Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 12, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thông thường, khi lông mày trẻ sơ sinh có vảy, vùng da phía dưới sẽ ửng đỏ, xuất hiện các lớp vảy màu trắng hoặc vàng, trông sần sùi và khô. Lúc này, da bé sẽ hơi bóng nhờn và có hiện tượng kích ứng. Đa phần lớp vảy sẽ tự biến mất khi trẻ được 6 đến 12 tháng tuổi.
Mẹ hãy yên tâm vì tình trạng lông mày trẻ sơ sinh có vảy rất thường gặp, là dấu hiệu của bệnh viêm da tiết bã nhờn và không gây nguy hiểm gì, cũng chẳng liên quan đến dị ứng hay nhiễm trùng. Khi tuyến bã nhờn của trẻ hoạt động quá mạnh, các tế bào chết kết dính với bã nhờn, sau đó tạo nên các mảng bám trên lông mày.
Ngay cả khi đã ra đời, một lượng lớn nội tiết tố của mẹ vẫn còn tồn tại trong máu bé hoặc trẻ không thể hấp thụ được hết lượng Vitamin, Biotin, khoáng chất có trong sữa mẹ, từ đó làm tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh.
Dù viêm da tiết bã nhờn không phải là bệnh lý nguy hiểm, triệu chứng lông mày trẻ sơ sinh có vảy cũng tự khỏi, trễ nhất là sau 1 đến 2 năm. Thế nhưng, mẹ cũng không nên chủ quan, mà phải giúp bé điều trị sớm tránh làm các vùng da khác bị lây lan, gây mất thẩm mỹ. Trong trường hợp nặng hơn, có thể bị sưng đỏ, mưng mủ do vùng da này bị nhiễm khuẩn.
Khi thực hiện cách này, mẹ phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh làm tổn thương da bé, thông qua các lưu ý sau:
Mẹ có thể sử dụng các loại tinh dầu để cải thiện tình trạng lông mày bị đóng vảy, nhờ khả năng chống nấm, kháng khuẩn, làm mềm dịu da. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và pha loãng tinh dầu cùng các loại dầu khác như ô-liu, dầu dừa,… không nên dùng tinh dầu nguyên chất. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ tránh dùng tinh dầu tràm vì có thể gây kích ứng da. Hãy thực hiện theo các bước sau:
Để cải thiện tình trạng lông mày trẻ sơ sinh có vảy do viêm da tiết bã nhờn. Mẹ hãy bôi dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu hoặc kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho bé theo các bước sau:
Lưu ý, mẹ nên thử dầu hoặc kem dưỡng ẩm lên vùng da nhỏ trước để tránh làm bé bị dị ứng. Hãy thực hiện đều đặn 1 lần/ngày.
Cách 4: Chữa trị theo chỉ định của bác sĩ
Khi tình trạng lông mày trẻ sơ sinh có vảy trở nên nghiêm trọng, kèm những triệu chứng như vùng da có vảy chuyển sang màu đỏ, vùng da khác trên cơ thể có xu hướng bị lây lan, xuất hiện dấu hiệu bị nhiễm nấm và nhiễm trùng,… thì mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam để bác sĩ điều trị kịp thời.
Để phòng tránh hiện tượng lông mày trẻ sơ sinh có vảy mẹ hãy:
Giữ vệ sinh lông mày cho trẻ hằng ngày để loại bỏ tế bào chết, chất nhờn.
Mẹ không nên cho bé đội các loại mũ len che cả phần chân mày vào ngày nắng ấm, để tránh làm vùng da đó bị ẩm.