Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 6, 2023
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp cần làm gì khi kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung bất thường thì đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu các thông tin về căn bệnh này đã nhé.
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phổ biến ở phụ nữ không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Thông thường, độ tuổi trung bình mắc ung thư cổ tử cung là từ 45 đến 65 tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ dưới 20 tuổi hoặc trên 65 tuổi vẫn có tỉ lệ mắc phải căn bệnh này.
Ung thư cổ tử cung có xuất phát từ ung thư nội biểu mô cổ tử cung do nhiễm virus HPV gây ra. Tuy không phải ai bị HPV đều chuyển thành ung thư cổ tử cung nhưng đa số những bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều được phát hiện có mắc HPV.
Những loại HPV đã được xác định gây ra ung thư cổ tử cung gồm có HPV 16, 18, 31, 33, 35, 45, 52, 58. Trong các kiểu HPV này thì số 16 và 18 là có nguy cơ gây ung thư cao nhất.
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như sau:
Thông thường, ung thư cổ tử cung không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Bệnh chỉ được phát hiện ra khi đã bước vào giai đoạn cuối di căn hoặc lúc bệnh nhân làm các tầm soát ung thư như sinh thiết, khám thực thể, PAP-Smear. Tuy nhiên, vẫn có thể đề phòng đi thăm khám để phát hiện bệnh sớm nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu sau:
Theo các khảo sát, ung thư cổ tử cung là một trong các bệnh lý gây tử vong cũng như vô sinh hàng đầu ở phụ nữ. Căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa, độ tuổi mắc bệnh giảm dần.
Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới) thì mỗi năm, trên toàn thế giới có đến hơn 500.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới và 250.000 người tử vong. Ở nước ta, ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phụ khoa phổ biến thứ 4. Nguyên nhân hàng đầu có thể kể đến đó chính là do virus HPV gây ra.
Thông thường, phải mất nhiều năm mới phát hiện ra được bệnh và lúc này sẽ rất khó điều trị, khả năng cao dẫn đến tử vong. Do đó, việc tầm soát để có kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung sớm sẽ giúp cho phụ nữ giảm được nguy cơ vô sinh cũng như tử vong.
Trong giai đoạn sớm, cơ hội điều trị khỏi bệnh rất cao. Nếu trong thời điểm này, khu trú tại chỗ thì tỉ lệ trị bệnh thành công gần như đạt 100%. Tuy nhiên, vào giai đoạn I thì khả năng điều trị khỏi sẽ chỉ còn 85 – 90% và bắt đầu giảm dần ở những giai đoạn tiếp theo: Giai đoạn 2 là 75%, giai đoạn 3 là 30 – 40%, giai đoạn 4 là dưới 15%.
Hiện nay, phương pháp tầm soát ung thư được sử dụng phổ biến nhất là xét nghiệm PAP-Smear và HPV. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp chung cả hai xét nghiệm này.
Đối với các kiểm tra nhiễm HPV, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính với virus HPV thì sẽ đồng nghĩa rằng bạn sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư. Tuy nhiên, điều này không xác định là người đó đang mắc ung thư cổ tử cung tại thời điểm nhận kết quả.
Đối với kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung PAP-Smear bất thường sẽ có các vấn đề như sau:
Cần lưu ý những kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung PAP-Smear bất thường không có nghĩa là bạn hoàn toàn đã bị bệnh. Vì nhiều trường hợp có các tế bào bất thường nhưng lại không phải do ung thư, sau một thời gian điều trị có thể trở lại bình thường.
Để biết chính xác các tế bào bất thường đó có tiến triển thành tế bào ung thư hay không thì cần làm thêm các kiểm tra như:
Đồng thời, cũng cần làm cùng các xét nghiệm liên quan khác và phải kiểm tra xem chủng loại HPV mà bệnh nhân đang mắc phải có nằm trong các loại được xác định là gây ra ung thư cổ tử cung hay không. Từ đó kết hợp kết quả của các kiểm tra ở trên để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Ngoài ra, khi có kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung bất thường bạn cũng không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng tới tinh thần cũng như sức khỏe. Cần bình tĩnh chờ đợi đầy đủ kết quả các xét nghiệm cũng như chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Bên cạnh đó, trước khi đi tầm soát ung thư hãy tìm tới cơ sở xét nghiệm uy tín để có kết quả chính xác.