【Phải Biết】Những Trường Hợp Không Được Tiêm Vacxin

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > 【Phải Biết】Những Trường Hợp Không Được Tiêm Vacxin

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 1, 2021

Hiện có rất nhiều vacxin được sử dụng trong lĩnh vực y tế, mỗi loại đều mang đến những lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, để tiêm vacxin an toàn, hiệu quả chúng ta cần lưu ý điều gì? Bạn đã biết những trường hợp không được tiêm vacxin hoặc phải hoãn lại chưa? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Những trường hợp không được tiêm vacxin

Điều vô cùng quan trọng trước khi tiêm vacxin chính là phải khám sàng lọc. Bạn phải kê khai thật chi tiết những đặc thù cơ địa, trạng thái sức khỏe vào phiếu khám sàng lọc, để được nhân viên y tế tư vấn cũng như bác sĩ chỉ định tiêm ngừa một cách chính xác nhất. Từ đó, hạn chế những tác dụng phụ cũng như rủi ro ngoài ý muốn trong và sau quá trình tiêm chủng.

Thông qua kết quả khám sàng lọc, bác sĩ sẽ xem xét những trường hợp không được tiêm vacxin hoặc phải hoãn lại, rồi có chỉ định phù hợp nhất để bảo đảm an toàn cho bạn.

nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-vacxin-2
Cần khám sàng lọc trước khi tiêm vacxin

Tìm hiểu những trường hợp không được tiêm vacxin

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những trường hợp không được tiêm vacxin, cụ thể như sau:

Trẻ từng xuất hiện triệu chứng viêm não trong vòng 7 ngày sau khi được tiêm 1 mũi vacxin trước đó như ho gà, bạch hầu, uốn ván,… mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác nhân nào khác, thì không nên tiếp tục tiêm vacxin có chứa thành phần ho gà.

Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, không nên thực hiện tiêm vacxin virus sống giảm độc lực, để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến em bé.

Nếu đã từng bị phản ứng, dị ứng nặng với bất kỳ liều vacxin nào trước đó, thì không được tiếp tục tiêm các mũi còn lại.

Các loại vacxin sống không được tiêm cho người bị suy giảm miễn dịch (do HIV/AIDS, bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh).

Trẻ sơ sinh có mẹ bị HIV chưa được điều trị dự phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con, không được tiêm vacxin ngừa bệnh lao.

Chống chỉ định tiêm vacxin cho người đang bị suy giảm chức năng các cơ quan điển hình như hô hấp, tim, tuần hoàn, gan, thận,…

Những trường hợp chống chỉ định tiêm chủng do nhà sản xuất của các loại vacxin khuyến cáo.

Trên đây là những trường hợp không được tiêm vacxin, bạn hãy tham khảo thật kỹ nhé.

nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-vacxin-1
Vacxin không được chỉ định tiêm cho tất cả mọi người

Những trường hợp phải hoãn tiêm vacxin

Bên cạnh những trường hợp chống chỉ định vừa kể trên. Bạn cần tiềm hiểu thêm các trường hợp phải hoãn tiêm vacxin được liệt kê dưới đây:

Nếu trẻ đang hoặc vừa kết thúc quá trình điều trị Corticoid (tiêm, uống) trong vòng 14 ngày, cần được hoãn tiêm vacxin.

Cần hoãn tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh có cân nặng nhẹ hơn 2 kg.

Nếu trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là nhiễm trùng, cần được hoãn tiêm vacxin.

Khi trẻ bị sốt lớn hơn hoặc bằng 37,5 độ C hay bị hạ thân nhiệt nhỏ hơn hoặc bằng 35,5 độ C, nên được hoãn lịch tiêm vacxin. Lưu ý, đo nhiệt độ ở nách là chính xác nhất.

Nếu trẻ đang sử dụng các sản phẩm Globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng thì cần được hoãn tiêm chủng. Trừ trường hợp bé dùng Globulin miễn dịch để điều trị bệnh viêm gan B.

Những trường hợp cần phải hoãn tiêm chủng do nhà sản xuất vacxin hướng dẫn.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa cung cấp cho bạn thông tin về những trường hợp không được tiêm vacxin hoặc phải hoãn lại. Trường hợp nếu hoãn lại thì bạn sẽ bị trễ lịch tiêm, vậy tiêm vacxin không đúng lịch có sao không? Việc tiêm vacxin không đúng lịch, ngắt quãng ảnh hưởng đến hiệu quả vacxin, làm tăng nguy cơ lây bệnh. Vì thế với các trường hợp trì hoãn thì nên nhanh chóng đi tiêm ngừa sau khi có thể.

Một số lưu ý để tiêm vacxin an toàn, hiệu quả

Để quá trình tiêm vacxin diễn ra an toàn và hiệu quả. Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

Nếu lợi ích bảo vệ của vacxin mang đến cho cơ thể lớn hơn nhiều so với các nguy cơ phản ứng, dị ứng sau tiêm thì vẫn cần được tiêm chủng. Ví dụ như người đã từng mắc phải hội chứng Guillain-Barré sau khi tiêm 1 mũi vacxin bạch hầu, ho gà hay uốn ván. Nhưng nơi sống đang bị dịch ho gà thì vẫn cần tiêm đủ những mũi còn lại.

Khi mắc bệnh cấp tính nặng hoặc vừa, đang bị sốt hay không sốt đều phải thận trọng khi tiêm bất kỳ loại vacxin nào.

Nếu bạn đang mắc phải các bệnh về đường hô hấp nhẹ, không bị sốt thì đừng trì hoãn tiêm ngừa vacxin. Trong trường hợp các bệnh cấp tính có biểu hiện nặng hoặc vừa thì mới cần hoãn lịch tiêm. Khi những triệu chứng trên kết thúc, bạn cần đến cơ sở y tế tiêm ngừa càng sớm càng tốt.

Nên tiêm vacxin sáng hay chiều? Tiêm vacxin sáng hay chiều đều không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến khích bạn nên tiêm vào buổi sáng để có thể theo dõi sức khỏe sau khi tiêm tốt nhất.

nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-vacxin-3
Khi những triệu chứng kết thúc, bạn cần tiêm chủng nhanh chóng

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa cung cấp cho bạn thông tin về những trường hợp không được tiêm vacxin hoặc phải hoãn lại, cùng các lưu ý hữu ích khác. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ