Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 5 5, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giúp bạn hiểu hơn về lịch tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai, trong phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ thời điểm cũng như lịch tiêm chi tiết nhất theo từng mốc thời gian để bạn nắm rõ, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trên thực tế thì rất nhiều người lo lắng về việc mang thai mà tiêm vacxin uốn ván thì có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và thai nhi hay không? Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì mẹ bầu có thể yên tâm khi tiêm vacxin uốn ván trong quá trình mang thai. Bởi vì đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ mẹ lẫn bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh uốn ván trong quá trình sinh nở, ngăn ngừa bệnh uốn ván tử cung cũng như những biến chứng nguy hiểm khác mà uốn ván gây ra cho thai nhi.
Vì vậy, tất cả mẹ bầu khi mang thai đều nên tiêm đầy đủ các mũi vacxin uốn ván theo từng thời điểm được bác sĩ chỉ định. Thường thì mũi tiêm đầu tiên sẽ được tiêm vào khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ và mũi tiếp theo sẽ tiêm sau mũi thứ 1 ít nhất 1 tháng hoặc trước khi sinh 1 tháng và các mũi còn lại sẽ tiêm nhắc lại sau 6 – 12 tháng hoặc ở lần mang thai tiếp theo.
Để hiểu rõ hơn về lịch tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần bên dưới nhé!
Theo các chuyên gia y tế, để bảo vệ bản thân cũng như con yêu khỏi bệnh uốn ván, cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đầy đủ theo lịch trình cụ thể như sau:
Loại vacxin | Thời điểm bắt đầu tiêm | Lịch tiêm |
Vắc xin VAT(Việt Nam) | Tiêm khi phát hiện có thai (khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ | – Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:
– Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:
– Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:
|
Vắc xin Boostrix (Bỉ) | Tiêm vào 3 tháng cuối thai kỳ | Nếu tiêm vacxin này, mẹ bầu thường chỉ cần tiêm 1 mũi vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ và tiêm nhắc lại sau 10 năm. |
Bên cạnh lịch tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai, thì việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 có cần thiết không cũng được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Nếu bạn thuộc trường hợp đang mang thai lần thứ 2, vậy thì đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích ngay bên dưới nhé!
Cũng giống như khi mang thai lần 1, thì nguy cơ mẹ và thai nhi bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh uốn ván trong quá trình sinh nở là rất cao. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, chị em phải đi tiêm phòng uốn ván đầy đủ, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ khi mang thai. Tuy nhiên, việc có cần tiêm hay không sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian tiêm mũi uốn ván cuối cùng đến khi mang thai. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý đến lịch tiêm và hỏi ý kiến bác sĩ nhé!
Thường thì thời gian tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 sẽ khác so với lần 1, nếu lần 1 đã tiêm thì lần mang thai này chỉ cần tiêm nhắc lại một mũi vào khoảng thời gian 3 tháng giữa của thai kỳ là được.
Về cơ bản thì các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu mang thai lần 2 vào tháng thứ 4, 5 hoặc 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ áp dụng đối với mẹ bầu chưa tiêm vacxin uốn ván nhắc lại trong vòng 5 năm trở lại. Có nghĩa là nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi vacxin ngừa uốn ván thì có thể không cần phải tiêm thêm mũi vacxin uốn ván nào trong suốt 10 năm tới.
Hoặc trường hợp, mẹ bầu chỉ mới tiêm 3 hay 4 mũi uốn ván và chưa tiêm nhắc lại trong vòng 1 năm trước khi mang thai thì cũng cần tiêm 1 mũi uốn ván trong 3 tháng giữa của thai kỳ.
Nếu mang thai lần thứ 2, mẹ bầu được khuyến khích cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ, vậy thì khi mang thai lần 3 có cần tiêm nữa không? Lịch tiêm khi mang thai lần 3 cụ thể thế nào? Tìm lời giải đáp ngay cùng chúng tôi nào!
Cũng giống như lần 1 và lần 2, để phòng ngừa vi khuẩn uốn ván tấn công, gây bệnh, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu cũng nên tiêm vacxin phòng bệnh uốn ván đầy đủ trong quá trình mang thai theo chỉ định từ bác sĩ.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bạn không cần tiêm vacxin uốn ván khi mang thai lần 3, đó là khi khoảng cách từ mũi tiêm cuối cùng (mũi thứ 50) đến thời điểm mang thai lần 3 dưới 10 năm. Bởi lúc này, vacxin uốn ván vẫn còn hiệu quả phòng bệnh rất tốt.
Khi mang thai lần 3, mẹ bầu thường sẽ được tiêm vacxin ngừa uốn ván vào tuần thứ 20 và 24 của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để cơ thể mẹ tạo ra kháng thể, bảo vệ cho mẹ lẫn thai nhi an toàn.
Như đã nói ở trên, việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3 sẽ phụ thuộc vào khoảng cách tiêm uốn ván với những lần mang thai trước đó. Nếu thời gian là dưới 10 năm và mẹ bầu tiêm đủ 5 mũi thì không cần tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, nếu đã vượt quá 10 năm thì thai phụ cần tiêm vacxin ngừa uốn ván nhắc lại theo đúng lịch tiêm sau:
Hy vọng những thông tin về lịch tiêm ngừa uốn ván cho ụ nữ mang thai trên đây sẽ hữu ích với mẹ bầu. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận giải đáp tận tình hơn. Hoặc nếu có nhu cầu tham khảo giá, bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại “Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?”.
Ngoài lịch tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai, chúng tôi cũng sẽ giải đáp thêm một số thắc mắc khác được nhiều mẹ bầu quan tâm ngay trong phần này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Thực tế thì việc tiêm phòng uốn ván tuần 26, tuần 27 hay tiêm phòng uốn ván tuần 28 của thai kỳ có được không sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian tiêm phòng mũi trước đó. Bởi nếu mẹ bầu tiêm vacxin ngừa uốn ván sớm (từ tháng thứ 1 của thai kỳ) thì có thể tiếp tục tiêm uốn ván khi mang thai ở tuần thứ 27. Tuy nhiên, bạn nên xin tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm vacxin uốn ván nhé!
Một số mẹ bầu cũng băn khoăn tiêm phòng uốn ván tuần 32, tuần 33 hay 36 tuần tiêm uốn ván được không, 37 tuần tiêm uốn ván được không? Bởi thực tế không phải ai cũng biết lịch tiêm chi tiết. Đối với vấn đề này, các chuyên gia y tế giải thích rằng:
Mẹ bầu chỉ nên tiêm vacxin ngừa uốn ván vào tuần thứ 32 hoặc 33 của thai kỳ, bởi đây là một trong những thời điểm thích hợp để tiêm vacxin theo lịch tiêm chủng. Tuy nhiên, từ tuần thứ 36 hay 37 của thai kỳ thì không nên tiêm vacxin ngừa uốn ván.
Sau khi tiêm vacxin uốn ván, một số mẹ bầu sẽ bị sốt nhẹ hay đau chỗ tiêm, nhưng đây là tác dụng phụ thường gặp, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng!