Hỏi Đáp Về Bệnh Dại – Kiến Thức Hay Nên Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Hỏi Đáp Về Bệnh Dại – Kiến Thức Hay Nên Biết

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 10 10, 2022

Bệnh dại vô cùng nguy hiểm, nếu mắc phải sẽ đối mặc với nguy cơ tử vong rất cao. Tuy nhiên, thông tin về bệnh dại và vắc xin phòng ngừa vẫn chưa được phổ cập rộng rãi. Thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ liệt kê ra các hỏi đáp về bệnh dại và vắc xin ngừa dại thường gặp.

Mục Lục Bài Viết

Bệnh dại

Dưới đây là các hỏi đáp về bệnh dại được Đa khoa Phương Nam tổng hợp, mời bạn đọc cùng tham khảo:

Bệnh dại là gì và cách thức lây truyền ra sao?

Bệnh dại gây ra bởi virus dại, có thể lây nhiễm từ động vật sang người thông qua nước bọt của con vật bị dại khi cắn, cào lên cơ thể người. Căn bệnh này cũng có thể lây truyền khi con vật bị dại liếm vào vết thương của ai đó. Triệu chứng lâm sàng của bệnh dại là bại liệt và điên cuồng. Nhưng biểu hiện phổ biến nhất là điên cuồng.

Khi bị động vật cắn, nên xử lý như thế nào?

Đầu tiên, bạn cần vệ sinh vết thương thật sạch sẽ dưới vòi nước chảy liên tục cùng xà phòng rồi sát trùng bằng cồn 70% trong 10 – 15 phút. Sau đó tiến hành tiêm vắc xin dại ở cơ sở y tế uy tín. Nếu bị động vật dại cắn tại vị trí có nhiều dây thần kinh, nhất là dây thần kinh trung ương như bộ phận sinh dục, cổ, mặt,… thì cần tiêm cả vắc xin và huyết thanh kháng dại (SAR).

Những điều nào không nên làm với vết cắn của động vật dại?

Không nên băng bó, đắp kín vết thương bị động vật cắn. Bên cạnh đó, nghiêm cấm dùng các chất kích thích như axit, kiềm, ớt bột,… lên vết thương.

Những điều nào không nên làm với vết cắn của động vật dại?
Không nên băng bó, đắp kín vết thương bị động vật cắn

Bệnh dại phát triển trong cơ thể con người như thế nào?

Sau khi virus dại xâm nhập vào cơ thể người chúng sẽ phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da hoặc cơ bắp rồi tiến vào các dây thần kinh ngoại biên. Đây là các dây thần kinh trong cơ thể nằm ngoài tủy sống hoặc não. 

Virus sẽ di chuyển dọc theo các dây thần kinh đến não bộ và tủy sống bằng tốc độ ước tính khoảng 12 – 24 mm/ngày. Người nhiễm bệnh sẽ có một số thay đổi về hành vi và biểu hiện lâm sàng khi virus bắt đầu tiến vào não bộ. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí lên đến 1 năm.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh dại?

Dưới đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh dại:

  • Loại hình tiếp xúc.
  • Số virus dại xâm nhập vào.
  • Mức độ nghiêm trọng của vết thương do động vật cắn.
  • Loại động vật cắn.
  • Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân.
  • Vùng bị cắn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh dại. Vết thương ở vùng cổ, đầu cũng như những khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay thường sẽ có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Nguyên do là vì các vị trí này tạo ra khoảng cách gần hơn để virus xâm nhập vào mô thần kinh. 

Mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó và mèo? Một con vật bị bệnh dại có thể sống được bao lâu?

Thời gian ủ bệnh dại có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Trong khi đó, thời gian phát bệnh cho đến lúc tử vong chỉ dao động từ 1 – 7 ngày.

Dấu hiệu của động vật mắc bệnh dại ra sao?

Con vật bị dại sẽ không kiểm soát được hình vi như cắn nguời ngay cả khi không có ai trêu chọc, sủa khàn, chạy trong vô thức, liên tục sùi bọt mép, chảy nước bọt.

Có cần theo dõi chó, mèo sau khi chúng gây ra vết cắn không?

Sau khi chó, mèo gây ra vết cắn chúng ta cần theo dõi chúng chặt chẽ. Bên cạnh đó, người bị cắn phải áp dụng các phương pháp dự phòng bệnh dại đầy đủ. 

Có cần theo dõi chó, mèo sau khi chúng gây ra vết cắn không?
Sau khi chó, mèo gây ra vết cắn chúng ta cần theo dõi chúng chặt chẽ

Người mắc bệnh dại có dấu hiệu gì?

Người mắc bệnh dại sẽ gặp các triệu chứng như sau:

  • Ngứa, đau vết thương, mệt mỏi và sốt.
  • Sợ ánh sáng, nước và tiếng ồn.
  • Lo sợ, bứt rứt, tâm trạng bất an.
  • Tăng động.

Thông thường thời gian mắc bệnh dại kéo dài từ 2 – 3 ngày. Nhưng căn bệnh này cũng có thể kéo dài 5 – 6 ngày hoặc hơn thế nếu được chăm sóc tích cực.

Cơ hội sống sót nào cho người mắc bệnh dại?

Cơ hội sống sót cho người bị bệnh dại gần như bằng 0. Vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh dại một cách hiệu quả.

Có biện pháp nào điều trị cho người bị dại không?

Hiện vẫn chưa có biện pháp chữa trị đặc hiệu cho người mắc bệnh dại. Điều duy nhất có thể làm là giúp bệnh thoải mái, giảm cảm giác bất an, bồn chồn như:

  • Để bệnh nhân ở trong môi trường không tiếng ồn, yên tĩnh, có ánh sáng dịu nhẹ. Việc này giúp làm gia tăng nguy cơ co giật và co thắt.
  • Dùng thuốc uống, tiêm an thần như Chlorpromazine 50 – 100 mg, Diazepam 10 mg,…
  • Truyền dịch tĩnh mạch qua đường miệng nếu bệnh nhân không ăn được.

Chó, mèo đã được tiêm phòng dại nhưng sau khi gây ra vết cắn có cần tiêm vắc-xin nữa không?

Đáp án là không cần thiết tiêm vắc xin nữa. Nhưng để đảm bảo an toàn bạn nên chủng ngừa vắc xin điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm. 

Khi bị dơi, chuột cắn, có cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) không?

Chuột, dơi thuộc nhóm động vật ít gây bệnh dại. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, sau khi bị chúng cắn bạn vẫn nên tiến hành rửa sạch vết thương và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Khi bị dơi, chuột cắn, có cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) không?
Chuột thuộc nhóm động vật ít gây bệnh dại

Nếu vô tình ăn phải thịt động vật bị bệnh dại có gây nguy hiểm không?

Tốt nhất là bạn không nên ăn thịt động vật mắc bệnh dại. Nếu thịt đã được nấu chín kỹ thì không đáng lo. Trường hợp vô tình ăn phải thịt sống của động vật bị dại thì phải lập tức đến bệnh viện điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Cần làm gì để phòng chống bệnh dại?

Để phòng chống bệnh dại chúng ta cần cho chó, mèo tiêm ngừa đầy đủ. Bên cạnh đó, bạn cần tránh tiêu thụ thực phẩm của động vật mang bệnh dại như sữa, thịt,…

Có phải chỉ cần theo dõi con chó, mèo đã gây ra vết cắn trong vòng 10 ngày mà không cần tiến hành điều trị?

Đáp án là không phải như vậy. Tại nước ta, tỷ lệ bệnh dại lưu hành phổ biến trên đàn mèo, chó là khá lớn. Do đó phải tiến hành chữa trị và theo dõi chó/mèo gây ra vết cắn trong 10 ngày. Nếu con vật vẫn mạnh khỏe trong khoảng thời gian theo dõi thì có thể thay chế độ dự phòng sau phơi nhiễm thành trước phơi nhiễm cho người bị cắn. Tức là các mũi vắc xin sẽ giúp phòng chống bệnh dại cho người đó nếu chẳng may bị động vật cắn trong tương lai. 

Trong những trường hợp nào chúng ta phải tiêm vắc xin chống bệnh dại sau khi bị cắn? 

Tiêm vắc xin ngăn ngừa dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bị mèo, chó hay những loại động vật khác nhiễm virus dại hoặc nghi ngờ mắc bệnh dại cắn. Cần áp dụng PEP trong những trường hợp dưới đây:

  • Động vật cắn gây ra vết xước, vết thương chảy máu.
  • Nước bọt của động vật nghi mắc bệnh dại tiếp xúc với màng nhầy ở vùng da. 
  • Nếu con vật đã cắn người chết, có biểu hiện hành vi bất thường, biến mất trong khoảng thời gian theo dõi. Hoặc khi kết quả xét nghiệm chất liệu não của con vật bị dại hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh dương tính. 
Trong những trường hợp nào chúng ta phải tiêm vắc xin chống bệnh dại sau khi bị cắn? 
Tiêm vắc xin ngừa bệnh dại rất cần thiết trong một số trường hợp

Vắc xin ngừa dại

Bên cạnh các hỏi đáp về bệnh dại, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn đọc trả lời thêm một số câu hỏi thường gặp về vắc xin ngừa dại, cụ thể như sau:

Vắc xin phòng dại nào tiêm cho người để có miễn dịch suốt đời?

Hiện nay vẫn chưa có loại vắc xin dại nào tạo ra được miễn dịch suốt đời. Nó chỉ mang đến công dụng miễn dịch trong một khoảng thời gian ngắn. 

Tôi đã tiêm vắc xin phòng dại rồi thì có mắc bệnh dại khi bị động vật cắn?

Vắc xin dại không thể bảo vệ người được tiêm suốt đời. Vì thế, những người đã chủng ngừa khi bị chó dại cắn vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, chúng ta nên tuân thủ lịch tiêm và chủng ngừa nhắc lại theo khuyến cáo của bác sĩ nhé. Ngoài ra, không có loại vắc xin nào mang đến hiệu quả tuyệt đối. Thế nên bạn cần áp dụng thêm một số biện pháp phòng ngừa bệnh dại khác, ví dụ như tiêm chủng cho thú nuôi,… 

Vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì đến phụ nữ mang thai và cho con bú không?

Bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng khi tiêm vắc xin dại cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Trước khi tiêm, bác sĩ đánh giá lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên, trên thực tế, vắc xin dại không chống chỉ định cho mẹ bầu. Khi cần thiết, bệnh nhân đang cho con bú vẫn được chỉ định tiêm vắc xin dại. 

Đối với trẻ em, việc tiêm phòng dại diễn ra như thế nào? Liệu tiêm phòng vắc xin có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trẻ em bị động vật dại cắn phải được đưa đến cơ sở y tế tiêm ngừa ngay lập tức. Vắc xin phòng dại như Verorab rất an toàn, không tác động nguy hiểm đến sức khỏe. Thuốc sẽ đáp ứng miễn dịch cao sau khi chủng ngừa đủ liều. 

Đối với trẻ em, việc tiêm phòng dại diễn ra như thế nào? Liệu tiêm phòng vắc xin có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Trẻ em bị động vật dại cắn phải được đưa đến cơ sở y tế tiêm ngừa ngay lập tức

Vắc xin dại có tác dụng phụ không?

Bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ do vắc xin dại gây ra. Nhẹ thì sưng, ngứa, đau tại chỗ viêm,… Những tác dụng phụ khác cũng có thể xuất hiện như buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, đau đầu, ngất, sốt,… Nghiêm trọng hơn là nổi mày đay, ban đỏ,… và sốc phản vệ.

Cách dùng và liều lượng vắc xin tiêm phòng dại?

Cách dùng: Đầu tiên, tiến hành tháo nắp lọ, bơm dung môi từ bơm tiêm vào lọ vắc xin đông khô. Hay rút dung môi từ ống vào 1 bơm tiêm rồi bơm tiếp vào lọ vắc xin đông khô. Lắc kỹ đến khi vắc xin đồng nhất và thu được dung dịch trong suốt. Sau cùng là thực hiện tiêm.

Liều lượng: Trẻ em và người lớn đều có liều lượng tiêm như nhau. Nhưng liều lượng sẽ thay đổi tùy vào đường tiêm, cụ thể là: Tiêm da liều lượng chỉ 0,1 ml. Liều lượng khi tiêm bắp sẽ là 0,5 ml.

Tiêm vắc xin phòng dại cần kiêng gì không và liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản?

Bạn phải kiêng bia, rượu, các chất kích thích sau khi tiêm vắc xin. Việc tiêm phòng dại không tác động đến sức khỏe sinh sản.

Khi tiêm phòng vắc xin cần lưu ý điều gì?

Sau khi chủng ngừa vắc xin bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cần làm sạch vết thương sau khi bị động vật cắn và đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bác sĩ về số mũi tiêm, liều lượng,…
  • Bạn không nên dùng chất kích thích hay làm việc quá mức.
  • Nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Liệu tiêm vắc xin phòng dại có thể gây bệnh dại không?

Đáp án là không. Vì tất cả các loại vắc xin dại đều đã được bất hoạt. Vắc xin phòng dại dành cho người đã trải qua một loạt các kiểm định về độc tính, hiệu lực, độ vô trùng và an toàn. Do đó, chủng ngừa vắc xin dại không thể gây bệnh dại.

Liệu tiêm vắc xin phòng dại có thể gây bệnh dại không?
Tất cả các loại vắc xin dại đều đã được bất hoạt

Trên đây là các hỏi đáp về bệnh dại và vắc xin ngừa dại. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích. Bạn hãy chia sẻ cho người khác cùng xem để nâng cao kiến thức cũng như có thể phòng chống bệnh dại hiệu quả hơn nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ