Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hiền | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 2, 2022
Mục Lục Bài Viết
Theo các chuyên gia y tế thì tất cả nam giới đều nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 6 – 12 tháng/ lần. Bởi việc khám sức khỏe này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những giúp phát hiện bệnh lý nguy hiểm ở giai đoạn sớm, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, phục hồi mà còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe toàn diện hơn.
Đặc biệt, nếu bạn phát hiện cơ thể những dấu hiệu bất thường hoặc đã bước qua tuổi 30 thì càng phải đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt. Bởi nam giới thường rất chủ quan với tình hình sức khỏe của bản thân.
Nhìn chung khi khám sức khỏe tổng quát thì gói khám sức khỏe cho nữ cũng tương tự như nam, chỉ bổ sung thêm khám nam khoa.
Hiện nay, gói khám sức khỏe tổng quát cho nam sẽ bao gồm những hạng mục khám sau:
KHÁM TỔNG QUÁT
Bao gồm: – Khám tai mũi họng. – Khám răng hàm mặt. – Khám tai mũi họng. – Khám thể lực: đo chiều cao, cân nặng, huyết áp. – Khám da liễu. – Khám nam khoa. – Khám thị lực. |
KHÁM CẬN LÂM SÀNG
1. Chẩn đoán hình ảnh (Các danh mục khám này sẽ phụ thuộc vào gói khám cũng như yêu cầu của từng bệnh nhân) – Chụp X quang ngực thẳng, tim phổi: Đánh giá những dấu hiệu bất thường ở lồng ngực, tầm soát các bệnh như khối u trong phổi, viêm phổi, lao phổi, giãn phế quản,… – Siêu âm ổ bụng: tầm soát và phát hiện những dấu hiệu bất thường ổ bụng như mật, lách, tụy, thận, niệu quản, bàng quang, gan, tuyến tiền liệt,… – Siêu âm tuyến giáp: Phát hiện những dấu hiệu bất thường ở tuyến giáp như bướu giáp đơn nhân hay đa nhân, nang giáp, phình giáp, nang giáp và thể tích bướu giáp, nhân có nguy cơ ung thư tuyến giáp cao hay thấp, xác định kích thước, tính chất của nhân,… 2. Xét nghiệm (Các danh mục xét nghiệm này sẽ phụ thuộc vào gói khám cũng như yêu cầu của từng bệnh nhân) 2.1. Xét nghiệm nước tiểu: Giúp phát hiện bất thường và chẩn đoán bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu, gan, thận, sỏi mật, sỏi thận…. 2.2. Xét nghiệm máu: Phát hiện các bệnh về máu như thiếu máu, bệnh bạch cầu, … 2.3. Xét nghiệm định lượng Glucose máu: Phát hiện tình trạng tăng đường huyết áp, chẩn đoán bệnh đái tháo đường. 2.4. Xét nghiệm định lượng HbA1c: Đánh giá quá trình kiểm soát đường huyết trong khoảng 3 tháng vừa qua đối với những trường hợp có vấn đề về đường huyết. 2.5. Xét nghiệm định lượng Creatinine và Uric acid máu: Đánh giá chức năng thận và nguy cơ mắc Gout. 2.6. Xét nghiệm chức năng gan: Bao gồm xét nghiệm định lượng ALT/SGPT, định lượng GGT, định lương AST/SGOT để kiểm tra chỉ số men gan. 2.7. Xét nghiệm mỡ máu: Bao gồm xét nghiệm định lượng Triglyceride, định lượng Cholesterol toàn phần, định lượng HDL – cholesterol và định lượng LDL – cholesterol để đánh giá nồng độ cholesterol và triglyceride ở trong máu. 2.8. Xét nghiệm kiểm tra viêm gan siêu vi: Bao gồm HBsAg – Kháng nguyên viêm gan B để phát hiện Nhiễm Virus viêm gan B; Anti – HBs định lượng để phát hiện kháng thể viêm gan siêu vi B và đánh giá khả năng chống lại virus viêm gan B; Anti – HCV miễn dịch tự động để tìm ra kháng thể viêm gan siêu vi C từ đó phát hiện nguy cơ nhiễm Virus viêm gan C. 2.9. Xét nghiệm định lượng PF: Giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. 3. Điện tim: Đo nhịp tìm và phát hiện bất thường ở nhịp tim cũng như tìm ra nguyên nhân gây đau thắt ngực. |
Để quá trình thăm khám tổng quát cho nam giới diễn ra thuận lợi, thì khi đi khám, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: