Siêu âm tim được xem là chỉ định đầu tay trong phần lớn chẩn đoán những bệnh lý liên quan về tim mạch. Phương pháp này giúp tầm soát những bất thường trước khi người bệnh có các dấu hiệu lâm sàng. Vậy siêu âm tim là gì? Kỹ thuật này hỗ trợ phát hiện ra được bệnh lý nào? Khi nào cần siêu âm tim? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu qua bài viết bên dưới bạn nhé!
Tim được là cơ quan chính yếu của cơ thể người cũng như trung tâm hệ tuần hoàn máu. Khi tim có bất cứ vấn đề nào sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Từ trước đến nay siêu âm tim luôn giữ vai trò quan trọng trong các chẩn đoán sức khỏe định kỳ. Do đó, phương pháp này sẽ được ưu tiên sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe tim mạch.
Siêu âm tim phát hiện ra những bất thường nào của cơ thể?
Cho đến nay siêu âm tim có những đóng góp rất quan trọng đối với y học. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc tim cũng như kiểm tra những bất thường khi tim hoạt động, cụ thể:
Kiểm tra cách tim hoạt động, co bóp.
Kích thước, hình dạng tim.
Kích thước, chuyển động của các thành tim.
Sức bơm của tim.
Các van tim có hoạt động bình thường hay không.
Van tim có bị hẹp hay không.
Xuất hiện máu trào ngược qua van tim không.
Có khối viêm nhiễm, khối u xung quanh cơ tim, van tim, mạch máu hay không.
Dựa trên kết quả hình ảnh nhận được, bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiều vấn đề liên quan đến đến tim mạch như:
Vấn đề về mạch máu lớn và ra khỏi tim.
Các vấn đề về cơ tim, màng ngoài, màng trong của tim.
Bệnh lý về van tim.
Xuất hiện các lỗ bất thường giữa các buồng tim.
Cục máu đông trong buồng tim.
Khi nào cần siêu âm tim?
Để đảm bảo trái tim luôn khỏe mạnh, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám, xét nghiệm, siêu âm tim khi có một trong những triệu chứng bất thường dưới đây:
Nhịp tim đập loạn, lúc nhanh lúc chậm.
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Tức ngực, khó thở.
Đột nhiên hụt hơi, đau tim, nôn ói.
Nghi ngờ mắc bệnh tim do tiền sử gia đình.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp này khi:
Phát hiện dị tật thai nhi.
Thăm khám định kỳ tình trạng hoạt động của van tim.
Nắm bắt độ rộng, tổn thương của lỗ van tim, van đóng kín hay hở.
Kiểm tra thông số toàn diện trước khi thực hiện phẫu thuật tim.
Theo dõi tiến triển của bệnh mạch vành.
Tái đánh giá tình trạng của bệnh nhân sau cơn đột quỵ hoặc đau tim.
Những lưu ý khi siêu âm tim
Vì đây là phương pháp thăm khám đơn giản do đó bệnh nhân không cần phải chuẩn bị đặc biệt gì khi siêu âm. Đối với những trường hợp siêu âm tim thông thường, người bệnh có thể ăn uống thoải mái. Tuy nhiên loại siêu âm gắng sức hoặc thực quản, bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng.
Cổ họng bệnh nhân có thể sẽ được gây tê hỗ trợ việc đưa đầu dò qua thực quản dễ dàng hơn. Do đó bệnh nhân cần uống thuốc an thần giúp thư giãn. Đối với những trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể ở lại bệnh viện hoặc phòng khám để theo dõi sức khỏe sau khi hoàn tất kiểm tra.
Do đã sử dụng thuốc an thần trong quá trình sử dụng kỹ thuật này, bệnh nhân cần đi cùng người thân hoặc gia đình, tuyệt đối không được tự ý điều khiển phương tiện giao thông. Kết quả siêu âm sẽ thể hiện trên màn hình có thể là trắng đen hoặc màu sắc khác. Thời gian thực hiện trong khoảng 15 – 30 phút theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Siêu âm tim khác gì so với siêu âm thông thường?
Bệnh nhân không cần chuẩn bị gì đặc biệt khi thực hiện siêu âm.
Siêu âm tim sẽ được tiến hành theo 3 phương pháp: Siêu âm Doppler, siêu âm gắng sức, siêu âm qua thực quản. Mỗi phương pháp đều có công dụng, chức năng khác nhau:
Siêu âm Doppler: Kỹ thuật này được chỉ định để đo vận tốc dòng màu tại vị trí trong buồng tim.
Siêu âm gắng sức: Phương pháp này thường được áp dụng khi bác sĩ đo điện tim hoặc cho bệnh nhân dùng loại thuốc có thể làm tim đập nhanh, mạnh hơn.
Sêu âm qua thực quản: Phương pháp này cho kết quả chi tiết và rõ nét hơn. Người bệnh phải nuốt thiết bị đầu dò được gắn sợi dây cáp quang mỏng có kết nối với máy siêu âm.
Tác dụng phụ hoặc biến chứng có thể gặp khi siêu âm tim
Cũng giống như những phương pháp thăm khám khác, siêu âm tim có thể xuất hiện một số tác dụng phụ:
Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu nếu bác sĩ tháo bỏ băng dính gắn các điện cực trên ngực.
Cổ hỏng bị đâu trong vài giờ nếu bệnh nhân thực hiện siêu âm tim qua thực quản.
Gắng sức hoặc sử dụng thuốc trong siêu âm tim có thể dẫn đến loạn nhịp tim tạm thời.
Đi siêu âm tim ở đâu?
Hiện nay có khá nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ siêu âm tim với mức chi phí phải chăng. Tuy nhiên bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ uy tín được trang bị trang thiết bị hiện đại, hội tụ đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản để có kết quả chuẩn xác nhất.
Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn đọc thắc mắc khi nào cần siêu âm tim và chia sẻ những lưu ý trong quá trình thực hiện phương pháp này. Mặc dù đây là kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý tim và các cơ quan liên quan cho kết quả chính xác. Hơn hết, kỹ thuật này không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, nó có thể xuất hiện một số tác dụng phụ. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222.