Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 14, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi đi sâu vào vấn đề nguyên nhân thai nhi không quay đầu, chúng ta cùng tìm hiểu về ngôi thai ngược và đánh giá ảnh hưởng của nó đến với mẹ lẫn thai nhi nhé!
Ngôi thai ngược là ngôi thai không thuận, hay còn gọi là thai ngôi mông, lúc này phần mông của trẻ sẽ hướng về phía dưới vùng xương chậu của mẹ, còn phần đầu sẽ hướng lên trên bụng, gần với ngược của mẹ bầu. Ngôi thai ngược thường khá hiếm, chỉ chiếm khoảng 1 – 3 %, tuy nhiên ngôi thai này lại khiến mẹ bầu không thể sinh thường.
Hiện nay, ngôi thai ngược ở thai nhi được chia làm 2 loại, bao gồm ngược không hoàn toàn và ngược hoàn toàn. Cụ thể như sau:
Ngôi thai ngược không hoàn toàn: Ở loại này, các tư thế của thai nhi trong tử cung sẽ được chia thành:
Ngôi thai ngược hoàn toàn: Ở ngôi thai này, thai nhi có tư thế như đang ngồi xổm ở trong tử cung, phần đầu gối co lại, phần đầu gần phần ngực. Nếu sinh thường thì phần mông của trẻ sẽ ra ngoài trước.
Ngôi thai ngược chiếm tỉ lệ rất ít nhưng những thai phụ gặp phải tình trạng ngôi thai ngược thì rất khó có thể sinh thường, hầu hết đều phải sinh mổ. Ngôi thai ngược cũng gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi trong quá trình vượt cạn. Do vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý và phải tuân thủ chỉ định từ bác sĩ nếu gặp phải trường hợp này.
Vào tuần thứ 28 – 36 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu, chuẩn bị cho việc chào đời. Tuy nhiên, vẫn có những em bé “cứng đầu” không chịu quay đầu trong suốt thai kỳ. Vậy nguyên nhân thai nhi không quay đầu là do đâu?
Theo các chuyên gia y tế thì nguyên nhân thai nhi không quay đầu thường bắt nguồn từ các tác nhân chính sau:
Thai nhi không quay đầu cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thực tế thì rất khó để phát hiện thai nhi không quay đầu thông qua dấu hiệu thông thường, tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể kiểm tra xem thai nhi đã quay đầu hay chưa bằng cách sau:
Sờ vào vùng bụng dưới, nếu cảm thấy cứng thì rất có thể trẻ đã quay đầu. Còn nếu khi sờ thấy mềm và trẻ đạp chân vào vùng bụng dưới của mẹ thì có thể trẻ không quay đầu.
Việc nhận biết thai nhi không quay đầu bằng dấu hiệu thông thường đôi khi sẽ không thể chính xác. Do đó, mẹ bầu hãy đi siêu âm thai theo đúng định kỳ để kiểm tra ngôi thai và có biện pháp điều chỉnh nếu ngôi thai bị ngược nhé!
Thai nhi có thể không quay đầu vì “không thích”, “không muốn” hoặc “không thể”. Tuy nhiên, nếu muốn thai nhi quay đầu sớm và đúng tư thế, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ thai nhi quay đầu dưới đây:
Tập bơi: Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, mẹ bầu có thể bắt đầu tập bơi để hỗ trợ thai nhi quay đầu dễ hơn. Đặc biệt, tập bơi sẽ làm giãn nở tử cung để mẹ bầu thuận lợi sinh thường.
Bài tập thai nhi quay đầu: Mẹ bầu có thể tập bài tập thai nhi quay đầu bằng cách quỳ 2 chân ở tư thế tập bò, sau đó chống 2 tay về phía trước và rướn người khoảng 5s, lặp lại liên tục mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cho thai nhi nghe nhạc: Mẹ bầu cũng có thể đặt tai nghe ở vùng xương chậu để cho trẻ nghe nhạc. Thai nhi rất nhạy cảm với âm thanh, từ đó sẽ tìm nguồn phát ra nhạc và thuận lợi quay đầu đúng tư thế.
Nằm ngủ ở tư thế nghiêng: Mẹ bầu cũng có thể đổi tư thế nằm của mình để hỗ trợ thai nhi quay đầu. Chỉ cần tăng cường nằm nghiêng về phía bên trái khi ngủ, thì không những giúp việc lưu thông máu thuận lợi hơn mà còn tạo ra không gian cho trẻ quay đầu.
Ngồi thấp đầu gối: Mẹ hãy để đầu gối thấp hơn với hông khi ngồi. Tư thế này sẽ giúp thai nhi dễ xoay đầu hơn.
Tập thể dục: Mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, đề kháng cũng như hỗ trợ trẻ đổi ngôi thai về đúng tư thế.
Khi mang thai ngược, mẹ bầu đừng quá lo lắng, bởi thai ngược nếu phát hiện sớm, vẫn có cơ hội điều chỉnh. Do vậy, mẹ bầu nên: