Tại Sao Cần Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Tại Sao Cần Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 4, 2021

Tại sao phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai? Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cụ thể ra sao? Địa chỉ nào tiêm vacxin uốn ván cho mẹ bầu uy tín? Khi tiêm vacxin uốn ván cần lưu ý những gì? Tất cả những băn khoăn này của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Uốn ván là bệnh gì? 

Uốn ván vốn là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Tác nhân gây ra bệnh chính là vi khuẩn Clostridium Tetani có trong bụi bẩn, đất, chất thải động vật. Những vi khuẩn này rất khó tiêu diệt, ở dạng bào tử, chúng có khả năng kháng nhiều loại thuốc, hóa chất và chịu nhiệt cao.

Vi khuẩn uốn ván sẽ tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh khi xâm nhập vô cơ thể và gây đau đớn như cơn co thắt cơ nhất là ở cổ, hàm đồng thời khiến bệnh nhân nghẹt thở, thậm chí dẫn đến tử vong. Những người có vết thương hở là đối tượng dễ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh qua vết cắt rốn, phụ nữ trong quá trình chuyển dạ,… Vì vậy, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả em bé và người mẹ.

tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-9
Vi khuẩn uốn ván

Tại sao phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn vô cùng nguy hiểm, đặc biệt với mẹ bầu, trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Theo thống kê của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tỷ lệ tử vong lên đến 25 – 90%, đặc biệt uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong vượt 95%. Vào thế kỷ 20, trên toàn thế giới tỷ lệ trẻ em mắc bệnh và chết lên đến 80%, đặc biệt thời gian ủ bệnh ngắn. Vì thế các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ khi mang thai.

  • Uốn ván là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong bởi cho đến thời điểm hiện tại, uốn ván vẫn chưa có thuốc đặc trị.
  • Vi khuẩn gây bệnh uốn ván rất dễ xâm nhập, gây bệnh qua vết thương hở, khả năng sinh tồn của vi khuẩn này cũng rất tốt, rất khó tiêu diệt. Do đó, khả năng điều trị phục hồi sẽ khó khăn và mất rất nhiều thời gian, tiền bạc.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván vô cùng cao. Đặc biệt là trong quá trình sinh nở, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công theo đường sinh dục gây uốn ván tử cung. Uốn ván tử cung là một vấn đề vô cùng nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Không chỉ truyền từ mẹ qua con trong khi sinh, vi khuẩn uốn ván còn gây nhiễm trùng sơ sinh qua các dụng cụ cắt rốn chưa tiệt trùng và gốc dây rốn khó lành.
  • Hơn nữa, tiêm phòng uốn ván sẽ giúp mẹ bầu tạo ra kháng thể trong cơ thể của mình lẫn thai nhi, giúp thai nhi hạn chế tối đa tình trạng mắc uốn ván sau khi sinh. Và để bảo vệ bé tốt nhất, mẹ cần lưu ý sau khi sinh cần tiếp tục tiêm phòng uốn ván cho trẻ. Khi bé bắt đầu được 2 tháng tuổi, sau đó sẽ tiếp tục tiêm thêm 4 mũi theo phác đồ của bác sĩ chỉ định.
  • Đặc biệt, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván. Bởi vacxin uốn ván rất an toàn với mẹ bầu cũng như thai nhi. Theo thống kê cho thấy, tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu giúp giảm con số tử vong từ 146.000 xuống còn 58.000 tính từ năm 2000 đến 2010.

Chính vì thế, mẹ bầu hãy tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 1 hay bất cứ lần mang thai nào một cách đầy đủ theo đúng thời điểm, lịch tiêm mà bác sĩ chỉ định để có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp trẻ sinh ra an toàn.

Tại sao phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai?
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván.

Lịch tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu

Để bảo vệ bản thân cũng như con yêu khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh uốn ván, mẹ bầu cần tiêm đầy đủ các mũi vacxin uốn ván theo lịch tiêm chủng dưới đây.

Loại vacxin Lịch tiêm
Vắc xin VAT (Việt Nam) – Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

 

  • Lần 1: Tiêm vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ (tức từ khoảng tuần 20 trở đi). Theo khuyến cáo, việc tiêm vacxin uốn ván cho mẹ bầu càng sớm càng tốt, tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn thai nhi đang hình thành các cơ quan, chưa ổn định vì thế việc tiêm ngừa có thể khiến mẹ bị sảy thai.
  • Lần 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng
  • Lần 3: Tiêm cách mũi thứ 2 ít nhất 6 tháng hoặc kỳ có thai lần sau.
  • Lần 4: Cách ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ 3 hoặc kỳ có thai lần sau.
  • Lần 5: Tiêm cách ít nhất 1 năm sau lần tiêm thứ 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

– Đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi vắc-xin từ tuần thai 20 trở đi.

– Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
  • Lần 2: Tiêm cách ít nhất 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất.
  • Lần 3: Tiêm cách lần tiêm thứ 2 tối thiểu 1 năm.

– Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

  • Lần 1: Tiêm khi phát hiện có thai lần đầu
  • Lần 2: Tiêm cách ít nhất 1 năm sau khi tiêm lần 1

– Đối với trường hợp người mang thai lần 2, đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván:

  • Mũi tiêm cuối dưới 10 năm: Thì không cần tiêm ngừa nữa vì cơ thể vẫn đủ kháng thể giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
  • Mũi tiêm cuối trên 10 năm: Thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi.
Vắc xin Boostrix (Bỉ) Nếu tiêm vacxin này, mẹ bầu thường chỉ cần tiêm 1 mũi vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ và tiêm nhắc lại sau 10 năm.
 
Lịch tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu 
Cần tuân thủ lịch tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Những loại vacxin phòng bệnh uốn ván

Hiện nay trên thị trường đang lưu hành rất nhiều loại vacxin phòng bệnh uốn ván. Có thể kể đến một số loại phổ biến như:

  • Vắc xin VAT (Việt Nam)
  • Vắc xin Adacel (Pháp)
  • Vắc xin Boostrix (Bỉ)
  • Vắc xin Tetraxim (Vắc xin 4 trong 1)
  • Vắc xin Pentaxim (Vắc xin 5 trong 1)
  • Vắc xin 6 trong 1

Tuy nhiên, khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, bác sĩ sẽ chỉ sử dụng Vắc xin VAT hoặc một số trường hợp sẽ sử dụng Vắc xin Boostrix. Bởi vì trong quá trình mang thai không nên sử dụng các loại vacxin giảm độc lực sống. Mà chỉ nên dùng vacxin VAT chuyên dụng, phòng ngừa vi khuẩn uốn ván một cách hiệu quả, như vậy mới đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Có rất nhiều loại vacxin uốn ván, nhưng không phải loại nào cũng sử dụng được cho mẹ bầu.

Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên, vì không phải địa chỉ nào cũng uy tín, do đó, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu chất lượng cũng khiến nhiều người băn khoăn. Tuy nhiên, với sự ra đời của trung tâm tiêm chủng tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bởi:

  • Đa khoa Phương Nam sử dụng vacxin uốn ván chất lượng, được bảo quản bằng hệ thống hiện đại, đạt chuẩn GPS đã được Bộ Y tế chứng nhận.
  • Đa khoa Phương Nam quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống, hạn chế tối đa phản ứng phụ do vacxin gây ra.
  • Quy trình tiêm vacxin đạt chuẩn, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tối ưu.
  • Mẹ bầu được thăm khám, sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm vacxin và theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe sau khi tiêm cũng như trước khi ra về.
  • Mẹ bầu tiêm phòng tại Đa khoa Phương Nam được xây dựng phác đồ và lịch tiêm chủng chi tiết, an toàn trong suốt thai kỳ
  • Chi phí tiêm vacxin hợp lý, bảng giá niêm yết công khai, không phát sinh.
  • Thời gian uống vacxin nhanh chóng, không phải chờ đợi, hỗ trợ đặt hẹn online để chủ động thời gian.
Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu ở đâu?
Đa khoa Phương Nam là địa chỉ tiêm vắc xin uốn ván uy tín.

Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu

Để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và tránh những vấn đề không mong muốn xảy ra, khi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mẹ bầu cần tiêm đầy đủ 5 mũi vacxin uốn ván theo đúng lịch để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất cho cả mẹ và bé.
  • Khi tiêm vacxin ngừa uốn ván, mẹ bầu có thể gặp phải một số phản ứng phụ như sốt, sưng đau chỗ tiêm, nhưng đây chỉ là những phản ứng thông thường, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu bị sốt cao li bì, đi kèm nôn hoặc dấu hiệu bất thường khác thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Mẹ bầu hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ về lịch tiêm và đi tiêm phòng đúng thời gian. Phải thông báo chính xác về thời gian trễ kinh, số lần mang thai để bác sĩ tính toán lịch tiêm phù hợp, an toàn nhất.
Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng uốn ván.

Mong rằng những thông tin về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu được chia sẻ trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Vui lòng liên hệ đến hotline 086 866 6968 hoặc 1900 633 698 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn nhé!

FQA – Giải đáp thắc mắc liên quan

Thực tế thì khi đi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu các bạn nữ đều sẽ có rất nhiều thắc mắc liên quan. Ở phần này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi phổ biến, được nhiều người quan tâm nhất để giúp mẹ bầu an tâm hơn khi tiêm vacxin nhé!

1. Tiêm ngừa uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hiện nay, vacxin ngừa uốn ván được đánh giá an toàn với cả mẹ bầu lẫn thai nhi, hơn nữa còn có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh uốn ván. Do đó, việc tiêm ngừa uốn ván không hề gây bất cứ ảnh hưởng nào đến với thai nhi.
Cho đến hiện tại, chưa có một nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu sẽ ảnh hưởng đến đến mẹ và thai nhi.

2. Tiêm phòng uốn ván có gây sinh non không?

Vacxin uốn ván rất an toàn với mẹ bầu và thai nhi, do đó, sẽ không có tình trạng sinh non sau khi tiêm phòng uốn ván như nhiều bạn vẫn lo lắng. Chính vì thế, hãy đảm bảo mình sẽ tiêm đầy đủ các mũi vacxin uốn ván trong quá trình mang thai cũng như sinh nở nhé!

3. Tiêm phòng uốn ván có cho con bú được không?

Khi tiêm vacxin uốn ván, mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường. Bởi vacxin uốn ván không gây ảnh hưởng hay tác động gì đến trẻ trong thời kỳ bú mẹ. Chính vì thế, bạn vẫn có thể cho con bú như thường ngày sau khi tiêm vacxin uốn ván.

4. Không tiêm ngừa uốn ván khi mang thai có sao không?

Việc không tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván, khiến mẹ bầu lẫn thai nhi phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí là những biến chứng vô cùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây bệnh uốn ván gây ra. Do đó, khi mang thao, bạn nhất định phải tiêm vacxin ngừa uốn ván để bảo vệ bản thân cũng như thai nhi tốt nhất cho thể.

5/5 - (6 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1