Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Ngay!

Trang chủ > Chuyên khoa > Ngoại khoa > Bệnh nam khoa > Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Ngay!

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 4, 2023

Hầu hết bé trai sơ sinh đều gặp tình trạng hẹp bao quy đầu. Thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn thắc mắc hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không? Cần xử lý hiện tượng hẹp bao quy đầu cho trẻ như thế nào đúng cách? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam đi tìm câu trả lời trong bài viết này bạn nhé!

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Bao quy đầu là một lớp da mỏng, bao bọc quy đầu “cậu nhỏ”, có vai trò bảo vệ dương vật. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với trẻ em. Dương vật của bé sẽ bắt đầu phát triển to hơn sau khi được 7 tuổi, lớp bao quy đầu cũng dần lộ ra. Quá trình này có thể tiếp diễn trong nhiều năm cho đến khi quy đầu lộ ra ngoài hoàn toàn. Thế nhưng cũng có trường hợp lớp da quy đầu không thể tự tuột xuống được.

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng quy đầu không thể lộ ra ngoài dù đang trong trạng thái cương cứng hay bình thường vì đã bị bao quy đầu bịt kín. Chỉ khi dùng tay can thiệp thì quy đầu mới lộ ra một ít. Điều này sẽ khiến việc tiểu tiện, vệ sinh gặp khó khăn. Nó có thể gây ra hậu quả khó lường nếu không được điều trị và để kéo dài quá lâu. Vậy hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không? Trẻ bị hẹp bao quy đầu có cần điều trị?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là bệnh gì?
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng quy đầu không thể lộ ra ngoài dù đang trong trạng thái cương cứng hay bình thường

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có cần điều trị không?

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu không cản trở việc đi tiểu, không gây đau thì không nhất thiết phải tiến hành chữa trị. Khi trẻ trưởng thành, hiện tượng này sẽ tự khỏi. Nếu muốn, phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc, chữa trị tại nhà cho bé. Thế nhưng nếu có biểu hiện viêm nhiễm cơ quan sinh dục, sưng đỏ, đi tiểu khó khăn, khó vệ sinh “cậu nhỏ” thì bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám, chữa trị sớm. Dấu hiệu nhận biết cụ thể gồm có:

  • Khó tiểu: Trẻ phải rặn khi đi tiểu, đầu dương vật sưng phồng.
  • Dấu hiệu viêm nhiễm: Đỏ, nóng, sưng, đau cơ quan sinh dục hoặc chảy dịch, mủ bất thường.

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng sinh lý bình thường ở các bé trai sơ sinh. Nó hỗ trợ bảo vệ dương vật tốt hơn. Vì thế, khi trẻ gặp tình trạng này, phụ huynh đừng quá lo lắng. 

Hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không? 

Nếu được can thiệp đúng cách, kịp thời, hầu hết những trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ sẽ không dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng phụ huynh vẫn cần cẩn thận với những nguy cơ dưới đây:

Viêm quy đầu

Hẹp bao quy đầu khiến chất cặn bã và tế bào chết đọng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi, phát triển. Từ đó khiến đầu dương vật bị mọng nước, sưng đỏ, viêm nhiễm.

Viêm nhiễm niệu đạo

Vi khuẩn ở bao quy đầu có thể xâm nhập vào niệu đạo gây viêm nhiễm dù trường hợp này khá hiếm gặp.

Nghẹt quy đầu

Đây là tình trạng da quy đầu kéo tuột xuống nhưng không thể kéo trở lại vị trí cũ được. Nó khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, dẫn đến hiện tượng phù nề quy đầu. Trẻ có thể bị hoại tử quy đầu nếu không được can thiệp, xử trí kịp thời. 

Hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không? 
Hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không?

Hướng dẫn xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu đúng cách

Thắc mắc hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không đã được giải đáp. Tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các cách xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu nhé. Không nhất thiết phải tiến hành chữa trị tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ. Điều này sẽ cần thiết khi có dấu hiệu viêm nhiễm, sưng đỏ.

Bác sĩ thường khuyến khích phụ huynh nên áp dụng những phương pháp đơn giản tại nhà, hạn chế đau đớn cho bé, cụ thể là dùng thuốc bôi và kéo da quy đầu. Chỉ khi những biện pháp bảo tồn không mang đến hiệu quả thì mới cân nhắc cắt bao quy đầu hoặc làm tiểu phẫu nong tại cơ sở y tế.

Kéo da quy đầu

Đa phần các trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu đều có thể xử lý được thông qua bài tập kéo căng da quy đầu. Bố mẹ sẽ hỗ trợ bé thực hiện bài tập này, cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, phụ huynh hãy bôi trơn da quy đầu cho bé. Có thể dùng sáp Vaseline, tinh chất dưỡng thể hoặc dầu dưỡng da dành cho trẻ em.
  • Dùng tay kéo da quy đầu nhẹ nhàng về phía trước. Sau đó tiến hành kéo ngược lại vào trong đến mức tối đa mà trẻ vẫn có thể chịu được, không bị đau.
  • Lặp lại động tác mỗi ngày từ 2 – 3 lần và kéo dài trong khoảng 1 – 2 tháng với mức độ kéo căng tăng dần. Để trẻ cảm thấy thoải mái hơn, bố mẹ có thể cho con ngâm mình trong nước khi thực hiện. 

Kéo da quy đầu là phương pháp đơn giản, không gây tổn thương, sang chấn nếu áp dụng đúng cách. Thế nhưng để da quy đầu được kéo giãn từ từ, phụ huynh phải kiên trì và thực hiện đều đặn. Tuy nhiên nếu sau 1 tháng áp dụng cách này nhưng không mang đến hiệu quả thì phụ huynh nên chuyển sang biện pháp khác. 

Sử dụng thuốc bôi

Bố mẹ hãy dùng thuốc bôi quy đầu cho trẻ kết hợp với việc kéo bao quy đầu đều đặn. Loại thuốc này sẽ hỗ trợ làm căng và mỏng da, qua đó phụ huynh có thể kéo bao quy đầu của trẻ xuống dễ dàng hơn. 

Nong bao quy đầu

Hình thức tiểu phẫu này thường được áp dụng cho trẻ bị hẹp bao quy đầu. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám trước khi thực hiện. Thủ thuật nong bao quy đầu thường diễn ra nhanh chóng, chỉ mất 3 – 5 phút và ít khiến trẻ bị đau đớn. Nếu bao quy đầu có hiện tượng sưng viêm hoặc quá khít, trẻ sẽ được dùng thuốc giảm đau, gây tê khi thực hiện. Tiểu phẫu nong bao quy đầu hiệu quả và an toàn nhưng chỉ áp dụng khi cần thiết.

Cắt bao quy đầu

Nếu những cách trên thất bại thì cắt bao quy đầu là phương pháp chữa trị cuối cùng. Bé sẽ được tiêm thuốc tê, sau đó bác sĩ tiến hành cắt bao quy đầu. Mặc dù thủ thuật này không quá nguy hiểm nhưng nó được khuyến cáo cần hạn chế áp dụng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để tránh gặp rủi ro không đáng có, cần cắt bao quy đầu ở cơ sở y tế uy tín.

Hướng dẫn xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu đúng cách
Cắt bao quy đầu không được khuyến khích thực hiện cho trẻ

Tóm lại, hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không? Trong một số trường hợp, tình trạng hẹp bao quy đầu có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Do đó, phụ huynh hãy theo dõi sự phát triển của bé, nếu thấy bao quy đầu có dấu hiệu bất thường thì hãy nhanh chóng can thiệp, xử lý ngay. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ