Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 13, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài là điều bắt buộc theo quy định pháp luật
Theo Điều 20 thuộc nghị định 126/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình, khi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe trong hồ sơ đăng ký, xác nhận cả hai không mắc tâm thần hoặc những bệnh lý khác. Mà những bệnh này khiến bản thân không thể làm chủ được hành vi. Giấy khám phải được cơ quan y tế có thẩm quyền trong hoặc ngoài nước cấp. Kể từ ngày cấp giấy đến lúc đăng ký hồ sơ kết hôn, thời gian thực hiện khám sức khỏe không quá 6 tháng.
Tại Việt Nam, khi làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài, giấy khám sức khỏe là thủ tục không thể thiếu. Tuy nhiên, tùy vào đạo luật của từng quốc gia sẽ có sự khác nhau, do đó bạn cần tìm hiểu cẩn thận để chuẩn bị hồ sơ sao cho phù hợp và đúng quy định pháp luật.
Mang đến lợi ích cho cả hiện tại và tương lai
Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài mang đến nhiều lợi ích khả quan khác. Thông qua lần thăm khám này, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và đối phương, kịp thời phát hiện những bệnh lý về di truyền, thần kinh, truyền nhiễm,… Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương án chữa trị hiệu quả, giúp tâm lý của các cặp đôi an tâm hơn trước khi bước vào đời sống hôn nhân.
Nhất là trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang dần ổn định hậu Covid-19, mở cửa với các quốc gia khác, nên vấn đề rà soát sức khỏe lại càng được ưu tiên. Ngoài việc chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ cũng đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích, nhằm giúp bạn thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, hỗ trợ cải thiện sức khỏe và phòng ngừa tác nhân gây hại cho cơ thể.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình mang thai và sinh con, sức khỏe của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nếu biết được thể trạng hiện tại của phái nữ, cặp đôi sẽ có kế hoạch sinh con, tránh thai phù hợp với tình hình sức khỏe, khả năng tài chính, thời gian.
Khi đến bệnh viện có thẩm quyền khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài, bạn cần mang đầy đủ những loại giấy tờ như sau:
Phía bệnh viện sẽ xử lý sau khi bạn nộp hồ sơ rồi tiến hành khám. Kết quả thường được trả sau 1 – 2 ngày. Giấy chứng nhận sức khỏe tâm thần chỉ có giá trị khoảng 3 – 6 tháng kể từ ngày cấp và được dùng để đăng ký kết hôn với công dân nước ngoài tại bất kỳ tỉnh thành nào của Việt Nam.
Trong những năm gần đây nhiều người Việt Nam, nhất là phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, điều này diễn ra như “cơn sốt”. Đa phần chị em đều kết hôn với đàn ông Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Mỗi năm có đến hàng chục nghìn người. Thế nhưng, vấn đề khám sức khỏe kết hôn người nước ngoài vẫn còn qua loa, chưa được chú trọng. Tình trạng thăm khám sơ sài, hối lộ bác sĩ, mua giấy khám giả diễn ra thường xuyên. Hành vi này bị xem là gian lận y tế, có khả năng chịu hậu quả nặng nề hoặc phạt hành chính nếu phát hiện.
Trường hợp bệnh viện gây ra kết quả sai lệch vì thiếu điều kiện thăm khám, không đủ khả năng chẩn đoán bệnh thần kinh, hệ thống máy móc xuống cấp bị coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều cặp đôi vì chuẩn bị thiếu hồ sơ, chưa tìm hiểu kỹ khiến quy trình thăm khám gián đoạn, dẫn đến việc “đi cửa sau”. Thế nên, nếu khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài, bạn cần chuẩn bị thật kỹ hồ sơ và chọn cơ sở y tế uy tín có đủ thẩm quyền thăm khám nhé.
Đối việc khám sức khỏe kết hôn nước ngoài, pháp luật Việt Nam quy định rõ chỉ những đơn vị, bệnh viện được cấp phép mới có thẩm quyền tổ chức thăm khám và cấp giấy chứng nhận. Tại mỗi tỉnh, thành phố, Sở Tư Pháp và Sở Y Tế đều công bố danh sách những bệnh viện, đơn vị đủ thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe, nhằm hỗ trợ người dân đến đúng địa điểm. Bạn cũng cần chú ý đến các tiêu chuẩn cơ bản khi lựa chọn điểm khám sao cho phù hợp.
Yếu tố tiên quyết để được cấp phép khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài là có chuyên khoa tâm thần hoặc đáp ứng đủ điều kiện do Sở Y Tế và Sở Tư Pháp đề ra. Trong trường hợp địa phương không có bệnh viện chuyên khoa tâm thần đạt điều kiện, người dân nên liên hệ với Sở Tư Pháp để được hỗ trợ hoặc đến bệnh viện đa khoa cấp tỉnh. Bên cạnh tiêu chuẩn về thẩm quyền, bạn nên xem xét thêm các yếu tố như: