặc biệt, cần bổ sung thêm sắt để tránh tình trạng thiếu máu. Không được nhịn ăn hay ăn kiêng trong giai đoạn mang thai.

Tăng cường vận động: Mặc dù mẹ bầu cần hạn chế vận động mạnh nhưng mẹ cũng đừng lười mà hãy chăm chỉ tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao tinh thần, tăng cường tuần hoàn máu, giúp tinh thần thoải mái hơn. Từ đó hạn chế tình trạng thai nhi chậm phát triển trí não.

Tiêm phòng vacxin đầy đủ: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần tiêm đầy đủ các loại vacxin quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể, mẹ cần tiêm 2 mũi uốn ván khi mang thai để bảo vệ tốt nhất cho em bé lẫn bản thân. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, hạn chế những bất thường liên quan đến chỉ số BDP.

Khám thai định kỳ: Một trong những lưu ý quan trọng nhất để giúp thai nhi đạt chỉ số đường kính lưỡng đỉnh tốt đó là mẹ cần đi khám thai định kỳ theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Việc khám thai không những giúp phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ để sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả mà còn giúp mẹ bầu nhận được tư vấn chăm sóc kỹ lưỡng từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.

Đường kính lưỡng đỉnh -3
Mẹ bầu hãy đi khám thai định kỳ để sớm phát hiện những bất thường liên quan đến chỉ số BDP.

Ngoài đường kính lưỡng đỉnh, bạn có thể tìm hiểu thêm Crl trong siêu âm thai là gì hay AFI trong siêu âm thai là gì, đây là 2 chỉ số rất quan trọng trong kết quả siêu âm.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề đường kính lưỡng đỉnh ở thai nhi sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Nam qua hotline 1800 2222 để được giải đáp tận tình hơn.
5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ