Nhìn mờ: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Nhìn mờ: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 10, 2024

Mờ mắt đột ngột là một triệu chứng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến mắt, như giác mạc, dây thần kinh thị giác hoặc võng mạc. Nhìn mờ có thể xuất hiện từ từ do các bệnh lý lâu dài hoặc xảy ra đột ngột. Điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực.

Mắt nhìn mờ là gì?

Mắt nhìn mờ là một triệu chứng phổ biến, thường được mô tả là cảm giác hình ảnh bị nhòe, mờ nhạt hoặc không rõ nét. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt và có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần theo thời gian.

Nhìn mờ là tình trạng hình ảnh bị nhòe, mờ nhạt hoặc không rõ nét.
Nhìn mờ là tình trạng hình ảnh bị nhòe, mờ nhạt hoặc không rõ nét.

Nhìn mờ là biểu hiện phổ biến của người mắc tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị. Tuy nhiên, nhìn mờ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh lý nghiêm trọng hơn ở mắt, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng như:

  • Cảm giác mờ ảo, không rõ nét, như có một lớp sương mù che phủ tầm nhìn;
  • Giảm tầm nhìn ngoại vi (thị trường hình ống), thị lực ở vùng ngoại vi (vùng viền) có thể bị mờ hoặc tối hơn vùng trung tâm;
  • Cảm giác nhìn thấy những vật thể trôi nổi, ánh sáng bị chói hoặc quầng sáng bao quanh vật thể, gây khó khăn trong việc tập trung nhìn.
  • Nhìn thấy hai hoặc ba hình ảnh của cùng một vật thể.

Những nguyên nhân khiến mắt nhìn mờ

Mắt nhìn mờ là một triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm kiếm cách điều trị phù hợp và bảo vệ đôi mắt tốt hơn.

Những thói quen khiến mắt nhìn mờ

Nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần làm giảm thị lực và gây ra tình trạng mắt nhìn mờ. Dưới đây là một số thói quen phổ biến bạn nên lưu ý:

  • Nhìn vào màn hình quá lâu: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính, tivi có thể gây hại cho võng mạc, gây mỏi mắt và giảm thị lực. Khi tập trung vào màn hình, chúng ta thường quên chớp mắt, dẫn đến khô mắt và gây khó chịu.
  • Đeo kính áp tròng không đúng cách: Việc đeo kính áp tròng quá lâu có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho mắt, gây kích ứng và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, ngủ với kính áp tròng là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mắt khi bạn ngủ với kính áp tròng, gây viêm nhiễm và có thể dẫn đến mù lòa.
  • Dụi mắt: Dụi mắt quá mạnh có thể làm trầy xước giác mạc, gây tổn thương mắt và nhiễm trùng. Vi khuẩn và bụi bẩn trên tay có thể xâm nhập vào mắt khi bạn dụi, gây viêm nhiễm.
  • Không tẩy trang trước khi ngủ: Mascara, phấn mắt… nếu không được làm sạch kỹ sẽ bít tắc lỗ chân lông ở mi mắt, gây kích ứng và viêm nhiễm.
  • Không đeo kính râm: Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho mắt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
  • Không khám mắt định kỳ: Không chỉ giúp theo dõi thay đổi thị lực và các vấn đề về mắt như đau mắt, mà còn là cơ hội phát hiện sớm các bệnh lý nghiêm trọng như tổn thương mao mạch hoặc khối u. Khám mắt định kỳ cho phép điều trị sớm trước khi thị lực bị suy giảm hoặc bệnh tình trở nên nguy hiểm.
Thói quen sinh hoạt không khoa học sẽ làm cho mắt bị mỏi và giảm tầm nhìn
Thói quen sinh hoạt không khoa học sẽ làm cho mắt bị mỏi và giảm tầm nhìn

Bệnh lý khiến mắt có triệu chứng nhìn mờ

Nhìn mờ là một triệu chứng phổ biến có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp khiến mắt bị mờ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ (loạn thị, viễn thị, cận thị,..) là một tình trạng bệnh lý mắt phổ biến, xảy ra khi ánh sáng đi vào mắt không hội tụ đúng vị trí trên võng mạc, gây ra tình trạng nhìn mờ. Điều này có nghĩa là hình ảnh chúng ta nhìn thấy không được tập trung rõ nét, dẫn đến khó khăn trong việc nhìn các vật ở gần hoặc xa.

Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhìn mờ
Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhìn mờ

Bong võng mạc

Tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến mắt, trong đó lớp võng mạc – lớp mô thần kinh nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau nhãn cầu – bị tách rời khỏi lớp mô nuôi dưỡng bên dưới. Điều này dẫn đến việc các tế bào thần kinh võng mạc không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra các triệu chứng như mờ mắt, nhìn thấy những đốm đen hoặc ánh sáng chớp nhoáng.

Bong võng mạc là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa
Bong võng mạc là bệnh lý nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa.

Đột quỵ

Mất thị lực đột ngột ở cả hai mắt có thể là dấu hiệu của đột quỵ, khi vùng não kiểm soát thị lực bị ảnh hưởng. Đột quỵ cũng có thể gây mất thị lực ở một bên mắt. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như khó nói hoặc yếu một bên cơ thể.

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) là một dạng đột quỵ ngắn hạn, kéo dài dưới 24 giờ. Nguyên nhân chính gây ra TIA bao gồm tăng huyết áp, nghiện rượu, hút thuốc lá, béo phì, kháng insulin, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc hoặc ít vận động. Một trong những triệu chứng điển hình của TIA là nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt.

Thoái hoá điểm vàng (thể ướt)

Điểm vàng là vùng trung tâm của võng mạc, nơi giúp chúng ta nhìn rõ nét nhất. Thoái hóa điểm vàng thể ướt xảy ra khi các mạch máu bất thường phát triển trong điểm vàng, gây rò rỉ máu và dịch lỏng vào vùng này.

Thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể khiến thị lực ở vùng trung tâm bị mờ hoặc mất đi. Không giống như thể khô, thể ướt thường tiến triển nhanh và đột ngột.

Thoái hóa điểm vàng (hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm) là một bệnh lý mắt thường gặp ở người cao tuổi
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh lý mắt thường gặp ở người cao tuổi

Tăng nhãn áp góc đóng

Tăng nhãn áp, hay còn gọi là cườm nước, là một bệnh lý mắt nghiêm trọng, liên quan đến việc tăng áp suất bên trong nhãn cầu. Áp suất này gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến mất thị lực dần dần nếu không được điều trị kịp thời.

Tổn thương giác mạc

Giác mạc là lớp màng trong suốt bao bọc phần trước của mắt. Khi giác mạc bị trầy xước hoặc tổn thương, có thể dẫn đến mài mòn giác mạc. Ngoài việc nhìn mờ, bạn cũng có thể cảm giác như có dị vật trong mắt.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là một tình trạng mắt phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Thủy tinh thể, một bộ phận trong mắt có chức năng như một thấu kính, giúp hội tụ ánh sáng vào võng mạc để tạo ra hình ảnh. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể đi qua một cách rõ ràng, dẫn đến tình trạng nhìn mờ.

Đục thủy tinh thể là một tình trạng mắt phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi.
Đục thủy tinh thể là một tình trạng mắt phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi.

Đường huyết cao

Khi đường huyết tăng cao, lượng đường trong máu sẽ thẩm thấu vào thủy tinh thể của mắt, khiến thủy tinh thể bị sưng lên. Điều này làm thay đổi hình dạng của thủy tinh thể, ảnh hưởng đến khả năng hội tụ ánh sáng, từ đó gây ra tình trạng nhìn mờ.

Đường huyết cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc – lớp mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau nhãn cầu.

Xuất huyết tiền phòng

Xuất huyết tiền phòng là tình trạng máu tích tụ trong khoang trước của mắt, nằm giữa giác mạc (lớp trong suốt ở mặt trước của mắt) và mống mắt (phần có màu của mắt). Tình trạng này thường gây ra bởi chấn thương, nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác.

Viêm móng mắt 

Viêm mống mắt là một tình trạng viêm ảnh hưởng đến mống mắt (phần có màu của mắt) và các mô xung quanh. Bệnh này thường gây ra đau mắt, đỏ mắt và giảm thị lực. Mống mắt là phần có màu sắc của mắt. Viêm mống mắt xảy ra khi cơ thể phản ứng tự miễn dịch hoặc bị nhiễm trùng, gây viêm ở mống mắt.

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng viêm của giác mạc – lớp màng trong suốt hình vòm ở phía trước của mắt, có chức năng như một tấm kính đồng hồ bảo vệ phần bên trong mắt. Khi giác mạc bị viêm, nó sẽ sưng lên, gây đau, đỏ mắt và ảnh hưởng đến thị lực.

Gác mạc bị viêm, nó sẽ sưng lên, gây đau, đỏ mắt và ảnh hưởng đến thị lực.
Gác mạc bị viêm, nó sẽ sưng lên, gây đau, đỏ mắt và ảnh hưởng đến thị lực.

Lỗ hoàng điểm

Lỗ hoàng điểm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mờ mắt, đặc biệt ở người cao tuổi. Khi có một lỗ nhỏ hình thành ở trung tâm võng mạc – nơi tập trung nhiều tế bào cảm thụ ánh sáng nhất – thị lực của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Viêm dây thần kinh thị giác

Dây thần kinh thị giác nối mắt với não. Viêm dây thần kinh thị giác thường xảy ra do phản ứng tự miễn dịch hoặc bệnh đa xơ cứng, cũng có thể do bệnh lupus hoặc nhiễm trùng. Thông thường, viêm dây thần kinh thị giác chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt

Viêm động mạch thái dương

Viêm động mạch thái dương là một căn bệnh tự miễn, gây viêm các động mạch lớn, đặc biệt là động mạch thái dương. Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có mờ mắt.

Viêm động mạch thái dương, còn được gọi là viêm động mạch tế bào khổng lồ hoặc bệnh Horton
Viêm động mạch thái dương, còn được gọi là viêm động mạch tế bào khổng lồ hoặc bệnh Horton

Khô mắt mạn tính 

Khô mắt là tình trạng mắt không đủ nước mắt để bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu. Điều này dẫn đến cảm giác khô, rát, cộm và khó chịu ở mắt. Thiếu nước mắt làm giác mạc bị trầy xước, sưng viêm, ảnh hưởng đến khả năng khúc xạ ánh sáng.

Chẩn đoán mắt nhìn mờ

Để chẩn đoán nguyên nhân gây mờ mắt, bác sĩ sẽ thực hiện các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể như: 

  • Hỏi bệnh: Trong quá trình hỏi bệnh, bác sĩ sẽ tìm hiểu kỹ về đặc điểm của tình trạng nhìn mờ, bao gồm giảm thị lực, nhìn thấy ruồi bay, cũng như các triệu chứng khác trên cơ thể liên quan đến vấn đề nhìn mờ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hỏi về các bệnh lý nền và thuốc men mà người bệnh đang sử dụng.
  • Kiểm tra khúc xạ: Kiểm tra khúc xạ sử dụng bảng thị lực để xác định người bệnh có mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị hay không.
  • Soi đáy mắt: Soi đáy mắt giúp bác sĩ đánh giá tình trạng các cấu trúc bên trong mắt, phát hiện những tổn thương tiềm ẩn.
  • Đo nhãn áp: Xét nghiệm quan trọng trong khám mắt, giúp bác sĩ đo áp suất bên trong mắt (còn gọi là áp lực nội nhãn). Áp suất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng và chức năng của mắt.

Đồng thời, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan đến tình trạng mờ mắt.

Soi đáy mắt để xác định nguyên nhân gây nhìn mờ từ mắt
Soi đáy mắt nhằm xác định nguyên nhân gây nhìn mờ từ mắt

Các khắc phục tình trạng mắt nhìn mờ

Mắt nhìn mờ là một triệu chứng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để khắc phục tình trạng này, việc xác định nguyên nhân gốc rễ là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến và các cách khắc phục tương ứng:

Kính hoặc kính áp tròng

Kính là phương pháp điều trị hiệu quả cho những người mắc tật khúc xạ, giúp ánh sáng từ vật thể hội tụ chính xác trên võng mạc, cải thiện thị lực. Ngoài ra, kính còn hỗ trợ cải thiện thị lực cho bệnh nhân đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu.

Sử dụng kính áp tròng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bẩn hoặc kích ứng để bảo vệ mắt khỏi những tác hại xấu.

Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mờ mắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để giảm các triệu chứng đi kèm và điều trị tình trạng nhìn mờ.

Thuốc kháng sinh, kháng virus được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm nhiễm mắt.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát tốt các bệnh lý nền như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, vảy nến, parkinson,… cũng góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cần thiết trong một số trường hợp mờ mắt, bao gồm:

  • Đục thủy tinh thể: Phẫu thuật thay thế thủy tinh thể bị đục bằng thủy tinh thể nhân tạo.
  • Tăng nhãn áp: Phẫu thuật điều chỉnh áp lực bên trong mắt.
  • Điều trị tật khúc xạ: Phẫu thuật laser điều chỉnh độ cong của giác mạc, giúp cải thiện thị lực.

Chăm sóc mắt tại nhà 

Để hỗ trợ điều trị mờ mắt, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt tại nhà như sau:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ cho mắt: Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, đọc sách, làm việc quá sức.
  • Đeo kính mát khi ra ngoài: Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, khói bụi.
  • Đeo kính bảo vệ khi làm việc: Sử dụng kính bảo hộ khi làm việc liên quan đến hóa chất, bụi, tia lửa,…
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt: Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ chứa vitamin A, vitamin E, dầu cá.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt: Giúp giảm khô mắt, bôi trơn giác mạc.

Kiểm tra mắt 6 tháng đến 1 năm một lần để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt.
Kiểm tra mắt 6 tháng đến 1 năm một lần để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt.

Hướng dẫn phòng ngừa tình trạng mờ mắt

Mắt nhìn mờ là một vấn đề phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để bảo vệ đôi mắt và ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để mắt được thư giãn hoàn toàn.
  • Giảm thời gian sử dụng điện thoại, máy tính, tivi, đặc biệt là trong môi trường ánh sáng yếu.
  • Kiểm tra mắt 6 tháng đến 1 năm một lần để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt.
  • Thực hiện các bài tập đơn giản như nhìn xa gần, xoay mắt để tăng cường cơ mắt.
  • Kết hợp nhiều loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, như: Cà rốt, bí đỏ, khoai lang, đu đủ, rau xanh đậm lá (rau bina, cải xoăn), gan, trứng, Rau xanh đậm lá (rau bina, cải xoăn), trái cây màu sắc (đặc biệt là màu đỏ, cam, vàng), các loại hạt, trà xanh; Cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích), hạt chia, hạt lanh, quả óc chó,…
  • Ngoài chế độ ăn, cần kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn, hạn chế tiếp xúc với màn hình để bảo vệ mắt tốt nhất.

Mắt nhìn mờ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Để bảo vệ thị lực tốt nhất, hãy tìm hiểu thêm về các bệnh lý về mắt và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ