Nội Soi Dạ Dày Có Phát Hiện Được Ung Thư Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Nội Soi Dạ Dày Có Phát Hiện Được Ung Thư Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 10, 2023

Ung thư dạ dày và bệnh lý liên quan đến tiêu hóa vẫn luôn là những vấn đề nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao hiện nay. Các bệnh này khó điều trị do phát hiện muộn, triệu chứng mơ hồ, chưa đặc trưng. Vậy nội soi dạ dày có phát hiện được ung thư không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết này bạn nhé!

Nội soi dạ dày có phát hiện được ung thư không?

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc nội soi dạ dày có phát hiện được ung thư không mặc dù chuyên gia y tế đã trả lời rất nhiều lần rằng phương pháp này rất quan trọng trong việc tầm soát ung thư.

Chuyên gia cho biết phương pháp nội soi dạ dày giúp phát hiện được những hình ảnh bất thường ở dạ dày và thực quản. Bệnh nhân cần sớm đi thăm khám ngay để tránh các ảnh hưởng nặng nề của biến chứng đến cuộc sống hàng ngày.

Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện bấm mẫu sinh thiết, làm giải phẫu bệnh. Đây là bước cơ bản, đầu tiên trong việc phát hiện, chẩn đoán ung thư dạ dày.

Nội soi dạ dày có phát hiện được ung thư không?
Nội soi dạ dày có phát hiện được ung thư không?

Những ai nên nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là một trong những thủ thuật khá phổ biến trong việc thăm khám và phát hiện bệnh lý. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định:

  • Những người có dấu hiệu về đường tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, đầy bụng, nuốt nghẹn.
  • Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ ung thư dạ dày cao cần tiến hành thực hiện tầm soát như gia đình có người bị polyp dạ dày, ung thư dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày,…
  • Bệnh nhân tái khám định kỳ.
  • Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đi đại tiện ra phân đen hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Những ai nên nội soi dạ dày
Những người gặp vấn đề về dạ dày nên đi nội soi vùng này

Các bước thực hiện nội soi dạ dày để sàng lọc ung thư

Bên cạnh vấn đề nội soi dạ dày có phát hiện được ung thư không thì nhiều người cũng quan tâm đến các bước thực hiện thủ thuật này diễn ra như thế nào.

Trong quá trình tầm soát ung thư dạ dày, các kỹ thuật được sử dụng rất đơn giản, nhanh chóng, không gây đau đớn cho người bệnh. Dưới đây là những bước thực hiện trong quy trình tầm soát bệnh:

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên, quan trọng trong quá trình tầm soát ung thư dạ dày. Ở bước này, bạn cần cung cấp các thông tin như: Tình trạng sức khỏe, độ tuổi, tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình, có dấu hiệu bất thường hay không,…

Đây là những câu hỏi quan trọng để bác sĩ đánh giá về nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Sau đó bác sĩ tiến hành thăm khám ổ bụng và vùng thượng vị. Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm thêm những xét nghiệm cần thiết khác.

Các bước thực hiện nội soi dạ dày để sàng lọc ung thư
Khám lâm sàng là bước quan trọng trong quá trình tầm soát ung thư dạ dày

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Các bác sĩ thường tiến hành khám lâm sàng kết hợp với những xét nghiệm như: Chụp CT, nội soi, xét nghiệm máu,… để chẩn đoán bệnh. Với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ có yêu cầu cụ thể khác nhau, cụ thể:

  • Nội soi dạ dày

Kỹ thuật nội soi dạ dày được cho là phương pháp hiệu quả để phát hiện những bệnh lý về dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nội soi rồi đưa vào thực quản xuống sâu đến dạ dày nhằm quan sát tình trạng bên trong.

Bước này giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát cũng như đánh giá những tổn thương của dạ dày, bao gồm kích thước, hình dạng khối u, vết loét,… Bác sĩ sẽ lấy mẫu tổn thương này để sinh thiết trong quá trình thực hiện nội soi.

Hiện nay, tầm soát ung thư dạ dày thông qua kỹ thuật nội soi bao gồm 2 phương pháp:

+ Nội soi qua miệng không hoặc có gây mê.

+ Nội soi qua mũi.

Những phương pháp nội soi này đều đơn giản và được thực hiện nhanh chóng.

  • Sinh thiết

Trong quá trình nội soi, nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ cũng sẽ sử dụng một số thiết bị chuyên dụng để đưa vào dạ dày, rồi lấy các tế bài niêm mạc dạ dày ở nơi xuất hiện tổn thương và quan sát những mẫu tế bào này dưới kính hiển vi.

Sinh thiết có thể giúp chẩn đoán tế bào là u lành hoặc ác tính. Đồng thời, một số trường hợp viêm loét dạ dày, đây cũng là cách để nhận biết người bệnh đã nhiễm khuẩn HP hay không.

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
Sinh thiết cũng là một trong những xét nghiệm cần thiết để đánh giá chính xác tổn thương của dạ dày

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)

 Chụp cắt lớp vi tính thường áp dụng đối với những bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu lạ để phát hiện ung thư dạ dày đã di căn đến các cơ quan khác hay chưa. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ không qua can thiệp trực tiếp vào cơ thể mà dựa vào hình ảnh được chụp lại để chẩn đoán bệnh.

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
Một số trường hợp cần chụp thêm CT để bác sĩ thấy rõ tình trạng tổn thương của dạ dày

Những hình ảnh này giúp bác sĩ thấy rõ tình trạng tổn thương của dạ dày ra sao, các khối u đã xâm lấn đến bộ phận nào.

  • Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư

Ngoài những kỹ thuật kể trên, xét nghiệm máu cũng là một phương pháp hiệu quả giúp tìm ra các chất chỉ điểm bệnh ung thư dạ dày – chỉ số CA 72 – 4.

CA 72 – 4 hay còn gọi là Glycoprotein (viết tắt của Carbohydrate 72 – 4). Đối với người khỏe mạnh chỉ số này thường nhỏ hơn 6,9 U/ml nhưng ở những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày thì sẽ cao hơn 6,9 U/ml.

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
Xét nghiệm máu giúp tìm ra chất chỉ điểm ung thư

Bên cạnh đó, chỉ số Pepsinogen I có ý nghĩa trong việc chẩn đoán viêm dạ dày thể teo. Cụ thể hơn, nếu bệnh nhân mắc viêm dạ dày, mức độ Pepsinogen I huyết thanh thường giảm xuống dưới 20 ng/mL. Chỉ số này sẽ thay đổi phụ thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc.

Các chuyên gia cho biết nồng độ chỉ số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn viêm dạ dày, vì thế bác sĩ sẽ quan sát, đánh giá chính xác về tình trạng, thời kỳ ung thư dạ dày của bệnh nhân.

Tầm soát ung thư dạ dày được xem là cách tốt nhất nhằm chẩn đoán, phát hiện bệnh lý sớm. Tuy nhiên, để có kết quả và hướng điều trị chính xác bạn cần lựa chọn cơ sở y tế chất lượng, uy tín.

Để quá trình nội soi diễn ra ra hiệu quả và tránh cho bệnh nhân không còn cảm thấy lo lắng trước khi tiến hành nội soi, người bệnh nên nắm một số điều dưới đây:

  • Xem kỹ những lưu ý khi nội soi dạ dày và thực hiện nghiêm chỉnh trước khi thủ thuật.
  • Bên cạnh nội soi dạ dày, bạn cũng có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm lâm sàng cần thiết.
  • Bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp nội soi, các biến chứng có thể gặp sau khi thực hiện thủ thuật và giải đáp thắc mắc của người bệnh.
  • Bệnh nhân cần phải ký giấy chấp nhận đồng ý nội soi dạ dày theo quy định.
  • Bệnh nhân sẽ được gắn các thiết bị hỗ trợ đo huyết áp, nhịp tim, nồng độ oxy máu trên người.
  • Bác sĩ có thể tiến hành gây mê cho bệnh nhân để làm giảm cảm giác khó chịu hay đau đớn trong quá trình nội soi dạ dày.
  • Bệnh nhân cần nằm nghiêng bên trái, không được cử động, giãy giụa trong quá trình thực hiện nội soi.
  • Một số trường hợp sẽ làm thêm sinh thiết để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
  • Quy trình nội soi dạ dày thường mất khoảng 10 – 15 phút hoặc lâu hơn nếu phải điều trị một số tình trạng bệnh lý nào đó.
  • Sau khi thực hiện thủ thuật nội soi xong, bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại khu hồi tỉnh cho đến khi thuốc mê hết tác dụng. Bạn có thể xuất hiện cảm giác căng tức hoặc đầy hơi.
  • Bác sĩ điều trị sẽ thông báo cho bạn về kết quả nội soi và những thông tin cần thiết khác. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra một số lời khuyên sau khi hoàn tất thực hiện thủ thuật này.

Những lưu ý khi nội soi lần đầu

Chúng ta đã tìm hiểu về vấn đề nội soi dạ dày có phát hiện được ung thư không. Trong phần này, chúng tôi sẽ cung cấp một số lưu ý khi thực hiện nội soi lần đầu:

Cân nhắc về tình trạng sức khỏe trước khi tiến hành nội soi

Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám để nghe tư vấn của bác sĩ và nội soi dạ dày khi được chỉ định. Ngoài ra, bệnh nhân có thể làm thêm một số xét nghiệm máu cần thiết trước khi thực hiện thủ thuật này.

Hiện nay có hai phương pháp nội soi là gây mê và không gây mê. Nếu bạn chọn kỹ thuật gây mê thì cần phải đi cùng với người thân để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc bản thân đang sử dụng. Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dừng một số loại thuốc, vitamin 3 – 7 ngày trước khi nội soi.

Những lưu ý khi nội soi lần đầu
Cần cân nhắc về tình trạng sức khỏe trước khi thực hiện nội soi

Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Thực phẩm nên ăn

Bệnh nhân cũng cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống trước khi nội soi, ưu tiên những món nhẹ nhàng. Trước 2 ngày thực hiện thủ thuật này, bạn cần uống thiệt nhiều nước để tránh dạ dày bị mất nước.

Thêm vào đó, trước một ngày thực hiện thủ thuật bệnh nhân cần dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa như súp, cháo,… và nhịn ăn uống tối thiểu 6 tiếng trước lúc nội soi.

Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trước khi thực hiện nội soi bệnh nhân cần nhịn ăn uống tối thiểu 6 tiếng
  • Thực phẩm nên tránh

Trước ngày nội soi, bệnh nhân cũng nên tránh dùng những món ăn nhiều chất xơ, khó tiêu hóa như: Các loại ngũ cốc (đậu Hà Lan, bột yến mạch, bánh mì, vừng, súp lơ xanh,…). Ngoài ra, bạn không nên uống những loại nước có màu bởi gây khó khăn cho việc quan sát khi nội soi hoặc bác sĩ dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý dạ dày khác.

Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trước khi thực hiện nội soi bệnh nhân cần tránh sử dụng thực phẩm khó tiêu như đậu Hà Lan

Hình ảnh ung thư dạ dày qua nội soi

Hiệp hội ung thư dạ dày Nhật Bản đã phân loại ung thư dạ dày dựa trên những hình ảnh đại thể thu được từ việc nội soi. Việc phân loại như này tạo điều kiện cho quá trình điều trị, tiên lượng bệnh chính xác hơn.

Hệ thống phân loại cũng được áp dụng cho bệnh nhân ung thư vào giai đoạn sớm. Sau đây là 3 thể ung thư dạ dày:

Type I (thể lồi)

Type I sẽ cho hình ảnh tổ chức ung thư nằm lồi lên trên niêm mạc có nhiều hình dạng khác nhau như hình polyp, nấm. Khi chạm vào tổn thương rất dễ xuất huyết.

Type II (thể phẳng hoặc thể bề mặt)

Type II lại được phân thành nhiều loại nhỏ khác nhau, cụ thể:

  • Type IIa (phẳng gồ): Cũng giống với hình ảnh ung thư dạ dày type I với những tổn thương gồ cao hơn niêm mạc xung quanh. Tuy nhiên, type IIa lại có mức độ tổn thương thấp hơn, khoảng dưới 2 lần niêm mạc bình thường.
  • Type IIb (phẳng dẹt): Loại này sẽ cho hình ảnh tổ chức ung thư phát triển tạo thành mảng chắc không nổi cao hơn niêm mạc dạ dày. Chúng nằm sát ngay niêm mạc dạ dày.
  • Type IIc (phẳng lõm): Type IIc là tổ chức ung thư lõm xuống thấp hơn so với niêm mạc xung quanh. Đôi khi có thể hoại tử hoặc xuất tiết.

Hình ảnh ung thư dạ dày qua nội soi
Ung thư dạ dày chia thành 3 loại cơ bản là type I, II, III

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

Type III (dạng loét)

So với type I, type II, các tổn thương loét ở type III thường rõ nét hơn so với type IIc. Hình ảnh ung thư dạ dày dạng III là những tổn thương nông, bờ gồ ghề, bẩn, niêm mạc quanh ổ loét không đều, nếp niêm mạc có thể tập trung hoặc riêng lẻ.

Ngoài những loại kể trên, hình ảnh ung thư dạ dày qua nội soi được chia thành nhiều dạng như polyp, nấm, thâm nhiễm,… Mỗi loại sẽ có hình ảnh tổn thương đặc trưng cũng như mức độ ác tính khác nhau. Tùy theo kinh nghiệm mà các bác sĩ sẽ sử dụng hướng điều trị thích hợp với từng dạng.

Như vậy, Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc nội soi dạ dày có phát hiện được ung thư không. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Đừng ngần ngại đi thăm khám ngay khi bạn xuất hiện các dấu hiệu bất thường về dạ dày. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 hoặc 0868 666 968.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1