Kinh Nghiệm Siêu Âm Đầu Dò Bạn Nhất Định Phải Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Kinh Nghiệm Siêu Âm Đầu Dò Bạn Nhất Định Phải Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 16, 2021

Thông qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ mang đến cho bạn một số kinh nghiệm siêu âm đầu dò cực hay. Từ đó, giúp giải đáp một số thắc mắc thường gặp như siêu âm đầu dò có đau không, lúc nào nên thực hiện? Cần chuẩn bị gì khi siêu âm đầu dò? Xem ngay bài viết này sẽ rõ!

Kinh nghiệm siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là phương pháp y khoa hiện đại, dùng đầu dò siêu âm khoảng 2 đến 3cm vào ống âm đạo, và nhờ vào sóng âm tần tiếp xúc với ngõ âm đạo truyền lại thông tin các cơ quan bên trong dưới dạng hình ảnh sắc nét. Từ đó giúp bác sĩ xác định tình trạng buồng tử cung, ống dẫn trứng và âm đạo, cũng như tình hình và thể trạng của bé trong các tuần thai kì đầu tiên. Vậy kinh nghiệm siêu âm đầu dò thế nào?

Siêu âm đầu dò có đau không? Siêu âm đầu dò có hại không?

Thiết bị siêu âm đầu dò có kích thước nhỏ với đường kính chỉ từ 1 – 2 cm, khuôn tròn, không sắc cạnh nên rất an toàn cho bạn khi thực hiện. Những trường hợp bị trầy xước âm đạo, niêm mạc tử cung, viêm tử cung,… rất hiếm khi xảy ra. Trong quá trình thao tác, bác sĩ sẽ thay bao cao su mới đồng thời thoa gel bôi trơn. Nhờ đó, lúc đưa đầu dò vào âm đạo sẽ không gây đau đớn, an toàn.

Một số chị em khi siêu âm đầu dò âm đạo sẽ cảm thấy hơi khó chịu và áp lực lúc đầu, tuy nhiên sẽ nhanh chóng đỡ hơn chỉ sau 5 – 10 giây thả lỏng cơ thể. Thông thường, kỹ thuật siêu âm đầu dò sẽ được bác sĩ tay nghề cao thực hiện vì tương đối phức tạp. Nhờ vậy, hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Đối với chị em đang mang thai, lúc siêu âm đầu dò thiết bị chỉ di chuyển quanh âm đạo, không chạm vào cổ tử cung hay tử cung. Do đó, chẳng gây ảnh hưởng gì đến thai nhi cũng như cổ tử cung và tử cung của mẹ bầu.

kinh-nghiem-sieu-am-dau-do-1
Siêu âm đầu dò không gây đau đớn

Khi nào cần siêu âm đầu dò?

Thêm một kinh nghiệm siêu âm đầu dò nữa muốn chia sẻ với bạn chính là thời điểm áp dụng phương pháp này. Siêu âm đầu dò vốn dĩ có khả năng đánh giá những bất thường ở buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, vòi trứng,… Vì thế, chị em cần nhanh chóng đi siêu âm đầu dò khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng bất thường sau:

  • Vùng bụng dưới, xương chậu bị đau nhiều lần trong ngày.
  • Nghi ngờ bản thân mắc bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • Đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Ở giữa chu kỳ kinh nguyệt bị chảy máu vùng kín không rõ nguyên nhân.
  • Khi mang thai, vùng kín bị chảy máu bất thường.
  • Lúc quan hệ tình dục vùng kín bị đau.
  • Khí hư ra nhiều có mùi hôi và màu sắc bất thường.
  • Khô hoặc ngứa ngáy vùng kín.
kinh-nghiem-sieu-am-dau-do-2
Đau bụng dưới nghiêm trọng nên siêu âm đầu dò

Ngoài ra, chị em cần siêu âm đầu dò khi có nhu cầu:

  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi.
  • Quan sát vị trí đặt vòng tránh thai.
  • Kiểm tra xem vùng chậu có khỏe mạnh không.
  • Muốn được đánh giá tình hình sức khỏe sinh sản.

Như thế, siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ kiểm tra chi tiết buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung, … ở nữ giới, nhằm phát hiện những bất thường của bộ phận sinh sản. Đồng thời, có thể đánh giá được sự phát triển của trứng và tình trạng rụng trứng. Đây là phương pháp cần được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Ngoài ra đối với mẹ bầu, siêu âm đầu dò còn có giúp đánh giá được tim thai và theo dõi sự hình thành và phát triển của thi nhi ở tuần 6 – 8 với những hình ảnh rõ nét. Đặc biệt có thể phát hiện được những tình trạng hợp thai có thể nằm ngoài tử cung, nhờ vào việc xác định được vị trí chính xác của thai nhi, từ đó phòng tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra như việc bị nhiễm trùng ổ bụng hay là vỡ ống dẫn trứng.

Cần chuẩn bị gì khi đi siêu âm đầu dò?

Trước khi siêu âm đầu dò bạn gần như không cần phải chuẩn bị gì nhiều. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bác sĩ bạn cần giữ cho bàng quang rỗng hoặc căng đầy. Giúp hình ảnh siêu âm vùng chậu trở nên rõ ràng hơn.

Trong trường hợp cần làm căng bàng quang, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn uống nước khoảng 30 phút – 1 tiếng trước khi siêu âm đầu dò. Nếu phải siêu âm đúng thời điểm hành kinh, chị em cần loại bỏ tampon khi đang sử dụng.

Trên đây là những kinh nghiệm siêu âm đầu dò điển hình, mong rằng đã mang đến cho chị em thông tin hữu ích.

Một số lưu ý khác khi siêu âm đầu dò

Theo kinh nghiệm siêu âm đầu dò của nhiều chị em, bạn cần lưu ý thêm một số điều sau đây:

Nên ưu tiên chọn trang phục rộng rãi để bác sĩ siêu âm đầu dò thuận tiện hơn.

Trước khi siêu âm đầu dò, bạn cần giữ tinh thần thật thoải mái, thả lỏng người, đừng quá lo lắng, căng cứng. Nhờ vậy, quá trình thực hiện sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Từ 3 – 5 ngày sau giai đoạn kinh nguyệt sẽ là khoảng thời gian siêu âm đầu dò tốt nhất. Tuy nhiên, nếu đang hành kinh, nên hạn chế siêu âm đầu dò.

Siêu âm đầu dò là phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ trước khi thực hiện.

Cần đến cơ sở y tế uy tín, sở hữu trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao siêu âm đầu dò để đảm bảo an toàn.

sieu-am-dau-do-co-phat-hien-dinh-tu-cung-5
Nên siêu âm đầu dò tại cơ sở y tế uy tín

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn kinh nghiệm siêu âm đầu dò. Nếu còn thắc mắc khác muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ