Người Đã Tiêm Phòng Dại Bị Chó Cắn Có Cần Tiêm Tiếp Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Người Đã Tiêm Phòng Dại Bị Chó Cắn Có Cần Tiêm Tiếp Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 29, 2022

Bệnh dại vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh lý này khi nhiễm virus dại từ động vật, điển hình là lúc bị chó cắn. Do đó, chủng ngừa vắc xin phòng dại là việc làm rất cần thiết. Vậy nếu người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có cần tiêm tiếp không?
 

Người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có nguy cơ bị dại không?

Bệnh dại rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối vì hiện không có thuốc chữa trị đặc hiệu. Virus dại xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đường lây truyền phổ biến nhất là khi nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh tiếp xúc với cơ thể con người thông qua vết cào hoặc cắn.

Người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có nguy cơ bị dại không?
Bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó dại cắn dù đã tiêm phòng

Bên cạnh đó, khi động vật mang virus dại liếm vào những vết thương hở hay các tổ chức phần mềm có dịch nhầy như miệng, mũi, mắt của con người thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao gây bệnh.

Tính đến nay, tiêm vắc xin chính là phương pháp phòng bệnh dại duy nhất. Nó giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở người không may bị động vật mang bệnh cắn. Có thể tiêm vắc xin ngừa dại trước hoặc sau khi phơi nhiễm với nguồn bệnh.

Người đã tiêm phòng dại trước khi bị chó cắn gọi là chủng ngừa vắc xin dại trước phơi nhiễm. Miễn dịch với bệnh dại được hình thành khi tiến hành tiêm đủ mũi vắc xin theo phác đồ phòng ngừa dại trước phơi nhiễm. Tuy nhiên, hiệu lực miễn dịch yếu hay mạnh sẽ còn phụ thuộc vào đáp ứng của hệ miễn dịch ở từng cá thể khác nhau với những nồng độ kháng thể khác nhau.

Vắc xin không thể bảo vệ người đã chủng ngừa suốt đời. Do đó, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó dại cắn dù đã tiêm phòng. Thế nên những người đã chủng ngừa trước phơi nhiễm như bác sĩ thú y, làm việc trong phòng thí nghiệm, du khách đến nơi đang lưu hành dịch,… không được chủ quan. Bên cạnh việc biết cách sơ cứu, xử lý đúng nếu chẳng may bị chó dại cắn thì bạn phải đến cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin dại chủng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hướng dẫn sơ cứu ban đầu khi bị chó dại cắn

Hướng dẫn sơ cứu ban đầu khi bị chó dại cắn
Cần sơ cứu ban đầu khi bị chó dại cắn đúng cách

Ở tất cả các trường hợp, sơ cứu ban đầu sau khi bị chó dại cắn cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số việc cần làm khi bị động vật dại cắn:

  • Những vết cào, cắn bởi động vật dại cần được xối rửa bằng nước sạch hay nước xà phòng trong ít nhất 15 phút. Sau đó tiến hành sát khuẩn lại bằng cồn 70 độ hoặc cồn i ốt nhằm mục đích làm giảm tải lượng virus có khả năng xâm nhập vào cơ thể.
  • Bạn cũng có thể làm sạch vết thương sau khi bị chó dại cắn bằng những chất sát khuẩn thông thường như sữa tắm, rượu, xà phòng các loại, dầu gội,… Vì virus dại có sức đề kháng yếu với các chất hòa tan được trong lipid, điển hình là xà phòng, tia cực tím, nhiệt độ. Đặc biệt, với dung dịch cồn i ốt, virus nhanh chóng bị bất hoạt.
  • Tiến hành lấy hết các dị vật có trong vết thương.
  • Hạn chế khâu kín những vết thương bị chó cắn. Trong trường hợp bắt buộc phải khâu thì cần trì hoãn lại vài giờ đến vài ngày. Đối với các vết thương bị chó cắn nên khâu thưa hay ngắt quãng.
  • Tránh làm dập nát thêm những tổ chức quanh vết thương.

Xử lý vết thương ban đầu đúng cách là việc làm cần thiết giúp làm giảm lượng virus đi vào cơ thể cũng như góp phần quyết định mức độ hiệu quả của quá trình tiêm phòng dại sau đó. Vậy trong trường hợp người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có cần tiêm tiếp không? Hãy tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có cần tiêm tiếp không?

Người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có cần tiêm tiếp không?
Người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có cần tiêm tiếp không?

Tiến hành tiêm phòng dại trước khi bị phơi nhiễm sẽ mang đến nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa bệnh dại. Người đã chủng ngừa vắc xin dại không cần tiêm huyết thanh kháng dại sau khi bị chó cắn, dù đó là vết thương độ III.

Vết thương độ III là các vết cắn phức tạp, sâu, nhiều vị trí. Hoặc vết cào, cắn gần hệ thần kinh trung ương như cổ, mặt, đầu hoặc các vị trí có hệ thống dây thần kinh phong phú như bộ phận sinh dục. Đối tượng chưa được chủng ngừa dại trước phơi nhiễm nếu bị chó cắn gây ra vết thương nghiêm trọng như trên thì bắt buộc phải tiêm huyết thanh kháng dại kết hợp với vắc xin đúng theo phác đồ. 

Chủng ngừa vắc xin dại trước khi bị chó cắn sẽ tạo ra miễn dịch cho những tế bào nhớ. Nhờ đó, trong trường hợp bị chó cắn và tiêm nhắc lại sẽ làm đáp ứng miễn dịch trong cơ thể gia tăng rất nhanh chóng. Quay lại với câu hỏi người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có cần tiêm tiếp không? Đáp án chính là nếu một người đã chủng ngừa đủ số mũi vắc xin dại trước phơi nhiễm thì chỉ cần tiêm thêm 2 liều vào ngày 0 và 3. Thế nên chúng ta nên tiến hành tiêm ngừa bệnh dại trước khi phơi nhiễm nhé.

Thắc mắc người đã tiêm phòng dại bị chó cắn có cần tiêm tiếp không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Nhìn chung, chủng ngừa vắc xin dại trước khi phơi nhiễm mang đến nhiều lợi ích. Do đó, chúng ta hãy chủ động đến cơ sở y tế uy tín tiêm ngừa từ sớm nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ