Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Được Ăn Dâu Tây Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Được Ăn Dâu Tây Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Một 9, 2022

Dâu tây là loại trái cây phổ biến và được rất nhiều người yêu thích. Chúng ta có thể ăn dâu tây trực tiếp hoặc chế biến thành những món ăn, thức uống vô cùng ngon miệng. Tuy nhiên các thành phần trong dâu tây liệu có phù hợp với tất cả mọi người, điển hình là mẹ bầu không? Vấn đề đặt ra trong bài viết này chính là mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá bạn nhé!

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây không?

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây không? Theo các chuyên gia y tế mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn dâu tây. Vì dâu tây là loại trái cây tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, chúng chứa rất nhiều dưỡng chất hữu ích. Trong một quả dây tây ước tính có 91% nước và 7,7% Carbohydrate. Phần còn lại chủ yếu là chất béo tốt (0,3%) và Protein (0,7%). Trung bình 166 gam dâu tây sẽ mang đến cho thai phụ 40 mcg Folate, 53 calo và 13 gam Carbohydrate cùng các khoáng chất, Vitamin khác.

Vậy mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây không? Đương nhiên là được, dưới đây là thành phần dinh dưỡng trong 100 gam dâu tây:

Dinh dưỡng cơ bản Các loại Vitamin Các khoáng chất
Calo: 32 kcal Vitamin A: 12 IU Canxi: 16 mg
Chất béo: 0,3 gam Vitamin C: 58,8 mg Sắt: 0,41 mg
Đường: 4,9 gam Vitamin E: 0,29 mg Natri: 1 mg
Carbohydrate: 7,7 gam Vitamin B6: 0,05 mg Kẽm: 0,14 mg
Protein: 0,7 gam Choline: 5,7 mg Đồng: 0,05 mg
Chất xơ: 2 gam Axit Pantothenic: 0,125 mg Magie: 13 mg
Niacin B3: 0,39 mg Photpho: 23 mg
Folate: 24 mcg Kali: 153 mg

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây không? Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, dâu tây chắc hẳn là loại trái cây hữu ích mà mẹ bầu nên đưa vào khẩu phần thường xuyên.

mang-thai-3-thang-dau-co-duoc-an-dau-tay-1
Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây không?

Lợi ích của dâu tây với mẹ bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây? Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn dâu tây vì loại quả này mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:

Cải thiện thị lực ở mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

Một số loại Vitamin trong dâu tây mang đến nhiều lợi ích cho giác mạc và võng mạc. Nhờ đó mắt được bảo vệ hiệu quả, cụ thể là:

  • Lượng Vitamin A của dâu tây giúp thai phụ củng cố, cải thiện thị lực và giảm tình trạng mờ mắt trong thai kỳ.
  • Vitamin C từ dâu tây bảo vệ mắt khỏi tia UV, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở thai phụ.

Giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch

Sức đề kháng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu yếu hơn bình thường nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó, khi thai phụ ăn dâu tây, lượng Vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm,…

Mang thai 3 tháng đầu ăn dâu tây giúp điều hòa đường huyết

Axit Ellagic trong quả dâu tây làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Nhờ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tránh trường hợp bị gia tăng đột ngột ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu.

Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây? Các chuyên gia khuyến khích thai phụ nên thường xuyên ăn dâu tây để giảm bớt nguy cơ khuyết tật thai nhi. Hàm lượng Axit Folic trong dâu tây có tác dụng bảo vệ em bé khỏi nguy cơ bị hở hàm ếch, sứt môi,… và hạn chế tình trạng sinh non.

Hoàn thiện não bộ và tăng sức đề kháng cho thai nhi

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây không? Dâu tây được xem là thực phẩm tốt cho thai nhi vì sở hữu nhiều khoáng chất và Vitamin. Ví dụ như các thành phần Axit béo và Omega 2 trong dâu tây mang đến công dụng hỗ trợ thai nhi tăng cường sức đề kháng đồng thời hoàn thiện não bộ tốt hơn.

Chăm sóc tốt cho tim mạch

Chất chống Oxy hóa, chất xơ và Polyphenol trong dâu tây sở hữu khả năng ức chế hoạt động của Cholesterol, đồng thời ngăn ngừa những bệnh về tim mạch cho thai phụ. Bên cạnh đó, những chất này làm giảm sự tích tụ mảng bám bên trong thành động mạch. Ngoài ra, mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây vì giúp bảo vệ niêm mạc hệ tuần hoàn nhờ chất Anthocyanins.

Mang thai 3 tháng đầu ăn dâu tây giúp ngăn ngừa ung thư

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng chất chống Oxy hóa của quả dâu tây có thể chống lại các gốc tự do bên trong cơ thể, đồng thời bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy. Đồng thời, dâu tây cũng gây ức chế hình thành khối u tại tế bào ung thư gan.

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây không? Với những lợi ích kể trên, mẹ bầu 3 tháng nên bổ sung dâu tây vào thực đơn mỗi ngày nhé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hấp thụ tối đa dưỡng chất, mẹ bầu cần tìm hiểu cách ăn sao cho hợp lý.

mang-thai-3-thang-dau-co-duoc-an-dau-tay-2
Dâu tây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Hướng dẫn cách ăn dâu tây tốt cho chị em mang thai 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng mẹ bầu chỉ nên ăn 100 gam dâu tây mỗi ngày, tương đương với khoảng 8 quả. Đồng thời phải dùng dâu tây đúng thời điểm, cụ thể như sau:

  • Để phát huy nhiều tác dụng, mẹ bầu nên ăn dâu tây lúc 7 – 9 giờ sáng, đây là thời điểm ruột non hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
  • Mẹ bầu cũng có thể ăn dâu tây trước khi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ, thoải mái tinh thần hơn và xoa dịu hệ thần kinh.
  • Ngay trước hoặc sau bữa ăn bạn không nên dùng dâu tây. Vì hàm lượng chất xơ trong dâu tây khá cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn dâu tây nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

  • Tránh ăn những quả dâu tây để lâu: Vì chúng có thể chứa vi khuẩn, bị hỏng, gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Không nên uống nước ép hoặc sinh tố dâu tây được chế biến sẵn: Vì sức đề kháng của thai phụ so với bình thường sẽ yếu hơn. Do đó nếu mẹ bầu dùng thức uống được chế biến sẵn bên ngoài đôi khi sẽ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn và chất lượng bạn nên tự chế biến tại nhà.
  • Cân bằng với nhiều loại trái cây: Dâu tây chứa chất khoáng và Vitamin. Tuy nhiên, thai phụ nên dùng thêm các loại trái cây và rau quả khác nhằm cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
mang-thai-3-thang-dau-co-duoc-an-dau-tay-3
Mẹ bầu nên ăn dâu tây lúc 7 – 9 giờ sáng

Các món ăn từ dâu tây cho bà bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây không? Mẹ bầu hoàn toàn có thể thưởng thức dâu tây cũng như các món ăn, thức uống được chế biến từ loại quả này. Mời bạn cùng tham khảo cách thực hiện một số món từ dâu tây dưới đây nhé.

Sinh tố dâu tây

Món sinh tố dâu tây được khuyến khích dùng hơn nước ép vì sở hữu hàm lượng chất xơ cao. Mẹ bầu có thể chế biến nhanh chóng tại nhà với công thức đơn giản:

  • Nguyên liệu: 1 lát chanh, 1 bát dâu tây, đường, đá viên.
  • Cách làm: Rửa sạch dâu tây, tiến hành bỏ cuống và cắt nhỏ. Cho vào máy xay cùng nước cốt chanh, một ít đường, đá viên. Xay đến khi hỗn hợp trở nên nhuyễn mịn là có thể mang ra thưởng thức.

Mứt dâu tây

Mẹ bầu có thể dùng mứt dâu tây ăn kèm với bánh mì vào buổi sáng. Bữa ăn nhanh chóng, đơn giản nhưng vẫn rất ngon và đảm bảo dưỡng chất.

  • Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi, 1 kg dâu tây, 750 gam đường cát.
  • Cách làm: Sơ chế và bổ đôi quả dâu tây ra. Ngâm dâu tây trong đường khoảng 4 tiếng. Sau đó rim hỗn hợp trên với lửa nhỏ. Đảo nhẹ đến khi hỗn hợp trên sánh lại thì cho thêm nước cốt chanh vào và tắt bếp. Để nguội mứt dâu tây rồi cho vào hủ thủy tinh và đưa vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản.

Sữa dâu tây lắc

Loại thức uống này giàu dưỡng chất và giúp mẹ bầu hạn chế gặp tình trạng ốm nghén thai kỳ.

  • Nguyên liệu: 2 ly sữa tươi, 300 gam dâu tây lạnh, 1 thìa mật ong.
  • Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay. Tiến hành xay đến khi nhuyễn mịn là được.

Salad dâu tây

Món salad dâu tây giúp mẹ bầu cân bằng dưỡng chất và hỗ trợ làm đẹp da. Cách làm cụ thể như sau:

  • Nguyên liệu: 250 gam dâu tây, 1 bó rau bina, 1 chén nước chanh dây, giấm táo, đường trắng và vài lá bạc hà.
  • Cách làm: Rửa sạch dâu tây và cắt nhỏ vừa ăn. Nhặt lá và phần thân non của rau bina, rồi cắt khúc nhỏ. Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị, nêm nếm vừa ăn. Sau đó cho thêm vài lá bạc hà đập dập để gia tăng hương vị.

Bánh bông lan dâu tây

Món bánh này được rất nhiều mẹ bầu yêu thích, cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: 250 gam dâu tây, 4 quả trứng gà, 80 gam bột chuyên dụng làm bánh, 20 gam đường, 150 gam kem whipping, 3 ml vani và 30 gam bơ.
  • Cách làm: Sơ chế dâu tây sạch sẽ. Đánh bông trứng gà với đường, sau đó thêm bơ và vani vào. Đánh đến khi hỗn hợp trên đông cứng lại. Tiếp tục cho bột vào rồi trộn đều. Cho hỗn hợp vừa thực hiện xong vào khuôn, nướng ở 90 độ trong 10 phút. Sau khi bánh chín thì tiến hành phết phần kem đã đánh bông lên và dùng thêm dâu tây để trang trí. Bạn cũng có thể dùng mứt dâu để giúp món bánh gia tăng hương vị.
mang-thai-3-thang-dau-co-duoc-an-dau-tay-4
Mẹ bầu có thể chế biến mứt dâu tây tại nhà

Những trường hợp mang thai 3 tháng đầu không nên ăn dâu tây

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây? Mặc dù dâu tây là loại trái cây lành tính và hữu ích cho sức khỏe thai phụ. Tuy nhiên mẹ bầu trong 3 tháng đầu ăn dâu tây vẫn có nguy cơ đối mặt với một số rủi ro như sau:

  • Dị ứng: Mẹ bầu có khả năng bị dị ứng dâu tây nếu trong gia đình có thành viên đã gặp tình trạng này. Do đó, nếu thai phụ sau khi ăn dâu tây có dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,… thì nên đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị nhanh chóng.
  • Nhiễm khuẩn E.coli: Nếu mẹ bầu ăn phải quả dâu chưa được rửa sạch, nhiễm vi khuẩn,… sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Các loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng thông qua nhau thai và gây hại cho em bé trong bụng. Để tránh gặp phải trường hợp này, mẹ bầu cần rửa thật sạch dâu tây trước khi ăn.

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây? Nếu thai phụ đối mặt với một trong những tình trạng dưới đây thì không nên ăn dâu tây:

  • Mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm: Những mắt dâu tây có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó, tính Axit trong loại quả này có thể gây đau dạ dày ở thai phụ. Nếu mẹ bầu có vấn đề về đường ruột hoặc dạ dày thì nên hạn chế dùng dâu tây mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp: Nếu mẹ bầu đang sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn hoặc bị cao huyết áp thì cần tránh dùng dâu tây. Vì loại quả này có thể gây cản trở chức năng của thuốc, tương tác với các chất trong thuốc cao huyết áp.
  • Có tiền sử dị ứng với dâu tây: Nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng hoặc chưa từng ăn dâu tây trước đó thì không nên dùng loại trái cây này trong thai kỳ. Vì hệ tiêu hóa của mẹ bầu thường yếu hơn bình thường, tiềm ẩn nguy cơ gây tương phản với một loại Protein có khả năng tạo sắc đỏ trong dâu tây. Từ đó dẫn đến tình trạng dị ứng như ngứa và mẩn đỏ da.
  • Có vấn đề về răng miệng: Mẹ bầu cần hạn chế dùng dâu tây nếu mắc phải những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng. Vì thai phụ có thể bị nhạy cảm với tính Axit và vị chua của dâu tây, khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Mẹ bầu đang bổ sung Canxi và chất Sắt: Axit Oxalic trong dâu tây có thể cản trở quá trình hấp thụ Sắt và Canxi. Nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của Axit Oxalic, nếu mẹ bầu thích ăn dâu tây thì hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để chuyển sang Canxi Citrat.
mang-thai-3-thang-dau-co-duoc-an-dau-tay-5
Mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm không nên ăn dâu tây

Cách chọn và bảo quản dâu tây tại nhà cho mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây? Mẹ bầu có thể ăn dâu tây với lượng vừa phải và đúng cách. Bên cạnh đó, để có được những quả dâu tươi ngon, bạn cần biết phương pháp lựa và bảo quản sao cho đúng, cụ thể như sau:

Cách chọn

  • Dựa trên màu sắc: Bạn nên chọn những quả dâu tây căng mọng và có màu đỏ tươi. Những quả màu đỏ sẫm có thể bị xịt nhiều thuốc hóa học khi trồng hoặc kém chất lượng. Bên cạnh đó, quả dâu tây sau khi thu hoạch sẽ không thể tiếp tục chín như các loại trái cây khác. Do đó, mẹ bầu đừng chọn quả trắng đỏ, còn xanh.
  • Dựa trên mùi hương: Những quả dâu chất lượng cao, chín tự nhiên thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Mẹ bầu không nên mua nếu ngửi thấy dâu có mùi lạ.
  • Dựa vào hình dạng quả dâu: Dây tây sẽ có kích thích và hình dáng khác nhau tùy thuộc vào loại giống. Tuy nhiên với những quả quá căng mọng, to lớn mẹ bầu cần xem xét kỹ liệu chứng có bị ngâm nước hay không nhé. Thêm quá đó bạn không nên mua quả bị dập, có đốm đen,…
  • Nhìn vào cuống lá: Dâu tây vừa mới hái, ngon thường có đài lá dính chặt vào quả, cuống xanh. Nếu quả có cuống vàng, khô hoặc bị mất cuống bạn nên hạn chế mua.
  • Dựa vào mắt (hạt) dâu tây: Theo kinh nghiệm nhà nông, hạt dâu tây cách nhau càng xa thì hương vị càng đậm đà, ngon ngọt.

Cách bảo quản tại nhà

  • Ngâm dâu tây với nước ấm: Đầu tiên bạn cần rửa sạch dâu tây. Sau đó cho dâu tây vào nồi nước ấm 40 độ C để rửa lại lần nữa, để yên khoảng 30 giây thì vớt ra. Tiến hành lót một lớp khăn giấy dưới đáy hộp thủy tinh và nhẹ nhàng xếp dâu tây vào. Cuối cùng đưa vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
  • Rửa dâu tây với giấm: Rửa sạch dâu tây với nước trước. Sau đó pha hỗn hợp giấm với nước sạch theo tỷ lệ 1:10. Tiếp theo, cho dâu tây vào ngâm khoảng 3 – 5 phút rồi vớt ra để ráo. Lau khô dâu bằng khăn giấy và cho vào hộp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Nếu muốn ăn ngay trong ngày, bạn chỉ cần rửa sạch dâu tây cho vào hộp hoặc túi zip và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh là được.
mang-thai-3-thang-dau-co-duoc-an-dau-tay-6
Mẹ bầu cần biết cách bảo quản dâu tây đúng

Tóm lại, mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây không? Mẹ bầu 3 tháng có thể ăn dâu tây với lượng vừa phải. Bạn cần lưu ý cách dùng và bảo quản dâu sao cho đúng cách để phát huy tối ưu tác dụng nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ