Mắt nhược thị (Mắt lười): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Mắt nhược thị (Mắt lười): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 2 28, 2025

Nhược thị (hay còn gọi mắt lười) là một rối loạn thị lực phát triển trong thời thơ ấu, khi não bộ ưu tiên xử lý hình ảnh từ một mắt tốt hơn mắt còn lại. Nhược thị có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Vậy mắt nhược thị (mắt lười) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị ra sao?

Nhược thị là gì?

Hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ tại trên võng mạc. Tại đây, tế bào cảm thụ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác để tạo nên hình ảnh.

Mù lòa vĩnh viễn có thể xảy ra nếu nhược thị không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Mù lòa vĩnh viễn có thể xảy ra nếu nhược thị không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh nhược thị mắt là bệnh chỉ tình trạng thị lực của một bên hoặc cả hai bên mắt bị giảm do não không nhận biết được những hình ảnh mà mắt bệnh nhân chuyển đến khiến não tăng cường hoạt động với chỉ một mắt. Hiện tượng này còn gọi là mắt lười.

Bệnh nhược thị mắt chia làm hai loại là nhược thị chức năng và nhược thị thực thể. Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực của mắt có thể cải thiện sau một thời gian điều trị và phục hồi chức năng. Còn nhược thị thực thể là tình trạng mắt không thể phục hồi hoàn toàn trở về bình thường được. Nhược thị nếu không được điều trị sớm, có thể gây ra tình trạng mù lòa vĩnh viễn.

Phân loại mức độ nhược thị

“Nhược thị thực thể” chỉ tình trạng suy giảm thị lực không thể hồi phục, trong khi “nhược thị chức năng” có thể cải thiện thị lực sau điều trị. Nhược thị (mắt lười) được chia thành ba mức độ khác nhau:

  • Nhược thị nhẹ được chẩn đoán khi thị lực của mắt nằm trong khoảng từ 20/40 đến dưới 20/30. Người bệnh vẫn có thể đọc được các dòng thứ 5 và 6 trên bảng đo thị lực.
  • Nhược thị trung bình xảy ra khi thị lực của mắt dao động từ 20/200 đến 20/50. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ có khả năng nhìn rõ 4 dòng đầu tiên của bảng đo thị lực.
  • Nhược thị nặng được xác định khi thị lực của mắt giảm xuống dưới 20/200. Người bệnh có thị lực rất kém và không thể nhìn thấy bảng đo thị lực tiêu chuẩn.
Bảng đo thị lực Snellen
Bảng đo thị lực Snellen

Nguyên nhân gây ra nhược thị

Nhược thị có thể xuất phát từ các tật khúc xạ và các vấn đề khác về mắt. Một số nguyên nhân phổ biến gây nhược thị ở trẻ em bao gồm:

Lác mắt

hay còn gọi là lé mắt, là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng. Thay vì phối hợp nhịp nhàng để tập trung vào một điểm, mỗi mắt lại nhìn về một hướng khác nhau. Vì vậy, nếu một trong hai mắt di chuyển không khớp với mắt còn lại, bộ não điều chỉnh thị lực ảnh hưởng cả bên mắt còn lại.

Bất thường khúc xạ

Do hình dạng mắt hoặc khả năng tập trung của hai mắt khác nhau, gây ra mờ mắt. Nếu không được điều chỉnh sớm, tình trạng này có thể dẫn đến nhược thị. Các loại tật khúc xạ bao gồm:

  • Cận thị: Khó nhìn rõ các vật ở xa.
  • Viễn thị: Khó nhìn rõ cả vật ở gần và vật ở xa.
  • Loạn thị (giác mạc hình bầu dục): Tầm nhìn bị mờ hoặc nhòe, gây khó khăn khi nhìn cả vật ở gần và vật ở xa. 

Tắc nghẽn của trục thị giác

Bất kỳ vấn đề nào cản trở chức năng mắt và gây mờ mắt đều có thể dẫn đến nhược thị, bao gồm:

  • Sụp mí mắt (ptosis): Mí mắt trên bị sụp xuống, che khuất một phần tầm nhìn.
  • Đục thủy tinh thể: Thủy tinh thể bị mờ đục, làm giảm thị lực.
  • Bất kỳ tổn thương hoặc bệnh lý nào ảnh hưởng đến giác mạc.

Yếu tố rủi ro khác

Trẻ em nào cũng có thể bị nhược thị, nhưng nguy cơ sẽ cao hơn nếu trẻ có những yếu tố sau:

  • Sinh non hoặc không đủ cân nặng: Trẻ sinh non (chào đời trước tuần 37 của thai kỳ) hoặc không đủ cân nặng (dưới 2,5 kg) có nguy cơ mắc nhược thị cao hơn. Nguyên nhân là do võng mạc của những trẻ này chưa có đủ thời gian phát triển hoàn thiện, chưa nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này làm tăng khả năng mắc các bệnh về mắt so với trẻ sinh đủ tháng.
  • Tiền sử gia đình: Trẻ có tiền sử gia đình mắc các vấn đề về mắt hoặc thị lực cũng có nguy cơ nhược thị cao hơn.
  • Chậm phát triển: Trẻ gặp các vấn đề về phát triển thể chất, tâm trí và tinh thần có khả năng mắc nhược thị cao hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Triệu chứng nhược thị

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh nhược thị:

  • Mờ mắt: Người bị nhược thị thường thấy một mắt mờ hơn mắt kia, hay bị nhức đầu và gặp khó khăn trong các hoạt động cần sự phối hợp của mắt như bắt bóng hoặc ném đồ vật. Những triệu chứng này có thể gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày và ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.
  • Mỏi mắt: Việc mắt phải hoạt động liên tục với cường độ cao mà không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể khiến trẻ dễ bị mỏi mắt, thường xuyên chớp hoặc dụi mắt. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mắt.
  • Lác mắt: Khi hai mắt không thẳng hàng hoặc nhìn lệch hướng, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát mọi thứ xung quanh. Một mắt sẽ phải hoạt động nhiều hơn mắt còn lại. Để bù lại, não bộ có thể bỏ qua hình ảnh từ mắt bị lệch, dẫn đến nhược thị ở mắt đó theo thời gian.
  • Sụp mí: Sụp mí mắt (ở một hoặc cả hai bên) có thể che khuất tầm nhìn, khiến trẻ dễ bị vấp ngã. Mặc dù sụp mí không trực tiếp gây mù, nhưng nó có thể làm giảm thị lực và dẫn đến nhược thị.
  • Nheo mắt: Khi trẻ có thói quen nhắm một mắt hoặc nheo mắt khi nhìn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thị lực của trẻ đang gặp vấn đề và mắt đang cố gắng điều chỉnh để nhìn rõ hơn.
  • Nghiêng đầu, cổ khi nhìn: Nếu trẻ thường xuyên nghiêng đầu hoặc cổ khi nhìn, có thể do một bên mắt có thị lực tốt hơn. Trẻ có xu hướng sử dụng mắt khỏe hơn, dẫn đến việc mắt còn lại ít được sử dụng và có nguy cơ bị nhược thị.

Biến chứng mắt nhược thị

Mắt nhược thị có khả năng không thể hồi phục trong suốt phần đời còn lại. Tình trạng này không chỉ làm giảm thị lực mà còn ảnh hưởng đến độ nhạy tương phản, độ sắc nét của hình ảnh, gây biến dạng không gian và làm suy giảm khả năng phát hiện đường viền. Nhược thị thường xuất hiện tình trạng hai mắt hoạt động bất thường, và mặc dù suy giảm thị lực thường chỉ đặc trưng cho mắt bị nhược thị, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng mắt còn lại cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nhược thị gây nhiều khó khăn trong học tập cho trẻ, biểu hiện qua việc đọc và trả lời câu hỏi trắc nghiệm chậm hơn so với trẻ không bị nhược thị. Ngoài ra, nhược thị có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian do khả năng kết hợp giữa hai mắt ngày càng suy yếu.

Nhược thị có chữa được không?

Nhược thị có thể điều trị được, nhưng hiệu quả phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu can thiệp. Việc điều trị ở thanh thiếu niên và người lớn thường kéo dài và kém hiệu quả hơn so với điều trị sớm khi còn nhỏ. Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu như thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu hoặc nhắm một mắt, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp chữa dứt điểm tình trạng nhược thị.

Chẩn đoán nhược thị ở mắt

Bác sĩ có thể phát hiện nhược thị thông qua ba phương pháp: kiểm tra thị lực sớm và định kỳ, sàng lọc hình ảnh, các xét nghiệm khác.

Kiểm tra thị lực định kỳ

Kiểm tra nhược thị có thể được thực hiện ngay sau khi sinh thông qua đánh giá phản xạ đỏ (red-reflex evaluation) và nên lặp lại trong các lần khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Việc tầm soát thị lực đạt hiệu quả cao nhất khi trẻ còn nhỏ. Đặc biệt, nếu trẻ từ 3-4 tuổi không thể thực hiện kiểm tra thị lực tổng quát bằng biểu đồ mắt, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Sàng lọc hình ảnh

Sàng lọc hình ảnh (photo screening) là phương pháp hiệu quả để tầm soát các bệnh về mắt ở trẻ chưa biết nói hoặc gặp khó khăn trong việc thực hiện các bài kiểm tra do chậm phát triển hay khó khăn trong học tập. Phương pháp này sử dụng thiết bị ghi hình chuyên dụng có khả năng phân tích phản xạ đỏ để xác định các yếu tố nguy cơ gây nhược thị. Với trẻ lớn hơn, bác sĩ có thể kiểm tra độ nhạy với hình vẽ mà không cần trẻ phải biết bảng chữ cái hoặc biểu đồ mắt Snellen.

Các xét nghiệm khác

Để xác định chính xác nguyên nhân gây nhược thị, bác sĩ có thể đề xuất thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu. Test che mắt xen kẽ (alternate cover test) hoặc test che chậm từng mắt và che nhanh luân phiên hai mắt (cover-undercover test) thường được sử dụng khi nghi ngờ trẻ bị lác mắt. Sau khi đo thị lực ở mỗi bên mắt, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán khúc xạ. Trong trường hợp nghi ngờ trục thị giác bị tắc nghẽn, phương pháp soi đáy mắt hoặc sử dụng đèn khe sẽ được áp dụng để có kết quả chính xác.

Điều trị mắt nhược thị

Phương pháp điều trị nhược thị thường tập trung vào việc khuyến khích trẻ sử dụng mắt yếu hơn để nhìn, từ đó cải thiện thị lực và tăng cường sự liên kết giữa não bộ và cả hai mắt.

Đeo miếng che mắt

Phương pháp điều trị nhược thị bằng miếng che mắt (hay còn gọi là băng bịt mắt) là một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả, đặc biệt đối với trẻ em. Miếng che mắt buộc não bộ phải sử dụng mắt yếu hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh thị giác và cải thiện thị lực. Nếu được điều trị sớm (trước 8 tuổi), miếng 1 che mắt có thể giúp phục hồi thị lực hoàn toàn cho mắt yếu.

Đeo miếng che mắt giúp cải thiện tật nhược thị ở trẻ
Đeo miếng che mắt giúp cải thiện tật nhược thị ở trẻ

Điều trị tật khúc xạ

Tật khúc xạ là một vấn đề phổ biến về mắt, ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tật khúc xạ hiệu quả, giúp cải thiện thị lực và chất lượng cuộc sống.

  • Kính hoặc kính áp tròng: Đeo kính là phương pháp hiệu quả để khắc phục tật khúc xạ gây nhược thị ở trẻ. Khi thị lực được cải thiện, não bộ có điều kiện thuận lợi để điều tiết đồng đều cả hai mắt, giúp giảm thiểu tình trạng nhược thị. Trong nhiều trường hợp, trẻ không chỉ cần đeo kính mà còn cần phối hợp đồng thời với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Mổ đục thủy tinh thể: Phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể là giải pháp cần thiết cho trẻ bị đục thủy tinh thể hoặc gặp các vấn đề về cấu trúc mắt mà các phương pháp không phẫu thuật không thể giải quyết được.
  • Thuốc nhỏ mắt (atropine): Bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ mắt (thường là atropine) để làm mờ tạm thời mắt khỏe hơn. Điều này buộc trẻ phải sử dụng mắt yếu hơn để nhìn, giúp tăng cường hoạt động của mắt đó. Thuốc nhỏ mắt này thường không gây ra tác dụng phụ về sau.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng để điều trị nhược thị. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về loại phẫu thuật, quy trình thực hiện và các rủi ro tiềm ẩn. Điều trị nhược thị thường kéo dài vài tháng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ nên khuyến khích và nhắc nhở trẻ tuân thủ theo phác đồ điều trị, không bỏ bê việc luyện tập.

Để bảo vệ đôi mắt, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề về thị lực, bao gồm cả nhược thị. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng lâu dài đến thị lực.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo:

  1. Blair, K., Cibis, G., Zeppieri, M., & Gulani, A. C. (2024, February 12). Amblyopia. StatPearls – NCBI Bookshelf. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430890/
  2. Amblyopia (for Parents). (n.d.). https://kidshealth.org/en/parents/amblyopia.html
  3. Lazy eye (amblyopia) – Symptoms & causes – Mayo Clinic. (2021, August 14). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lazy-eye/symptoms-causes/syc-20352391
  4. Khazaeni, L. M. (2024, March 6). Amblyopia. MSD Manual Professional Edition.
Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ